Luật sư Võ An Đôn sau khi không được hành nghề luật sư chuyển sang làm nông
FB Võ An Đôn
Tuấn Khanh - Ls Võ An Đôn không được xuất cảnh đến Mỹ định cư
28/9/202
Theo Dõi Nhân Quyền: VN trả đũa LS Võ An Đôn vì dám dùng luật pháp bảo vệ các nhà hoạt động!
RFA
Tin từ sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, đêm ngày 27 Tháng Chín, gia đình của luật sư Võ An Đôn khi đang chuẩn bị đi qua cửa hải quan để lên máy bay cho chuyến định cư tại New York, Hoa Kỳ, đã đột ngột bị nhân viên an ninh giữ lại. Phía an ninh đưa gia đình của luật sư Võ An Đôn vào phòng chờ và ít lâu sau, thông báo rằng ông Đôn không được xuất cảnh. Khi luật sư Đôn chất vấn lý do và yêu cầu có biên bản, thì phía an ninh đã đưa ra biên bản số 1375/BBTHXC-TSN, vì “lý do an ninh”.
Sự việc diễn ra khá nhanh chóng vì lúc hơn 19g tối, ông Đôn còn đưa hình ảnh gia đình đã gửi xong hành lý và chuẩn bị qua hải quan, với lời nhắn cho bạn bè “Gia đình tôi chuẩn bị lên máy bay đi Mỹ định cư, khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất đến bang New York. Xin chào tạm biệt anh, chị, em trong nước và hẹn gặp lại”. Hồ sơ xuất cảnh đứng tên luật sư Võ An Đôn, nên việc dừng ông Đôn, cũng khiến cả gia đình phải cùng ở lại.
Tưởng Năng Tiến – Trường Chinh
Tôi vừa được đọc một bài viết thú vị (“Kiêu Ngạo Nhận Vơ”) của blogger Hà Hiển, với câu kết khá bất ngờ:
“Từ năm 1954 đến 1975, đúng là ‘ta’ đã chiến thắng được ‘hai đế quốc to’ cùng với được hơn chục nước trên thế giới đã đi theo con đường mà Lê nin đã chọn, tức theo CNCS, từ đó các Cụ nhà mềnh thấy CNCS ‘oách’ quá, cứ đà này cả thế giới gần 200 nước sẽ theo CNCS hết sạch, dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Mác Lê nin sẽ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác rồi tiến lên giải phóng cả Hoa Kỳ, Ý, Đức, Anh, Pháp …abc… thoát khỏi ách bóc lột của CNTB …hu hu…!!!
Từ những nguyên nhân trên các Cụ lớn nhà mềnh mới sinh ra thói ‘Kiêu ngạo cộng sản’ tuy không tốt nhưng có cái để …kiêu ngạo, nhưng các cụ nối ngôi sau này chẳng có cái gì lận lưng để mà ‘kiêu ngạo’ cả. Chỉ là ăn theo thôi! Nên đúng là… ‘kiêu ngạo vì những cái không phải của mình’ hay còn gọi là ‘kiêu ngạo cộng sản!’ Sau Cụ Trường Chinh, nếu có thì chỉ là ‘kiêu ngạo nhận vơ!’ mà thôi!”
Việt Nam sắp ra quy định hạn chế đăng tin trên các tài khoản truyền thông xã hội
29/9/2022
Việt Nam đang chuẩn bị các quy định mới để hạn chế các tài khoản mạng xã hội nào có thể đăng tải nội dung liên quan đến tin tức, ba nguồn tin biết rõ việc này cho biết.
Các quy định, dự kiến sẽ được công bố vào cuối năm và chi tiết chưa được đúc kết, sẽ thiết lập cơ sở pháp lý để kiểm soát việc phổ biến tin tức trên các nền tảng như Facebook và YouTube trong khi đề ra gánh nặng kiểm duyệt đáng kể cho các nhà cung cấp các nền tảng này, hai trong số ba nguồn tin vừa kể cho hay.
Các nguồn tin yêu cầu không tiết lộ danh tánh vì các cuộc thảo luận về các quy định mới vẫn còn giữ bí mật.
Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao Việt Nam không hồi đáp tức thì yêu cầu bình luận.
Thời sự đó đây ngày Thứ năm 29 tháng 9 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Ai phá hoại đường ống dẫn khí đốt ở biển Baltic?
Lê Tây Sơn
29/9/2022
Ngày 27 Tháng Chín, Kremlin cho biết “có kẻ” phá hoại làm hư hỏng mạng đường ống Nord Stream do Nga xây dựng, gây rò rỉ khí đốt ở Biển Baltic. Nhưng có thể chính Nga là thủ phạm!
Tai nạn bí ẩn
Các lãnh đạo châu Âu cũng nghi là do phá hoại và thề sẽ có phản ứng thích đáng. Mạng đường ống, được thiết kế để đưa khí đốt từ Bán đảo Yamal của Tây Siberia đến Đức đã trở thành tâm điểm của cuộc chiến năng lượng giữa Nga và các khách hàng châu Âu truyền thống liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Nord Stream AG, nhà điều hành mạng lưới, cho biết trước đó ba đường ống ngoài khơi của hệ thống đường ống dẫn khí Nord Stream chịu thiệt hại chưa từng có trong một ngày.
Bradley A. Thayer - Hậu quả của hội nghị SCO: Ông Putin hiện ở dưới trướng của ông Tập Cận Bình
29/9/2022
Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được tổ chức tại Samarkand, Uzbekistan trong tháng này, rất đáng chú ý vì hai lý do. Thứ nhất, đây là chuyến công du hải ngoại đầu tiên của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Thứ hai, hội nghị này cho thấy nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đang ở dưới trướng, hay nói cách khác là phục tùng Trung Quốc. Cả hai điều này đều có ý nghĩa quan trọng và cho thấy ông Tập ngày càng tự tin ở vị thế của mình trong việc tạo ra một liên minh các quốc gia chống Tây phương cũng như là đầu tàu trong liên kết đối tác Trung-Nga.
Katsuji Nakazawa * - Lý do Tập muốn giữ khoảng cách với cuộc chiến của Putin
Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s new diplomacy keeps Putin’s war at arm’s length,” Nikkei Asia, 22/09/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Trung Quốc đã trở nên gần gũi hơn với Kazakhstan, khi quốc gia Trung Á này bắt đầu không còn thân thiện với Moscow.
Trong cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên sau bảy tháng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trò chuyện cùng người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình với thái độ khiêm tốn khác thường.
Nguyễn Ngọc Chu -Tại sao quan hệ Ấn-Nga suy giảm ?
29/9/2022
Sự rẻ tiền sẽ không đảm bảo được tính mạng. Thà mua 1 vũ khí hiện đại đắt tiền, bắn trúng đích trước để sống sót, còn hơn mua 10 vũ khí rẻ tiền, bắn trượt để bị tiêu diệt. Quân đội Việt Nam cần một chuẩn hóa mới.
TẠI SAO QUAN HỆ ẤN - NGA SUY GIẢM?
1. QUAN HỆ ẤN-TRUNG TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ẤN-NGA, ẤN-MỸ
Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã vẽ lại bản đồ quan hệ giữa nhiều nước. Trong số các sự thay đổi quan hệ địa chính trị thế giới có tầm ảnh hưởng đáng kể là sự thay đổi quan hệ Ấn-Nga, Ấn-Mỹ. Nhìn cho kỹ thì quan hệ Ấn-Nga, Ấn-Mỹ chịu sự chi phối một mức độ đáng kể của quan hệ Ấn-Trung.
Nguyễn Quốc Tấn Trung - Về tính pháp lý của các cuộc "trưng cầu dân ý" do Nga tổ chức ở Ukraine
29/9/2022
Nếu có các nhóm cho rằng đây là các cuộc trưng cầu dân ý hợp pháp, hợp lệ, các độc giả ủng hộ Ukraine có thể tham khảo trước hai quan điểm từ các ngành luật khác nhau của Công pháp Quốc tế dưới đây:
A. Pháp luật Nhân đạo Quốc tế (International Humanitarian Law)
Do xung đột giữa Nga và Ukraine là xung đột vũ trang quốc tế (International Armed Conflict - IAC), xung đột này sẽ được điều chỉnh bởi nhóm pháp luật IHL.
Cụ thể trong trường hợp này, chúng ta sẽ sử dụng Công ước Hague 1907 và Công ước Geneva thứ 4 (1949). Thẩm quyền và nghĩa vụ của Nga đối với các vùng mà họ đang chiếm đóng sẽ với tư cách của quốc gia chiếm đóng (Occupying Power) đối với lãnh thổ bị chiếm đóng (occupied territory).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét