Thứ Hai, 12 tháng 9, 2022

Hồng Dân - Báo chí Việt Nam “né” vạch trần tham nhũng chính trị

Cho đến nay báo chí Việt Nam không có tin tức nào mang tính hưởng ứng điều tra về Hồ sơ Panama

“Hồ sơ Panama” mà Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế tung ra hồi đầu tháng 4-2016 gợi cho báo chí Việt Nam câu hỏi vì sao đã không hưởng ứng để vạch trần tình trạng bí mật tài chính và tham nhũng chính trị tại Việt Nam?

Các chính phủ trên khắp thế giới hiện đã thu hồi hơn 1,36 tỷ USD tiền thuế và tiền phạt là kết quả trực tiếp của vụ rò rỉ Hồ sơ Panama, bao gồm 185 triệu USD thu hồi mới được báo cáo trong 3 năm qua.


Theo đó, từ 18g ngày 9-5-2016 theo giờ GMT, người dân trên khắp thế giới có thể truy cập trang Offshoreleaks.icij.org để xem dữ liệu về hơn 200.000 tài khoản ngân hàng do các cá nhân, tổ chức lập ở nước ngoài. Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) tuyên bố việc công bố các dữ liệu này là vì “lợi ích của công chúng”.

5 năm sau khi ICIJ dẫn đầu một cuộc điều tra trên toàn thế giới phơi bày bí mật của ngành tài chính, 24 quốc gia đã báo cáo truy thu, với hàng trăm quốc gia khác vẫn đang tiến hành.

Cụ thể, ICIJ đã kiểm tra hơn 11,5 triệu tài liệu bí mật từ công ty luật Mossack Fonseca của Panama. Kể từ tháng 4 năm 2019, Australia đã bổ sung gần 45 triệu USD vào tổng số tiền thiệt hại, hiện lên đến gần 138 triệu USD. Chính phủ Italia đã báo cáo thu hồi thêm 31,8 triệu USD kể từ năm 2019, gần gấp đôi tổng số tiền tới 65,5 triệu USD.

Đầu năm 2021, Cơ quan quản lý thuế Na Uy lần đầu tiên cho biết rằng họ đã có thể thu hồi gần 34 triệu USD.

Với những phát hiện mới của mình, Australia trở thành quốc gia thứ năm chính thức báo cáo khoản tiền hơn 100 triệu USD được thu hồi sau vụ Hồ sơ Panama. Vương quốc Anh đã thu hồi được 252,8 triệu USD; Đức đã thu hồi 195,7 triệu USD (12,5 triệu USD kể từ năm 2019); Tây Ban Nha đã thu hồi được 166,5 triệu USD; và Pháp đã thu lại 142,3 triệu USD.

Sau Hồ sơ Panama, hơn 80 quốc gia đã công bố các cuộc điều tra có thể dẫn đến thu hồi thuế, các cáo buộc hình sự hoặc nhiều án phạt khác.

Việt Nam chưa thấy đưa ra bất kỳ công bố nào liên quan Hồ sơ Panama.

Truy cứ kho dữ liệu này thì Việt Nam có khoảng 189 cá nhân, 19 công ty offshore và 23 công ty trung gian trong danh sách Hồ sơ Panama. Việc xuất hiện tên trong Hồ sơ Panama, hay việc có công ty offshore không đồng nghĩa với việc phạm pháp. Nhiều công ty và cá nhân có hoạt động thương mại ở nước ngoài có lập các công ty, tài khoản offshore này để thuận lợi cho việc giao dịch.

Tuy vậy, những người chỉ trích thì cho rằng việc có công ty offshore có thể tạo điều kiện dễ dàng cho việc trốn thuế hay rửa tiền có từ hối lộ, tham nhũng hay các hành vi sai trái khác.

Trong danh sách trên, có nhiều cá nhân là người Việt Nam, như: Bà Đàm Bích Thủy, cựu Giám đốc điều hành của Ngân hàng ANZ. Theo hồ sơ, bà Thủy có liên quan tới Công ty cho thuê mua tài chính ANZ V-Trac, được mở tại đảo Virgin (thuộc Anh).

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sovico, CEO của hãng hàng không Vietjet Air. Bà Thảo có liên quan với Ariana Hotels & Resort International trụ sở ở thiên đường thuế ở quần đảo Virgin thuộc Anh. Ariana Hotels & Resort International cũng chính là chủ cũ của Furama Resort – bất động sản mà Sovico đã đầu tư mua lại năm 2005.

Ông Nguyễn Thanh Hùng (Chủ tịch Sovico Holdings) cũng chính là chồng của bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI)…

Theo ghi nhận ở thời điểm đó thì Việt Nam xuất hiện trong danh sách Hồ sơ Panama với 189 cá nhân, tổ chức cùng 19 công ty đăng ký trụ sở ở các thiên đường thuế.

Tuy nhiên đến nay thì báo chí Việt Nam không có tin tức nào mang tính hưởng ứng điều tra về Hồ sơ Panama, mặc dù người đứng đầu đảng luôn ra sức hô hào chống tham nhũng.

https://vietnamthoibao.org


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét