Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Bản tin ngày Thứ ba 19 tháng 2 năm 2019


TRẦN TRUNG ĐẠO -"CÔN ĐỒ ĐẶNG TIỂU BÌNH" TỪNG CHỦ TRƯƠNG XÓA BỎ VIỆT NAM


Những bồi bút, văn nô của đảng trong thời gian qua xuất bản hàng loạt sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình với những cái tựa đọc lên rất dễ bị tăng xông máu như “Con đường phi thường của Đặng Tiểu Bình”, “Đặng Tiểu Bình, một trí tuệ siêu việt” v.v…
Lẽ ra nên có một tác phẩm kể tội ác của y đối với dân tộc Việt Nam và đặt tựa là “Côn đồ Đặng Tiểu Bình” mới đúng. “Côn đồ” là chữ y dùng để chỉ Việt Nam.

Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai
19/02/2019
The Observer
Tác giả: Ngô Di Lân
Ngô Di Lân đang là nghiên cứu sinh ngành Chính trị tại Đại học Brandeis (Mỹ), chuyên về chính sách đối ngoại Mỹ và quan hệ Mỹ - Trung. Ông cũng là nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM.
Tóm tắt: Một trong những hòn đá tảng của bá quyền Mỹ là hệ thống liên minh toàn cầu bao phủ khắp các châu lục và đại dương. Tuy nhiên, công trình an ninh đồ sộ này không phải là sản phẩm của một “bản vẽ ” lớn mà xuất phát từ một loạt các quyết định tình thế nhằm đối phó với các mối đe doạ khác nhau, đặc biệt trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Kết quả là một cấu trúc liên minh phức tạp với nhiều mảnh ghép khác biệt. Bài viết này sẽ phân tích ba đặc điểm chủ đạo trong chính sách liên minh của Mỹ và đánh giá triển vọng của hệ thống liên minh này trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, từ đó rút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam.
... Nhìn chung, một liên minh Việt – Mỹ dù không chính thức vẫn là một viễn cảnh của tương lai xa. Việc thành lập một liên minh như vậy chắc chắn sẽ gặp phải rào cản chính trị đáng kể ở cả hai nước. Trong khi phía Mỹ lo ngại rằng việc có một đồng minh ở sát biên giới với Trung Quốc như vậy sẽ là một sự khiêu khích đối với Bắc Kinh thì Việt Nam lại lo rằng Mỹ có thể sẽ “thí” những đồng minh của họ như đã từng làm với Đài Loan hay Việt Nam Cộng Hòa.
Bộ Công Thương tìm hướng "cứu" dự án nhiệt điện 41.000 tỷ
Dự án Nhiệt điện Thái Bình đang khát vốn, có nguy cơ chậm tiến độ đến 55-57 tháng...
Bạch Huệ
19/02/2019
Theo tin từ Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có phương án trong tháng 3/2019 sẽ cử một Đoàn công tác của Bộ về Thái Bình làm việc về các nội dung liên quan đến Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình.
Theo Bộ trưởng, đây là một dự án lớn, có công suất 1.200 MW. Dự án này do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PetroVietnam) làm chủ đầu tư, hiện mới đạt khoảng 83% khối lượng, tiến độ.
Bộ trưởng nhấn mạnh: "Không có lí do gì mà chúng ta lại để thất thoát tài sản, thất thoát nguồn lực đầu tư lớn như vậy, nhất là khi Dự án có điều kiện để hoàn thành". Để khắc phục, Bộ trưởng cho rằng cần sự phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp, với các Bộ, ngành liên quan và địa phương.
Bắt đầu mở cửa casino cho người Việt chơi: Giành lại “miếng bánh” 800 triệu USD
Casino Corona Phú Quốc, casino đầu tiên được thí điểm cho người Việt vào chơi, đã chính thức mở cửa. Liệu sự xuất hiện của casino này có giúp Việt Nam giành lại được “miếng bánh” 800 triệu USD - số tiền mà người Việt đã chi mỗi năm để ra nước ngoài chơi casino?

Lâm Văn Bé: Việt Nam không hề đánh chiếm Thủy Chân Lạp.


Việt Nam và Cao Miên là hai lân bang luôn thù nghịch nhau. Từ 10 thế kỷ qua, ngay khi Cao Miên còn suy yếu phải thần phục Việt Nam, Cao Miên vẫn tìm cách gây hấn với Việt Nam. Thí dụ như trong 183 năm trị vì dưới triều đại nhà Lý (1012-1195), Chân Lạp đã cử các sứ bộ đến kinh đô Thăng Long của Đại Việt để triều cống đến 24 lần, nhưng giữa các lần triều cống ấy, Chân Lạp lại đem quân, hoặc đơn phương, hoặc liên kết với Chiêm Thành đánh phá đến 9 lần châu Nghệ An, vùng biên viễn của Đại Việt. (Nguyễn Tiến Dũng. Về quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp – Nghiên cứu lịch sử số 11 (2010), tr.39).

Những sai lầm thường gặp về Petrus Trương Vĩnh Ký 

Winston Phan Đào Nguyên
Tháng Một 11, 2019


Xin tự giới thiệu tôi là một cựu học sinh trường Petrus Ký.  Tôi thi đậu vô trường này năm 1974, và chỉ học được một năm thì trường bị đổi tên thành Lê Hồng Phong.  
Có lẽ cũng như phần lớn các bạn cùng khóa, tôi thi vô trường Petrus Ký vì đó là trường giỏi nhất và gần nhà nhất, chứ thật tình thì tôi không biết gì nhiều về ông Petrus Ký.  Có thể nói rằng trước năm 2017 thì tôi chỉ “nghe tiếng” ông Petrus Ký, còn thật sự thì tôi chưa được đọc những gì Petrus Ký viết. Và có lẽ cũng như nhiều người trong cử tọa ngày hôm nay, tác phẩm duy nhất của Petrus Ký mà tôi đã đọc là chuyện cười về bài “Thơ Con Cóc”, với tựa đề “Ba Anh Dốt Làm Thơ” trong cuốn “Chuyện Đời Xưa”.

Điểm tin báo ngày Thứ ba 19 tháng 2 năm 2019


Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Mỹ đổi chiến lược
Thanh Hà

Đăng ngày 18-02-2019


"Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên tại Việt Nam là nền tảng cho tiến trình hòa bình. Washington muốn thúc đẩy cùng lúc vế giải trừ hạt nhân và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên". Trên đây là nhận định của chuyên gia Pháp thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược, FRS, Antoine Bondaz.
Một chục ngày trước thượng đỉnh tổ chức tại Việt Nam, Antoine Bondaz, nghiên cứu về Triều Tiên và Trung Quốc tại Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược – Fondation pour la Recherche Stratégique trả lời đài RFI Việt ngữ về những kỳ vọng trước cuộc hội kiến lần thứ nhì giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, về viễn cảnh các bên đạt hiệp định hòa bình và những tác động kèm theo, về mức độ đáng tin cậy của những cam kết giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Vụ tự sát của Venezuela: Những bài học từ một quốc gia thất bại

19/02/2019

Phạm Nguyên Trường


Dịch từ bài Venezuela’s Suicide: Lesson from a Failed State của hai tác giả Moisés Naím và Francisco Toro trên tạp chí Foreign Affairs, số tháng Mười Một/ Mười Hai 2018.

Xin xem xét hai nước Mỹ Latin.
Nước thứ nhất là một trong những chế độ dân chủ lâu đời và vững mạnh nhất của khu vực. Họ tự hào với mạng lưới an sinh xã hội hiệu quả hơn bất kỳ lân bang nào khác, và đang từng bước thực hiện lời hứa chu cấp y tế và giáo dục đại học miễn phí cho tất cả các công dân trong nước.
Tình hình bi đát của nền kinh tế Trung Quốc

Thanh Hà
19.2.19


Lời giới thiệu:Ngày 16/12/2018, trong cuộc hội thảo tổ chức tại Thượng Hải, giáo sư Xiang Songzuo [Hướng Tùng Tộ], nhà kinh tế nổi tiếng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tiền tệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, đọc tham luận đưa ra một số nhận định trái với quan điểm của Chính phủ Trung Quốc (TQ). Bài nói đã gây tiếng vang rất lớn trong dư luận. Vì bản gốc tiếng TQ bài nói bị cấm đưa lên mạng, chúng tôi chỉ tìm được bản tiếng Anh dưới tiêu đề “Tình hình bi đát của kinh tế TQ” do AsiaNews sưu tầm. Bài rất dài, dưới đây chỉ lược dịch. Điểm đáng chú ý là bài này nhận định cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ không phải là vấn đề kinh tế, mà là vấn đề hệ giá trị, tức vấn đề chế độ nhà nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét