Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Bản tin ngày Thứ năm 27 tháng 6 năm 2019


Một cựu luật sư VN bị phạt 8 năm tù vì ‘phá hoại hội nghị APEC’
27/06/2019
VOA Tiếng Việt
Một tòa án ở Tp. Hồ Chí Minh hôm 27/6 xử phạt cựu luật sư Trần Công Khải 8 năm tù vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” với cáo buộc “tham gia tổ chức khủng bố Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời,” theo tin từ gia đình.
Từ Sài Gòn, anh Trần Minh Quân, con trai của ông Trần Công Khải, nói với VOA rằng bản án đối với cha anh là “không có căn cứ” và gia đình anh không được tham dự phiên tòa hôm 27/6.
Trump đe dọa VN cần làm gì để không ảnh hưởng đến quan hệ với Mỹ?
3 giờ trước
BBC News
Tổng thống Donald Trump phê phán Việt Nam "lợi dụng Hoa Kỳ" trong thương chiến, gây ra nhiều bình luận ở quốc gia Đông Nam Á được cho là hưởng lợi vì Trung Quốc bị thuế quan của Hoa Kỳ.
Trả lời phỏng vấn với Fox Business Network phát hôm 26/6 ông Trump nói: "Nhiều công ty đang chuyển sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng tôi còn tệ hơn Trung Quốc."
Nguyễ Lan Hương - Một vài suy nghĩ về triết lý và sách giáo khoa của Cánh Buồm
27/06/2019
 (GDVN) - Xin thành kính tri ân bác Phạm Toàn, một người thầy và một nhân cách Việt Nam!
LTS: Trước tin nhà giáo Phạm Toàn qua đời, tác giả Nguyễn Thị Lan Hương gửi đến Tòa soạn Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết như một nén tâm nhang gửi đến người quá cố, đồng thời chia sẻ những tâm tư của mình về giáo dục, những gì nhà giáo Phạm Toàn đã một đời theo đuổi.
Tòa soạn trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi, văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của tác giả, không nhất thiết trùng với quan điểm của Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Hồng Lam - Ai đã cưỡng bức dòng sông?

Thanh Hà
27.6.19


Tôi không định nói về sông Hương, cũng không nhớ sai tựa bài tùy bút vừa được đưa vào đề thi sáng hôm qua. Tôi muốn nói về sông Sài Gòn. Đang uốn mềm mại như dải lụa, đột nhiên bờ sông phía đường Nguyễn Hữu Cảnh lòi hẳn ra một cái lưỡi cày. Cũng có người gọi nó là cái cựa gà. Nó chọc thẳng, giật bay mí mắt trong tầm nhìn. Xem tấm hình này, hoặc đứng trên cầu Thủ Thiêm ngắm cảnh này vài ba lần một ngày, nguy cơ thủng tròng mắt là rất cao!

EV-FTA giúp gì cho giới hoạt động nhân quyền Việt Nam?
27/06/2019
Phùng Anh Khương
Nội dung cũng như các tài liệu giải thích EV-FTA của Liên minh Châu Âu (EU) đều cho thấy rằng hiệp định này không thuần túy là về thương mại mà có đính kèm các điều kiện nhân quyền mà cả hai bên đều phải tuân thủ (hay thường gọi là new-generation FTAs – hiệp định tự do thương mại thế hệ mới). 
***
Ủy ban Châu Âu (European Commission) vừa cho biết rằng Hội đồng Bộ trưởng của Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu – Việt Nam (EV-FTA). EU sẽ ký kết hiệp định này với Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 30/06/2019.
Điểm tin báo ngày Thứ năm 27 tháng 6 năm 2019


Bình Nhưỡng yêu cầu Seoul không can thiệp vào việc thương lượng với Mỹ
Thụy My
27-06-2019
Bình Nhưỡng hôm nay 27/06/2019 yêu cầu Seoul ngưng « can dự » vào việc thương lượng với Washington trong hồ sơ nguyên tử, và bác bỏ tuyên bố trước đó của tổng thống Hàn Quốc rằng đối thoại liên Triều đang diễn ra. Bắc Triều Tiên cũng đòi hỏi phía Mỹ có chiến lược mới trong việc thương thảo.
Ngô Nhân Dụng: Hai tin vui buồn cho Tập Cận Bình
Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019
Tập Cận Bình sẽ gặp Donald Trump cuối tuần này nhân hội nghị G-20 của 20 nước kinh tế mạnh nhất. Trước khi Tập gặp Trump, có một tin vui và một tin buồn. Tin vui là công ty Huawei vẫn mua được “chip” của các hãng Mỹ dù chính phủ Trump đã có lệnh cấm từ Tháng Năm, 2019. Tin buồn là dân tiêu thụ trong nước Tàu giảm chi tiêu. Tập sẽ nhớ đến cả hai tin vui buồn này khi nói chuyện với Trump ở Osaka.
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 27 tháng 6 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Đỗ Kim Thêm - Triển vọng giải quyết các nghị trình của Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka
27-6-2019
Bối cảnh
Trong hai ngày 28 và 29 tháng 6 năm 2019, Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra ở Osaka, với sự tham dự của các nguyên thủ của 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới, trong còn có cả cơ quan Liên Âu, 8 quốc gia khách mời và lãnh đạo của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và nhiều định chế quốc tế khác.
Made in China 2025: Tham vọng phát triển ngành chế tạo của Trung Quốc
Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành
Bản kế hoạch 10 năm đầy tham vọng
Năm 2015, Bắc Kinh công bố dự án “Chế tạo tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2025). Đây là bản kế hoạch 10 năm phát triển ngành công nghiệp chế tạo, một sáng kiến chiến lược đầy tham vọng nhằm biến TQ thành siêu cường chế tạo cạnh tranh được với Mỹ. Sau khi công bố, “Chế tạo tại TQ 2025” đã trở thành chủ đề khiến cho các doanh nghiệp và chính phủ trên thế giới lo ngại, bởi lẽ như nhà bình luận người Australia N. O’Connor nói “Kế hoạch này rất táo bạo vì nó nhằm tới việc đưa TQ thống trị toàn thế giới”. Nó được cho là đang làm tăng sự căng thẳng trong cuộc chiến tranh thương mại TQ-Mỹ. Báo Mỹ gần đây đưa tin dường như TQ đang soạn thảo một kế hoạch mới thay cho “Chế tạo tại TQ 2025”, hoãn một số mục tiêu nhằm giảm căng thẳng thương mại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét