Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Bản tin ngày Thứ ba 12 tháng 2 năm 2019


Hoàng Hải Vân - Xây chùa để rửa tiền tham nhũng

Thanh Hà
12.2.19


Khi Việt Nam đang hội nhập sâu vào thế giới, luật pháp đang minh bạch từng bước, nhiều luật lệ đang trong quá trình liên thông với quốc tế. Do đó, tiền tham nhũng mang ra tiêu dùng hay đầu tư sẽ khó dần, gửi ra nước ngoài thì không hề dễ nếu như không được rửa, chỗ có thể để trong nước thì đang thu hẹp. Nghe nói có một số quan chức biến tiền tham nhũng thành vàng thành kim cương rồi đào hầm trong nhà để cất, thỉnh thoảng xuống … ngắm. Thiệt là cực khổ cho các quan chức của ta, kiếm tiền thì dễ nhưng dùng tiền lại khó vô cùng. Nhưng, như người ta thường nói, cái khó ló cái khôn.

Nguyễn Hà Hùng - HÍT BỤI MỊN, ẮT CHẾT SỚM

Bài đã đăng trên Facebook cá nhân của tác giả hôm 10/2/2019.


Người Việt Nam, những bậc là cha, là chú, đang mắc tội lớn.

Khác với người Thái Lan, chúng ta đang để mặc con cháu sống trong không khí độc hại. Gần đây, chỉ số chất lượng không khí (AQI) nhiều nơi ở Hà Nội được cảnh báo là cực kỳ nguy hại, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Hầu hết các loại khẩu trang không ngăn chặn được. Mặc cho con trẻ sống trong môi trường như vậy, chẳng khác gì thả cá chép xuống ao nhiễm độc, chúng sẽ đau ốm và/hoặc sẽ chết sớm. Cùng khoảng thời gian này, người Thái cũng đối mặt với ô nhiễm môi trường, dù mức độ thấp hơn, nhưng họ phản ứng tích cực hơn chúng ta. Đáng buồn, những người Việt được cho là đã trưởng thành, chẳng làm gì đáng kể để bảo vệ trẻ em. Họ để mặc tình trạng thiếu thông tin, không đòi hỏi, nhà nước thiếu hành động tương xứng. Hãy so sánh cách đối mặt, cách giải quyết vấn đề của người Thái Lan và người Việt Nam.

Tệ hại nhất là sinh viên trường đại học Kiến trúc im lặng
Tháng Hai 12, 2019
Biên tập viên. Nghiệp đoàn sinh viên
Nhà trường này bố láo
Tệ hại nhất là sinh viên im lặng
———
Ở trường đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, nếu đóng học phí trễ một ngày, bạn sẽ bị xoá toàn bộ học phần. Thậm chí khi có tiền đóng, bạn vẫn không được đóng , phải chịu zero dù đã học chăm chỉ.
Tệ hại hơn, để xin gia hạn học phí chỉ 30 ngày, bạn phải về địa phương xin chữ ký chính quyền, mới được gia hạn. Bất kể sinh viên ở vùng miền nào. Nhiều bạn ở quá xa đành phải cắn răng vay mượn để đóng tiền. Hoặc đem tới cơ quan địa phương, người ta không thèm kí, vì không ai rảnh làm chuyện xàm xí như vậy.
Những bóng ma Hàn Quốc ở Việt Nam

12/02/2019
The Observer

Nguồn: Heonik Kwon, “Vietnam’s South Korean Ghosts”, The New York Times, 10/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Cư dân làng Hà My, một ngôi làng ở miền trung Việt Nam, có thể kể cho bạn nghe nhiều câu chuyện sống động về những con ma thời chiến tranh của mình – “những người hàng xóm vô hình,” theo lời một vị đạo sĩ địa phương.... Tất cả họ đều hỏi cùng một câu hỏi, và tôi đã không biết cách trả lời. Việt Nam và Hàn Quốc hiện là những đối tác thân cận nhất ở Đông Á, nhưng về mặt chính thức, họ không muốn nói về cuộc chiến. Chính phủ Việt Nam muốn nhìn về tương lai hơn là thảo luận về quá khứ; còn chính phủ Hàn Quốc thì tập trung vào các vấn đề chưa được giải quyết với Nhật Bản từ Thế chiến II.
Tuy nhiên, có một điều rõ ràng: Đối với người dân Hà My, quá khứ bi thảm đó không bao giờ bị lãng quên. Ngày hôm nay cũng như vô số những ngày trước đó, chính họ là những người tưởng niệm dấu vết lưu lại của Chiến tranh Việt Nam khi lên đường vào lúc hoàng hôn để thắp hương cho hồn ma của người lính châu Á không-phải-người-Việt Nam mặc đồng phục chiến đấu của Mỹ đó.
Bùi Anh Trinh - TÌNH HÌNH NỘI BỘ CSVN TRƯỚC TRẬN MẬU THÂN 


Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranhh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh

Tình hình nội bộ Mặt trận Giải Phóng Miền Nam
Năm 1967, ngày 9-7, Tài liệu của CIA : “Sáu tuần lễ trước đó Loan  ( Tướng Nguyễn Ngọc Loan ) bắt được một đường giây với MTGP do việc cảnh sát bắt được một cán bộ cấp thấp của MT là Trương Đình Tòng. Anh ta mang một lá thư của Trần Bạch Đằng gởi đại sứ Bunker đề nghị trao đổi tù nhân.
 Đại sứ Bunker yêu cầu Thiệu giúp đồng thời làm việc với Loan. Ngày 9/7/67 Loan giao Trương Đình Tòng cho CIA để trả về Cục R theo đường Củ Chi. Hơn 10 ngày sau Tòng trở lại mang thư của Trần Bạch Đằng cho biết sẵn sàng nói chuyện với Hoa Kỳ về việc trao đổi tù nhân. 

Điểm tin báo ngày Thứ ba 12 tháng 2 năm 2019


Mô hình Việt Nam có thích hợp với Bắc Triều Tiên?

Thanh Hà
12.2.19


Cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ diễn ra tại Việt Nam trong hai ngày 27 và 28/02/2019. Hãng tin Reuters vào tháng trước loan tin là nhân thượng đỉnh với tổng thống Trump, ông Kim Jong Un có thể thăm chính thức Việt Nam.

Hoa Kỳ và lịch sử đảo chính ở Nam Mỹ

12/02/2019

Cao Nguyên


Lược dịch từ bài Why the Threat of U.S. Intervention in Venezuela Revives Historical Tensions in the Region của tạp chí Time, ngày 25/01/2019.

Đứng trên ban công Dinh Tổng thống hôm thứ Tư, 23/01, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro cảnh báo về phản ứng của Hoa Kỳ đối với cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này.
“Chúng tôi không muốn quay trở lại thế kỷ 20, thời kỳ gắn với sự can thiệp của các thế lực nước ngoài. Hoa Kỳ đang âm mưu tạo ra một cuộc đảo chính và sau đó dựng lên chính phủ bù nhìn để bảo vệ lợi ích của họ ở Venezuela”.
‘Bảy bài học cho Thế kỷ 21’

Thùy Trâm
12.2.19


Trong những ngày đầu xuân Kỷ Hợi, tôi mang cuốn sách ‘21 bài học cho Thế kỷ 21’ ra đọc. Cuốn sách hơn 350 trang của cây viết có tiếng Yuval Noah Harari đưa ra nhiều dự đoán về cuộc cách mạng công nghệ trong thế kỷ này và ảnh hưởng của nó tới loài người. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin điểm bảy bài học chính của cuốn sách.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét