Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Bản tin ngày Thứ ba 18 tháng 6 năm 209


Tưởng Năng Tiến – Con Nhà Người Ta & Con Cháu Nước Mình


Một đất nước chỉ “được phép” vun trồng chanh thôi thì dễ gì mà tìm được những quả cam.
Tnt

Vài tiếng đồng hồ sau, sau khi Joshua Wong (Hoàng Chi Phong 黃之鋒) ra tù –  vào hôm 17 tháng 6 năm 2019 – cô giáo Thảo Dân đã gửi đến cộng đồng mạng một stt ngắn: “Con Nhà Người Ta.” Xin được ghi lại đôi ba đoạn chính:
Hoàng Chí Phong ra tù với một chồng sách trên tay, gương mặt tự tin ngời sáng. Tôi tin, những tù nhân lương tâm trẻ tuổi của chúng ta, nếu không bị tước đoạt quyền được đọc sách báo trong tù, thì khi được trả tự do, họ cũng như vậy…

ĐỖ THÁI NHIÊN - SAI LẦM KÉP 

17/6/2019


... Tư tưởng Phan Châu Trinh được trình bày theo một bố cục đơn giản, khoa học và thuyết phục. Tiền đề triết học. Nhận thức luận. Và phương pháp luận. Bố cục vừa kể làm nổi bật nội dung rằng: Nhân quyền là quyền sống của con người được nhìn trên quan điểm thống nhất, tĩnh lặng và trừu tượng. Đi vào đời sống cụ thể của xã hội dân tộc, nhân quyền chuyển biến thành dân quyền. Nhân quyền là sao bắc đẩu của dân quyền. Tư tưởng Phan Châu Trinh phản ánh dân quyền trên ba luận điểm cốt lõi như sau:  
DÂN TRÍ  là quyền của người dân được học hiểu trọn vẹn về tư tưởng giới, tự nhiên giới và xã hội giới.
DÂN SINH  là quyền của người dân được thỏa mãn mọi nhu cầu của đời sống. Nhu cầu thể chất là cơm ăn, nhà ở, công việc làm... Nhu cầu tinh thần là tự do yêu thương tổ quốc, yêu thương gia đình, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do chính trị...
DÂN KHÍ đây là luận điểm xuất sắc và độc đáo của tư tưởng Phan Châu Trinh. Nhờ vào dân trí, người dân có được hiểu biết thế nào là “cuộc dân sinh tuyệt hảo” mà người dân có quyền được hưởng. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để người dân có đủ cam đảm xây dựng, bảo vệ và phát triển “cuộc dân sinh tuyệt hảo” kia ? Phan Châu Trinh gọi lòng can đảm vừa nêu là dân khí. Không có dân khí thì dân trí, dân sinh hiển nhiên là chỉ hai tảng đá thô thiển và nặng nề. Người dân phải được tu luyện dân khí.

BÀI DIỄN THUYẾT CỦA CỤ PHAN CHU TRINH
Trần Đức Anh Sơn
24/02/2015
“Sự gì gây dựng ra không theo tính tự nhiên của loài người thì dẫu có quyền chuyên chế mạnh đến đâu cũng không buộc người ta theo được”. – Lời cụ Phan Chu Trinh
Đây là bài diễn thuyết của cụ Phan Chu Trinh tại nhà hội Việt Nam ở Sài Gòn vào tối  19.11.1925. Lúc này cụ Phan bị lao phổi nặng, người Pháp đưa cụ về Sài Gòn để chờ chết. Cận kề cái chết nhưng cụ Phan vẫn đau đáu về tương lai của Việt Nam.
Nhà Giáo Hà Mai Anh & Tác Phẩm Tâm Hồn Cao Thượng
June 13, 2019
Vương Trùng Dương
Trong Đêm Hội Ngộ Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Ra Trường của Khóa Nguyễn Trãi I Trường Đại Học CTCT vào cuối tháng 5, 2019. Tôi gặp anh Hà Mai Khuê (Thiếu Tá Thiết Giáp, bạn học với Nguyễn Lương Tâm thời trung học ở Đà Lạt và cũng là bạn cùng khóa NT I của chúng tôi). Anh Khuê nhắc lại bài viết của tôi cách nay 15 năm khi được tin nhà giáo Hà Mai Anh (bác của anh Hà Mai Khuê) qua đời ngày 20 tháng 8 năm 1975 tại San Bernadino, Hoa Kỳ.
Thuỵ Khuê: Quê Hương Ngày Trở Lại, VI - Dòng họ Nguyễn Tường ở Hội An

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019


Hội An nay đã khác xa hơn hai mươi năm về trước, khi tôi đến lần đầu. Lúc đó, Hội An chỉ là một phố thị nhỏ, bên bờ sông Thu Bồn, với một con phố chính, lác đác nhà cổ và dăm ba cửa hàng bán đồ tơ lụa, kỷ niệm, nhưng rất thơ mộng vì những chiếc đèn lồng Nhật Bản treo trước cửa hàng, dư âm của một thời xa xưa còn đọng lại.

Huy Đức -  Đánh tư sản ở miền nam sau 1975
Posted on May 8, 2019 by dongsongcu
Huy Đức
Tham khảo: Bên Thắng Cuộc: PHẦN I: MIỀN NAM / CHƯƠNG III: ĐÁNH TƯ SẢN (Huy Đức
I. ĐÁNH TƯ SẢN
ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam
Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN đối với người dân miền Nam được Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.
Trần Văn Giang : Tại sao Người Việt thông minh mà nước Việt vẫn nghèo?.
Câu hỏi này thực sự bao gồm hai vấn đề: “Người Việt thông minh?” và “Nước Việt vẫn nghèo?”  Trước khi đi vào các chi tiết của câu trả lời ở bên dưới, tôi thấy cần phải dẫn lời nhận xét (kể cũng có lý) của Cụ Nguyễn Văn Vĩnh khi viết trên “Đông Dương Tạp Chí (?) về “cá tính” (characteristics) của người Việt là: “An Nam ta cái gì cũng cười; vui cung hì, buồn cũng hì...” Tôi là hậu sinh khả ố, cũng xin quá giang lời vàng ngọc của Cụ, thêm vào một nhận xét rất dễ bị chửi là: “Dân Mít ta cái gì cũng chửi; chuyện lớn cũng chửi, chuyện nhỏ cũng chửi …”  từ chuyện chửi và bới cả tông ti dòng họ người khác; cho đến chửi đổng vu vơ; chửi bóng chửi gió…  
Điểm tin báo ngày Thứ  ba 18 tháng 6 năm 2019


Tại sao nên kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về chủ quyền Biển Đông?
Tác giả: Hồ Bạch Thảo
Người có lương tâm trên thế giới, đều công nhận việc Trung Quốc ngang nhiên vẽ đường 9 đoạn giành chủ quyền hầu hết lãnh hải tại Biển Đông, là hành động chà đạp lẽ phải. Nhưng nói đến việc kiện Trung Quốc thì một số người còn ngần ngại, vì sợ nước này gây khó khăn, họ thường nại cớ rằng cha ông mình thời xưa đánh thắng họ, vẫn sang triều cống, “tránh voi chẳng xấu mặt”. Xin thưa mỗi thời một khác: thời xưa nước mình đơn độc, không có đồng minh; đối với nước Trung Quốc lớn hơn hàng chục lần phải thực hiện sách lược ‘độc lập thật, thần phục giả’; cứ vài năm sai sứ sang triều cống vài con voi có sẵn trên rừng, một ít tấm quyên, tấm lụa, xin cầu phong, để yên mà sống.
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 18 tháng 6 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Hồng Kông, thất bại hiếm hoi của Tập Cận Bình

Thụy My

RFI
Đăng ngày 17-06-2019


Các cuộc biểu tình khổng lồ ở Hồng Kông và sự lùi bước của chính quyền địa phương là thất bại hiếm hoi của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuy nhiên về lâu về dài ông Tập có thể sẽ cố gắng tăng cường khống chế đặc khu.

Đúng ba mươi năm sau vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn, người quyền lực nhất Trung Quốc đã chọn lựa « rút lui chiến thuật » trước làn sóng phản kháng tại Hồng Kông - hiện vẫn được hưởng chế độ đặc biệt - theo phân tích của chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, trường đại học Báp-tít ở Hồng Kông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét