Tưởng Năng
Tiến – Ngày Xuân Nghe Chơi Vài Câu Hát xẩm
Bà con kiều bào luôn
là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc
Nguyễn Phú Trọng
Mong kiều bào tích cực
đóng góp xây dựng đất nước.
Nguyễn Xuân Phúc
Lấy cớ tết nhất, tôi “hú” cả
đống bạn bè tụ tập – uống sương sương vài chai – cho đỡ lạnh lòng viễn xứ.
Sau khi cạn mấy ly đầy, và đầy vài ly cạn (rồi lại cạn mấy ly đầy nữa)
thì chúng tôi đều “chợt thấy vui như trẻ thơ” – dù tất cả đã ngoài sáu muơi
ráo trọi!
Xong “Ly Rượu Mừng” của
Phạm Đình Chương, cả đám tiếp tục đồng ca bài “Thằng Cuội.” Bản nhạc mà có
lẽ đứa bé nào sinh trưởng ở miền Nam (vào thập niên 1950 - 60) cũng thuộc. Bài
đồng dao này được nhạc sĩ Lê Thương viết bằng những lời lẽ rất tân kỳ, dù nền
tân nhạc Việt Nam – ở thời điểm đó – còn ở giai đoạn phôi thai.
Việt Nam sẽ công bố
việc bắt giam Trương Duy Nhất sau tết 2019?
Thanh Hà
8.2.19
Đang diễn ra hai động thái khá trái ngược xung quanh vụ
blogger Trương Duy Nhất đột nhiên mất tích ở Thái Lan vào đầu năm 2019.
Trong khi vài tổ chức nhân quyền và tự do báo chí quốc tế,
trong đó có Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) lên tiếng yêu cầu chính quyền Thái
Lan điều tra vụ mất tích trên và đang có những dư luận về khả năng Trương Duy
Nhất đã bị mật vụ của chính quyền Việt Nam bắt cóc, thì lại có những đồn đoán về
việc ông Nhất ‘dính’ vụ Vũ ‘Nhôm’.
... Còn với
giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, Trương Duy Nhất là người được
dành cho một số thiện cảm vì hoạt động viết phản biện, nhưng cũng khá nhiều người
bất đồng chính kiến nêu dấu hỏi ‘Trương Duy Nhất là ai?’, bởi ngoài việc được
xem là một cựu tù nhân lương tâm, từ trước và sau khi ra tù đến nay ông Nhất
không tham gia bất kỳ tổ chức xã hội dân sự độc lập nào.
Truyền đơn chúc tết và kêu gọi của Mặt Trận Quốc
Gia xuất hiện tại Sài Gòn và Hà Nội
Ngày 7 tháng 2
năm 2019
Tại quốc nội đồng bào đã nhận diện thực thể của tập thể chiến
sĩ Việt Nam Cộng Hòa
Tờ truyền đơn kêu gọi mọi người trở về với dân tộc và đặt
trách nhiệm của người dân nước Việt Chống lại bạo quyền cộng sản tay sai
của đế quốc Trung cộng
Tại hải ngoại mặt trận quốc gia Việt Nam
Cộng sản khiến Việt
Nam bị xếp hạng không có tự do
Thùy Trâm
8.2.19
Theo báo cáo thường niên của Freedom House - một tổ chức phi
chính phủ quốc tế có chức năng theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, khảo sát
và nghiên cứu về tình trạng thực thi tự do chính trị cũng như các quyền tự do
cơ bản của công dân tại các quốc gia trên thế giới - công bố hôm 5 tháng 2 năm
2019, thì Việt Nam vẫn là một quốc gia không có tự do về mọi mặt.
Nguyễn Quang Duy - Vì Sao Úc Xóa Thường Trú Nhân Của
Tỷ Phú Trung Cộng?
Mồng Một Tết Âm lịch, ngày
5/2/2019, báo Sydney Morning Herald đưa tin chính phủ Úc xóa tư cách thường trú
nhân, không cho tỷ phú Trung cộng Huang Xiangmo nhập cảnh, mặc dầu ông đã định
cư tại Úc từ năm 2011, đầu tư hằng tỷ Úc kim và vợ con ông hiện vẫn còn ở Úc.
Kèm theo bản tin là hình ảnh
ông chụp với nhiều chính trị gia hàng đầu của Úc, bao gồm các cựu thủ tướng,
các cựu ngoại trưởng lưỡng đảng, cho thấy ảnh hưởng rất lớn của ông trong chính
giới Úc, nhưng chẳng ai dám lên tiếng giúp ông.
Điểm tin báo ngày Thứ sáu 8 tháng 2 năm
2019
Mổ xẻ cơn địa chấn bầu cử ở Malaysia
08/02/2019
The Observer
Tác giả: Carl Vadivella Belle |
Biên dịch: Đinh Nho Minh
Carl Vadivella Belle là một học giả độc lập tại Nam Australia.
Ngày 09/05/2018, cử tri
Malaysia đã chấm dứt 60 năm thống lĩnh chính trường của đảng Tổ chức Dân tộc
Malay Thống nhất (UMNO), thay vào đó bầu cho liên minh đối lập Pakatan Harapan
(Liên minh Hy vọng). Cuốn The Anatomy of an Electoral Tsunami (Mổ xẻ một
cơn địa chấn bầu cử), được viết bởi ba chuyên gia hàng đầu về chính trị
Malaysia, không chỉ đơn thuần phân tích cuộc bầu cử mà còn tổng hợp các bình luận
về sự tha hóa trong xã hội, chính trị và kinh tế dưới thời Thủ tướng Najib
Razak của UMNO, đe dọa tương lai của thể chế dân chủ nghị viện Malaysia. Cả ba
chuyên gia này đều có đủ uy tín để thực hiện cuốn sách này. Lim Teck Ghee là một
chuyên gia về chính sách công lâu năm, S. Thayaparan là một nhà phân tích chính
trị sắc bén, còn Terence là một nhà báo kỳ cựu.
Địa chấn chính trị
Thái Lan: Công chúa tuyên bố tranh cử thủ tướng
08/02/2019
Trường Sơn
Công chúa Ubolratana của Thái
Lan, con gái cả của cố quốc vương Rama IX, vừa mới tuyên bố bà chấp thuận trở
thành ứng cử viên thủ tướng đại diện cho đảng Thai Raksa Chart, tờ Nikkei đưa
tin.
Đây là hành động được cho là vô
tiền khoáng hậu, khi cuộc bầu cử ngày 24/3 tới đang đến gần.
Lần đầu tiên kể từ khi Thái Lan
trở thành một nền quân chủ lập hiến vào năm 1932, có một thành viên của hoàng
gia tham gia chính trị một cách chính thức, đặc biệt lại là ứng viên thủ tướng.
Điều này phá vỡ truyền thống chính trị xưa nay ở Thái Lan.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh
: Khủng Hoảng Di Dân Bất Hợp Pháp .
Không gì có thể mô tả văn hóa
chiến tranh rõ ràng hơn là tranh luận về vấn đề di dân bất hợp pháp. Từ lâu và
hiện nay người ta vẫn liên tục tranh luận về vấn đề này, nhất là ở Hoa Kỳ thời
giữa nhiệm kỳ của TT Donalt Trump, nhưng chẳng ai đồng ý với ai. Điều này cũng
tùy thôi. Tùy lập trường của người tranh luân: luân lý đạo đức, kinh tế, chính
trị, an ninh quốc gia, lập luận và ý thức hệ v.v. Cái gì cũng có lý của nó.
Nhưng tựu chung có hai phe. Người chủ trương cho tự do nhập cư không giới han.
Người đòi phải có điều kiện, không thể lợi dụng kẽ hở của luật rồi tràn ngập
vào nước người ta một cách bất hợp pháp, chút mọi gánh nặng phí tốn lên
chính phủ và người dân nước đó không cần biết đến an ninh cá nhân, xã hội,
quốc gia và gia đình của người dân nước sở tại.
Bùi Anh Trinh – ĐẰNG SAU HIỆP ĐỊNH
PARIS, MẬT ƯỚC NIXON & PHẠM VĂN ĐỒNG
Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam”
của Bùi Anh Trinh
Năm 1973, ngày 7-2, mười một ngày sau khi ký kết Hiệp định Paris,
Kissinger lên đường đi Hà Nội. Tại Hà Nội Kissinger trao cho Phạm Văn
Đồng một công hàm của Tổng thống Nixon, trong đó quy định thể thức thanh toán
số tiền bồi thường chiến tranh cho Hà Nội là 4,75 tỉ USD. Sau đó Thủ
tướng CSVN Phạm Văn Đồng giao cho Kissiger mang về cho Tổng thống HK một công
hàm hoan nghênh tinh thần Mật ước của Nixon và hứa sẽ thi hành nghiêm chỉnh Mật
ước này. Như vậy là Mật ước đã có đủ chữ ký của cả hai người cầm đầu chính
phủ. ( Lưu Văn Lợi, Các Cuộc Thương Lượng Lê Đức Thọ & Kissinger tại Paris
)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét