Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

Bản tin ngày Thứ năm 01 tháng 9 năm 2022

 

Lãnh đạo các quốc gia cùng ký vào bản Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 tại San Francisco. Ảnh tư liệu

Phạm Đình Trọng - Gần một thế kỷ lạc bước Phần 1

30-8-2022

https://docs.google.com/document/d/1luPHasLvvBkMC6lIWsllkvMlDr8w_Vhz/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

LỜI THƯA

Bước vào thế kỉ 20, các nước đã làm cách mạng dân chủ tư sản hối hả công nghiệp hoá đất nước. Cũng vì công nghiệp hoá cần tài nguyên, cần thị trường, cần thị phần thế giới dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu. Mất quá nhiều thời gian và sức sản xuất váo chiến tranh tàn phá, sau chiến tranh, các nước đã làm cách mạng giải phóng cá nhân, giải phóng súc sáng tạo của cá nhân càng hối hả công nghiệp hoá đất nước.

Khai phá thuộc địa Việt Nam cho công nghiệp hoá nước Pháp, tư bản Pháp cũng mang triết học Ánh Sáng và tư tưởng cách mạng Tư Sản Dân Quyền đến Việt Nam, đánh thức tài trí Việt Nam, tạo nên một tầng lớp trí thức và tư sản dân tộc đầy tài năng và nồng nàn yêu nước. Những trí tuệ, tài năng nồng nàn yêu nước đó hội tụ lại ở chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim.

Thể chế quân chủ, quyền lực tối cao của đất nước tập trung ở ngôi vua. Chính phủ Trần Trọng Kim do vua Bảo Đại thành lập là chính phủ hoàn toàn hợp pháp. Chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim tập trung những trí tuệ Việt Nam yêu nước đang theo con đường Mahatma Gandhi, khai dân trí, dùng sức mạnh dân trí giành độc lập bằng luật pháp dân chủ tư sản, đưa Việt Nam hoà nhập với dòng chảy lịch sử loài người, đi vào văn minh công nghiệp.

Phạm Đình Trọng - Gần một thế kỷ lạc bước Phần 2

1-9-2022

https://docs.google.com/document/d/1gFkWbafvg8ZILUQF1Lm6Zw8dsVhl-n9e/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 CHẶT ĐỨT GÃY TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM, ĐƯA XÃ HỘI VIỆT NAM LÙI VỀ THỜI PHONG KIẾN, NGƯỜI DÂN CHỈ LÀ BẦY ĐÀN KHÔNG CÓ CÁ NHÂN

Tư tưởng cách mạng tư sản dân quyền đã tạo ra những trí thức và những nhà chính trị lớn mang tinh thần yêu nước, chí quật cường giành độc lập bằng luật pháp dân chủ tư sản, bằng sức mạnh văn hoá dân tộc và bằng sức mạnh dân trí. Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Trần Trọng Kim, Lưu Văn Lang, Phạm Quỳnh, Nguyễn Thế Truyền, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Ngọc Anh… là những tâm hồn và trí tuệ Việt Nam thời loài người bước vào xã hội công nghiệp, khẳng định sự có mặt dân tộc Việt Nam trên con đường loài người đi đến văn minh công nghiệp. Những tên tuổi đưa xã hội Việt Nam hoà nhập với thế giới, hoà nhập với xu thế giành độc lập dân tộc bằng luật pháp dân chủ tư sản, bằng sức mạnh dân trí.

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 12

HGBT
28 tháng 8, 2022

https://docs.google.com/document/d/1C-ik2_JP1ol6VNF4x6bGqIADiOrd6C6N/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngay sau khi ký kết, Khuất Duy Tiến, ủy viên Trung Ương đảng Cộng Sản được Hồ Chí Minh ủy nhiệm thay mặt, xuống cảng Hải Phòng đón và dẫn đường cho quân Pháp lên Hà Nội. Chữ “dẫn đường” lẽ ra chỉ có tính cách tượng trưng, nhưng ở đây phải hiểu theo nghĩa đen của nó, vì lẽ đoàn quân xa của Pháp phải khó khăn lắm mới về tới Hà Nội. Suốt đoạn đường dài hơn một trăm cây số, dân chúng phẫn uất việc chính quyền cộng sản bắt tay với thực dân Pháp, chấp nhận một hiệp định phản bội dân tộc, đã nổi lên chống đối kịch liệt việc cho quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng và kéo lên Hà Nội bằng cách dựng hàng trăm rào cản trên quốc lộ Số 5 nối liền Hà Nội-Hải Phòng.

Họ cương quyết ngăn không cho quân Pháp kéo lên Hà Nội, mặc dù trước đó Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và nhiều cán bộ cao cấp khác của đảng Cộng Sản với mặt trận Việt Minh đã tìm đủ mọi cách để thuyết phục dân chúng là Pháp bây giờ là Pháp mới, không còn là Pháp thực dân như xưa nữa, ta không nên coi Pháp là kẻ thù, trái lại, nên xem họ là bạn, là đồng chí… Thế nhưng dân Việt Nam vẫn không tài nào hiểu nổi chỉ mới cách đây một năm, trước ngày nền thống trị của Pháp tại Đông Dương bị quân đội Nhật lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 9-3-1945, Pháp vẫn còn là thực dân đặc sệt nay đã lột xác mau như thế để thành Pháp mới!

Thời sự đó đây ngày Thứ năm 01 tháng 9 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1TQwf00F8kUWSN3dDCWMQMe5Eth-QV-e1/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cúp điện ở Trung Hoa làm nổi bật rủi ro chế tạo trong vùng Tây Nam lệ thuộc vào thủy điện.

(China’s power cuts put spotlight on manufacturing risk in hydropower-reliant southwest)

Ralph Jennings, Kandy Wong and Zhao Ziwen – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post – August 20, 2022

https://docs.google.com/document/d/12rHqXCDVvQ4WVkEzu6R0XbkTF3H5TNB7/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các trung tâm chế tạo dọc theo sông Yangtze đang giới hạn việc tiêu thụ điện trong nhiều kỹ nghệ để đáp ứng với nhu cầu điện tăng vọt

Trong tương lai, các nhà chế tạo Trung Hoa có thể chuyển đầu tư đến những vùng lạnh hơn ít lệ thuộc vào thủy điện, các chuyên viên nói

Những xáo trộn đối với nguồn điện ở tây nam Trung Hoa có thể thấy các nhà chế tạo đầu tư trong các tỉnh mát hơn và ít lệ thuộc vào thủy điện trong tương lai, nhưng đợt nóng của mùa hè nầy có lẽ không làm họ tái định cư ngay lập tức, các nhà phân tích nói.

Từ tháng 6, nhiệt độ trên 40 oC (104 Fahrenheit) đã làm nghẹt thở nhiều nơi ở Trung Hoa, từ Sichuan (Tứ Xuyên) ở phía tây đến Shanghai (Thượng Hải) ở phía đông, tạo nên đợt nóng nghiêm trọng nhất của quốc gia kể từ năm 1961.

Khô hạn TQ bao phủ hơn 11 tỉnh, hồ nước ngọt lớn nhất cạn trơ đáy

Thiên Tư

01/9/2022

https://docs.google.com/document/d/14jyItgG4KSwhGzjXjp8mqGMEUshntgMY/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tại Trung Quốc, dù đã không còn cảnh báo nhiệt độ cao (kéo dài liên tiếp trong 41 ngày), phạm vi vùng nhiệt độ cao ở miền nam đã dần thu hẹp, nhưng khô hạn lưu vực sông Trường Giang vẫn còn nguyên trạng. Tính đến 14:00 ngày 30/8, mực nước tại trạm thủy văn biểu tượng ở hồ Bà Dương (Poyang Lake) là 8,93 mét, cách chưa đầy 1 mét so với “mực nước cực khô” là 8 mét.

11 tỉnh bị khô hạn ở mức từ trung bình đến nghiêm trọng

Vào lúc 18:00 ngày 30/8 (thời gian Bắc Kinh), Đài quan sát khí tượng trung ương Trung Quốc tiếp tục đưa ra cảnh báo hạn hán màu da cam: theo dõi khí tượng cho thấy đã có hạn hán từ vừa đến nghiêm trọng tại những vùng nhất định trên phạm vi hơn 11 tỉnh thành của Trung Quốc, bao gồm cả Trùng Khánh và Tứ Xuyên.

John J. Mearsheimer * - Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine

Nguồn: John J. Mearsheimer, “Playing With Fire in Ukraine,” Foreign Affairs, 17/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

01/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1CECmaQ5ZA0KqVDBMCvoWZg7g73OI4Cky/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Về những rủi ro không được đánh giá đúng mực của leo thang chiến tranh.

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây dường như đã đạt được đồng thuận về cuộc chiến ở Ukraine: xung đột sẽ đi vào bế tắc kéo dài, và cuối cùng, nước Nga suy yếu sẽ chấp nhận một thỏa thuận hòa bình có lợi cho Mỹ và các đồng minh NATO, cũng như Ukraine. Dù các quan chức thừa nhận cả Washington và Moscow đều có thể leo thang để giành lợi thế, hoặc để ngăn thất bại, nhưng họ cho rằng vẫn có thể tránh được leo thang thảm khốc. Hiếm có ai cho rằng lực lượng Mỹ sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc giao tranh, hay Nga sẽ dám sử dụng vũ khí hạt nhân.

John Mac Ghlionn * - Liệu có bao nhiêu quốc gia Á Châu đứng về phía Hoa Kỳ trong vấn đề Đài Loan?

01/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1dtKDoRFznGTXaf9AnjUi1sNhRm06jaHN/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 

Trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, Úc và Nhật Bản là hai quốc gia duy nhất kiên quyết đứng về phía Hoa Kỳ, những đồng minh duy nhất sẵn sàng công khai chỉ trích các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan.

Đừng lo lắng. Mặc dù dường như Hoa Kỳ không có nhiều đồng minh trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, nhưng chí ít thì họ có sự ủng hộ của Âu Châu. Không biết có phải vậy không? Dĩ nhiên, Âu Châu không phải là một khối thống nhất. Lục địa này gồm nhiều quốc gia có quan điểm và nghị trình khác biệt; một vài quốc gia trong số này chịu ân huệ của Trung Quốc.

Mười tám quốc gia Âu Châu là thành viên của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường ca Trung Quc. Ngay c Đức th ph kinh tế ca Âu châu cũng da vào Bc Kinh.

Theo lời ông Norbert Röttgen, một chính trị gia danh tiếng, sự nương nhờ của Đức vào Trung Quốc “tạo ra sự phụ thuộc khiến chúng ta bất lực. Sự phụ thuộc này đang gia tăng với “tốc độ khủng khiếp.” Mặc dù Berlin chịu áp lực đáng kể trong việc giữ khoảng cách với Bắc Kinh, nhưng điều ngược lại dường như đang xảy ra. Người Đức đang tự chui đầu vào rọ. Nếu Berlin chỉ trích Bắc Kinh, có nguy cơ họ phải chứng kiến nền kinh tế thịnh vượng của mình trở thành một nền kinh tế đầy tuyệt vọng. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại quan trọng nhất của nước Đức.

Điều này đặt ra câu hỏi: Nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan, liệu Đức có thực sự đứng lên chống lại Trung Quốc hay không? Liệu có bao nhiêu quốc gia trên toàn thế giới sẽ thực sự đứng lên để chống lại Trung Quốc?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét