Tưởng Năng Tiến –
Giữa Cơn Gió Bụi
31/08/2018
Lịch sử không có chữ NẾU.
Nhưng, đôi khi tôi vẫn cứ không cầm lòng được, suy nghĩ vẩn vơ, Việt Nam sẽ ra
sao, nếu từ tháng 8-1945 vẫn là "Chính phủ Trần Trọng Kim"... - Huy
Đức
Trước đây chưa lâu, trên trang Dân Luận có một bài
viết ngắn nhưng rất súc tích của tác giả Mạnh Kim. Xin được ghi lại
đôi dòng:
“Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là ‘Một cơn
gió bụi’ của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là ‘một cơn gió bụi’, hồi ký của
Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một
‘cơn bão’ xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về ‘một
góc đời thường’ Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về
những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng
phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng ‘mền trùm đầu rồi bắt đi
mất tích’. Việt Minh, theo miêu tả trong ‘Một cơn gió bụi’, là tổ chức có thủ
đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.”
Mục tiêu của giáo dục
và Hội chứng 4.0
Kim Yến
29/08/2018
Ông Trần Đức Cảnh nguyên là Giám đốc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
của bang Massachusetts (Mỹ), Ủy viên Hội đồng liên trường đại học vùng Đông Bắc
bang, nhiều năm làm cố vấn tuyển sinh cho Đại học Harvard.
… “Trong giáo dục cơ bản không có phong trào”
Theo ông Trần Đức Cảnh, cơ bản của nền giáo dục đại học Việt
Nam hiện không mạnh và tính đồng bộ trong hệ thống không cao, không khéo thì dễ
bị chuyển từ cực này sang cực khác.
"Tôi làm quản lý bộ phận phát triển nguồn nhân lực cho tiểu bang Mỹ
nhiều năm nhưng chưa hề nghe từ nhân lực chất lượng cao, thế nhưng từ này lại rất
phổ biến ở Việt Nam. Tuy mục đích lúc đầu là để phân biệt nhưng cũng dễ bị lạm
dụng ngôn từ. Cảm tưởng như các quầy bàn nước mía sạch, siêu sạch, rồi siêu -
siêu sạch... đến lúc từ cao hay không còn giá trị gì nữa.
…Không những thế, theo đánh giá của vị chuyên gia này, số
người ra trường cao đẳng, đại học không có việc làm, không phải vì số lượng mà
do chất lượng. Chi phí đào tạo của Việt Nam cho một sinh viên Việt Nam khoảng
700 USD/năm lấy đâu ra chất lượng, trong khi chi phí đào tạo tối thiểu cho 1
sinh viên của khu vực khoảng 5.000 USD/năm, còn Mỹ 19.000 USD/năm.
…Ở Mỹ có 4.600 đại học, khoảng trên dưới 100 trường đại học
lớn nhỏ đào tạo lực lượng ưu tú và tài năng, phần lớn còn lại là đa dạng theo
nhu cầu công việc, nghề nghiệp của nền kinh tế. Hai năm đầu cơ bản các trường
đào tạo nền tảng, tư duy, sáng tạo.. sau đó mới đi vào chuyên ngành.
Tôi kể câu chuyện vui nhưng cũng nói lên tinh thần giáo dục
khai phóng trong các trường đại học danh tiếng của Mỹ. Ngày xưa muốn làm môn
sinh của các võ phái lớn như phái Thiếu Lâm bên Trung Quốc, môn sinh phải thụ
giáo từ lúc 12 - 13 tuổi. Trong 2 - 3 năm đầu không được dạy võ gì hết, công việc
chính của các môn đệ là gánh nước mỗi ngày từ dưới núi lên, lấy củi, chặt cây
và luyện thể lực lẫn cách hít thở, giáo dục đạo đức và tự kỷ luật bản
thân.
Sau khi được các sư đánh giá là đủ sức lực và nền tảng trí
tuệ, lúc đó mới được truyền võ thuật, nếu không đạt thì phải xuống núi sớm.
Giáo dục khai phóng cũng theo hướng này, hai năm đầu đại cương, trí tuệ và nâng
thể lực sau đó mới vào chuyên ngành", ông Cảnh cho biết.
Hệ quả của một nền
giáo dục
Đỗ Thành Nhân
30-8-2018
Dư luận nhiều chiều về những bạn trẻ thể hiện cảm xúc sau những
trận bóng đá; tuy nhiên họ cũng chỉ là nạn nhân của một giáo dục, một chính
sách ngu dân. Vì sao?
“Không có giáo dục… đừng
nói gì đến kinh tế, văn hoá!”
Thứ sáu, 31/08/2018 - 01:27
(Dân trí) - Chỉ duy nhất 1 cơ sở giáo dục đại học
(GDĐH) đạt 56/61 tiêu chí kiểm định chất lượng; 43% số trường có đội ngũ giảng
viên chưa đảm bảo trình độ chuẩn; 55% số trường chưa đáp ứng đủ số lượng giảng
viên; 38% số trường chưa đảm bảo tài chính hợp lý, minh bạch...
Điểm tin báo ngày Thứ sáu 31 tháng 8 năm 2018
Mặt trận Đông Hải liệt
quốc
Bài 1
"Văn bản duy nhất"
và "Bên thứ ba"
Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA
24/8/2018
Tháng 8, 2018, có hai tuyên bố được coi là lá bài của Hoa Kỳ
và Trung Quốc tố nhau tới nơi tới chốn trong ván bài tranh chấp ở vùng biển
Đông Hải, còn gọi là vùng biển Đông Nam Á, hay vùng "Biển Quốc Tế".
Mặt trận Đông Hải liệt
quốc
Bài 2
Những vấn đề của vùng
biển 3,5 triệu km2
Các bên muốn gì?
Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA
(Kỳ 2 - tiếp theo bài "Văn bản duy nhất và bên thứ
ba" VH 24/8/18)
31/8/2018
Đứng trước nhân số gần 1 tỷ 4 người Hán, đông dân nhất thế
giới, nạn nhân mãn khủng khiếp nhất thế giới nếu nạn đói xẩy ra. Năm 2013, Tập
Cận Bình "lên ngôi suốt đời" ở Trung Nam Hải, ông ta tự ví mình như
Mao Trạch Đông thứ hai, với tham vọng đưa lục địa Trung Hoa trở thành cường quốc
Biển ở Thái Bình Dương.