Tưởng Năng Tiến – Nguyễn Văn Vàng Bis
Trong những trang sổ tay trước, tôi đã có dịp ghi lại đôi điều về cuộc đời hoạt động của linh mục Nguyễn Văn Vàng (N.V.V) và những ngày tháng cuối cùng của ngài nơi trại kiên giam A 20. Tuần qua, có độc giả nêu câu hỏi: Cha Vàng đã “đột tử” ra sao trong trại tù Xuân Phước, nơi đã từng được mệnh danh là Thung Lũng Chết?
Thực sự, người tù N.V.V không lìa đời một cách đột ngột. Cái chết của ông đã được nhà nước hiện hành “định sẵn,” ngay từ khi ông vừa bị bắt:
Khoảng tháng 8-1977, Mặt Trận Liên Tôn tức Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng 2 do Linh-mục Nguyễn Văn Vàng lãnh đạo bị bể. Cha Vàng và người em là Thiếu-tá Nguyễn Văn Viên cùng tất cả bộ phận đầu não và những người tham gia tổ chức bị bắt gần 100 người. Thiếu-tá Nguyễn Văn Viên là một trong những người Tiểu Đoàn Trưởng kỳ cựu của Lữ Đoàn Dù VNCH. Cha Vàng bị giam ở xà lim 25 khu C-1 và ông Viên giam ở xà lim 11 khu C-2 tại Phan Đăng Lưu.
Việt Nam bị nói ‘vi phạm’ lễ tân ngoại giao vì phát tán video bữa ăn tối tại Nhà Trắng
09/7/2022
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trò chuyện với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong khi các vị khách khác dùng bữa tối trong Phòng Quốc Yến tại Nhà Trắng, ở Washington, ngày 12 tháng 5 năm 2022. Ảnh chụp màn hình video do Báo Điện tử Chính phủ đăng tải.
Những đoạn video quay Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trò chuyện với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại bàn ăn tối ở Nhà Trắng hồi tháng 5 vi phạm lễ tân ngoại giao và phép lịch sự thông thường, các cựu quan chức ngoại giao cao cấp và các cựu quan chức đặc trách lễ tân thuộc ba thời tổng thống khác nhau của Mỹ nói với VOA Tiếng Việt.
Vụ việc này đánh dấu thêm một sơ suất ngoại giao gây kinh ngạc nữa trong chuyến thăm được xem là quan trọng của ông Chính tại Mỹ, nơi ông cùng các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN tại thủ đô Washington. Một vụ việc khác được truyền thông tiếng Việt ở Mỹ loan tin vào thời điểm đó liên quan tới một video mà trong đó ông Chính cùng các quan chức cao cấp khác của Việt Nam được nghe thấy tán gẫu thân mật và bình phẩm về các quan chức cao cấp của Mỹ, không hay biết lời lẽ của họ đang được truyền phát trực tiếp.
"Bình thường Mới" ở đồng bằng Sông Cửu Long
(‘New Normal’ in the Mekong Delta)
Nguyen Thuy Mien – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye – 25 February 2022
Sông Mekong trong vùng đồng bằng của Việt Nam đã liên tục nhận những dòng chảy thấp nhất trong những năm gần đây, giới hạn việc trồng lúa và các hoa màu khác. Thay đổi khí hậu, nước mặn xâm nhập, và các đập thủy điện tất cả đã ảnh hưởng đáng kể đến sinh kế của nông dân nhưng Nghị quyết 120, một đáp ứng từ chánh phủ Việt Nam, được mong đợi để cung cấp một số hy vọng cho một sự chuyển biến trong chiến lược nông nghiệp và an ninh lương thực trong tương lai.
Bông Lau - Gói viện trợ 400 triệu đô la
Thụy My Blog
10/7/2022
Mỹ hiện đã viện trợ khoảng 7,3 tỷ USD cho Ukraine kê từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này.
Các Facebook có loan tin trong gói viện trợ 400 triệu đô la mới đây của Hoa Kỳ gởi cho Ukraine gồm có hỏa tiễn được phóng đi từ hệ thống M142 HIMARS có tầm bắn xa 300 km.
Nếu đúng như vậy thì đây là loại hỏa tiễn mang mã số M39, M48 và M57 mang đầu đạn nặng 500 cân Anh và bắn xa 300 km. Hỏa tiễn này rất lớn nên mỗi giàn phóng lưu động M142 chỉ lắp được một hay hai trái vào ống phóng mà thôi.
M39, M48 và M57 sẽ làm thay đổi cuộc chơi vì tầm bắn xa và sức tàn phá khủng khiếp của nó, tương đương với một trái bom tinh khôn 500 cân Anh được thả từ máy bay.
Hoàng Trường - Tại sao Ngoại trưởng Mỹ Blinken hủy chuyến đi Việt Nam?
07/7/2022
Tóm lại, sáu nguyên nhân liệt kê ở trên có thể chưa phải là tất cả những gì đang tạo nên những cơn sóng “ly gián” hai con tàu Việt – Mỹ đang xích gần nhau hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào việc Mỹ bắt đầu trừng phạt các công ty Trung Quốc và Việt Nam do làm ăn với Nga thì việc hủy chuyến thăm Hà Nội của ông Blinken và không khí “tay bắt mặt mừng” của ông Trọng dành cho Lavrov là những tín hiệu đáng lo ngại. Với đà này, “ngoại giao cây tre” của Việt Nam dễ bị “bão táp” của thời tiết “hậu Ukraine” đánh cho tơi tả. Thật ra, Việt Nam cũng như một vài thành viên ASEAN khác như Indonesia hay Singapore đều có các nguồn tài nguyên địa-chính trị rất dồi dào mà nước lớn nào – Mỹ, Trung hay Nga – cũng đều cần đến trong việc triển khai chính sách của họ. Nhưng phải thừa nhận, Singapore và Indonesia tận dụng tài nguyên địa-chính trị ấy tốt hơn Việt Nam nhiều lần. Họ không bị nước lớn bắt nạt hay coi thường (như trường hợp Trung Quốc đối với Việt Nam). Dù có truyền thống “ai cũng làm bạn” bao nhiêu đi nữa, sẽ đến lúc Việt Nam không thể chấp nhận việc mình chẳng giống ai trong thế giới ngày nay… Nếu ông Blinken không trở lại Hà Nội như dự đoán của những người lạc quan, liệu sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Biden cuối năm? Và nếu tới đây, quan hệ Việt – Mỹ vẫn giậm chân tại chỗ, liệu Trung Quốc có tính toán lại việc lựa chọn mục tiêu Đài Loan hay Việt Nam để khởi binh trước?
Trần Huỳnh Châu – Những năm cải tạo ở Bắc Việt. Phần VI
June 16, 2021 by Lê Thy
VI.- KHAI BÁO, KIỂM ĐIỂM
Trong nhà tù Cộng sản, chúng có đề ra 4 tiêu chuẩn mà chúng gọi là bốn tiêu chuẩn cải tạo:
1. Khai Báo
2. Lao động, nội quy
3. Thi hành nội quy
4. Tố giác lẫn nhau
Điều mà Cộng sản muốn chúng tôi làm trong trại giam là: (1) khai báo tất cả các hoạt động công khai hay bí mật của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước kia và nhất là các hoạt động của Mỹ. Về 3 tiêu chuẩn còn lại, thì (2) chúng muốn chúng tôi làm khổ sai cho chúng, thỉnh thoảng có sách báo Mác-xít thì đọc và nói như những con vẹt; (3) giữ trật tự trong trại; và (4) dòm ngó nhau trong anh em để báo cáo tất cả những lời nói hành động của anh em cho tên cán bộ quản giáo biết..
Chúng bắt chúng tôi khai báo rất nhiều lần. Riêng thời gian đầu ở Long Thành đã phải khai báo hàng chục lần rồi. Khi ra Bắc, chúng lại bắt chúng tôi làm lại các bản tự khai. Trước mỗi lần khai báo, chúng soát xét đồ đạc của chúng tôi để tịch thu tất cả những bản thảo của những kỳ khai báo trước còn giữ lại. Mục đích là để chúng tôi mỗi lần khai đều phải dùng trí nhớ mà viết ra, và nếu khai dối thì các bản khai sẽ không phù hợp nhau được.
Thời sự đó đây ngày Thứ hai 11 tháng 7 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Tuấn Khanh - Giấc mơ từ một cái chết
09/7/2022
Suốt trong nhiều ngày, người ta nhìn thấy trên các trang mạng vô số những lời ai điếu dành cho cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật, hình ảnh của ông Shinzo Abe không để lại nhiều ấn tượng cho người dân Việt như của các đời tổng thống Mỹ đến Việt Nam, hay cũng không được ủng hộ lạ kỳ như với Putin…
Về ông Shinzo Abe, dân Việt được nhìn thấy như là một người tận hiến cho quốc gia mình. Sự có mặt của vị Thủ tướng này trên chính trường Nhật để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong loạt các cải cách chính trị lớn mang tên ông, và thậm chí là thương hiệu kích thích kinh tế được công nhận trên toàn cầu của riêng ông, Abenomics.
Nhưng thời đại cầm quyền của ông Shinzo Abe không chỉ có tiếng thơm. Để bảo toàn cho công việc lãnh đạo của mình, ông Shinzo Abe đã thúc đẩy việc hình thành đạo luật Special state secrets: Những người tố cáo và báo giới ở Nhật Bản có thể sớm phải đối mặt với án tù dài hạn vì tiết lộ các báo cáo bí mật nhà nước, có thể bao gồm thông tin nhạy cảm về thảm họa hạt nhân Fukushima và mối quan hệ xấu đi của nước này với Trung Quốc. Nước Nhật đã rơi vào những cuộc tranh cãi khủng khiếp về việc đặt án tù cho các ngôn luận tự do. Theo luật này, các quan chức nhà nước và tư nhân làm rò rỉ ‘bí mật nhà nước đặc biệt’ sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 10 năm, trong khi các nhà báo tìm cách lấy thông tin tuyệt mật có thể chịu án tù lên đến 5 năm.
Đảng đối lập của Sri Lanka họp mặt để thiết lập chính phủ mới trong bối cảnh hỗn loạn
The Associated Press
11/7/2022
COLOMBO, Sri Lanka – Hôm Chủ Nhật (10/07), các đảng chính trị đối lập của Sri Lanka đã họp mặt để thống nhất về một chính phủ mới một ngày sau khi tổng thống và thủ tướng của đất nước này đề nghị từ chức trong ngày bất ổn chính trị kịch tính nhất kéo dài suốt nhiều tháng, với việc những người biểu tình xông vào tư gia của cả hai nhà lãnh đạo này và phóng hỏa một trong những tòa nhà trong cơn thịnh nộ vì cuộc khủng hoảng kinh tế.
Những người biểu tình vẫn ở trong nhà của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, văn phòng bên bờ biển của ông và dinh thự của thủ tướng, nói rằng họ sẽ ở lại cho đến khi cả hai nhà lãnh đạo này chính thức từ chức. Hiện vẫn chưa rõ tung tích của tổng thống, nhưng một tuyên bố từ văn phòng của ông cho biết ông đã ra lệnh cho các quan chức bắt đầu phân phối ngay lập tức một lô bình ga nấu ăn cho người dân, cho thấy rằng ông vẫn đang làm việc.
Katsuji Nakazawa * - Tên tàu sân bay Phúc Kiến thể hiện nỗi ám ảnh của Tập với Đài Loan
Nguồn: Katsuji Nakazawa, “New carrier’s name, Fujian, mirrors Xi’s Taiwan obsession,” Nikkei Asia, 30/06/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành 17 năm ở tỉnh Phúc Kiến để quan sát kỹ Đài Loan.
Tên gọi của tàu sân bay thứ ba và tiên tiến nhất của Trung Quốc, được hạ thủy tại Thượng Hải vào ngày 17/06, không phải là cái tên mà hầu hết chúng ta mong đợi.
Tàu sân bay đầu tiên của nước này, được cải tạo ở Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh, nằm phía đông bắc, được đặt tên là Liêu Ninh. Tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên của Trung Quốc, được đóng tại cùng thành phố cảng trên, được đặt tên là Sơn Đông, theo tên tỉnh nằm đối diện bên kia Vịnh Bột Hải.
Dù khó mà gọi tàu sân bay thứ ba theo tên thành phố thương mại quốc tế sầm uất Thượng Hải, nhưng con tàu vẫn có thể được đặt tên theo một trong hai tỉnh liền kề, là Giang Tô hoặc Chiết Giang.
Tuy nhiên, thay vào đó, nó được đặt tên là Phúc Kiến, theo tên một tỉnh nằm xa hơn về phía nam và đối diện với Đài Loan. Điều này có thể khiến người Đài Loan tức giận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét