Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Bản tin này Thứ ba 11 tháng 2 năm 2020


Cánh Cò - Phép thử Coronavirus
Chủ Nhật, 02/09/2020
Nhật có lẽ là nước đầu tiên gửi 1.000 nhân viên y tế sang giúp Trung Quốc đối phó với thảm họa Coronavirus. Thế giới ngưỡng mộ nước Nhật về những hành động thiết thực này nhưng ít ai để ý tới tầm nhìn của nước Nhật khi nhanh chóng tiếp cận với vùng bị dịch, trước nhất là trợ giúp y tế cho nạn nhân nhưng quan trọng hơn Nhật đang thực tập bài học chống dịch ngay trên vùng bị dịch hóa.
Từ sự tiếp cận này Nhật sẽ có kinh nghiệm như chính bệnh dịch đang hoành hành tại Nhật để có thể biết đích xác nếu cùng trường hợp như vậy xảy ra tại Tokyo thì chính phủ và hệ thống y tế của Nhật sẽ phải làm gì trong ngắn và dài hạn. Nhóm chuyên gia này không những học hỏi được những gì mà nạn nhân của Trung Quốc cần mà họ còn có thể lên một phác thảo chính xác những việc cần làm hay những dụng cụ y tế cần phải có cho một trận dịch tương tự trong tương lai, hay thậm chí họ có thể áp dụng ngay khi Coronavirus hoành hành tại Nhật trong tương lai gần.
BS Võ Xuân Sơn -Nhiễu thông tin
FB Võ Xuân Sơn
10-2-2020
Đoàn Việt nam công tác tại Wuhan có 8 người, về đến Việt nam, đến nay đã có 6 người được xác định nhiễm coronavirus. Một trong số những người này đã lây cho 3 (có thông tin là 4) người khác tại Việt Nam.
Chỉ có 2 giờ quá cảnh ở sân bay, hoặc 1 giờ chúc Tết, mà bị nhiễm, thì cái con coronavirus này có khả năng lây lan rất mạnh. Cấp số lây lan của nó cho đến nay được cho là khoảng từ 2 đến 3. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng con số bệnh nhân được công bố phát hiện hiện nay chỉ chiếm khoảng 1/10 con số thực tế. Như vậy thì hệ số lây lan có thể còn cao hơn nữa.
... Hôm nay, nói chuyện với một số bạn bè, tôi cũng dự đoán là khẩu trang được xuất khẩu qua các nước, đặc biệt là Trung quốc. Và các cơ quan yêu cầu các nhà máy chỉ là bề nổi, viện trợ cho Trung quốc cũng chỉ là bề nổi. Còn thì, tại Trung quốc, khẩu trang được giá gấp nhiều lần, và dễ bán hơn ở Việt nam.
Trong lúc này mà xuất đi 36 tấn khẩu trang chỉ trong 5 ngày, và chỉ qua có 1 cửa khẩu, thì đúng là chế độ chúng ta nhân văn quá.
Phạm Phú Khải - nCoV làm mất niềm tin vào chế độ


Mấy hôm nay đi đâu cũng nghe về coronaVirus (nCoV). Ở nhà. Ở trường học con cái. Ở công sở. Ở chỗ gặp gỡ bạn bè. Ở các bữa ăn với gia đình. Trên truyền hình. Trên mạng xã hội v.v... Có lẽ không nơi nào tránh khỏi thông tin và bình luận về nCoV này trong những ngày qua.

Theo viện nghiên cứu tại Đại học John Hopkins vào hôm nay 9 tháng 2, thì nạn dịch nCoV hiện có 34.549 người trên thế giới bị mắc bệnh, ít nhất 813 người đã bị chết, trong đó chỉ có 2 người ở ngoài Trung Quốc, một tại Phi và một tại Hồng Kông. 2.707 trường hợp được chữa trị. Người dân thuộc 28 quốc gia trên thế giới đã được phát hiện là bị nhiễm nCoV, mà phần lớn là những người đã đến Trung Hoa đại lục.

WB không cho Trung Quốc vay khoản mới để chống dịch do virus nCoV
H. Thủy
11/02/2020
WB sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho Trung Quốc để giúp nước này ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp, song sẽ không cho nước này vay một khoản vay mới nào.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass mới đây cho biết tổ chức này đang hỗ trợ kỹ thuật cho Trung Quốc để giúp nước này ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV), song sẽ không cho nước này vay một khoản vay mới nào.
‘Hãy đừng bắt tay’: Chuyến thăm của Tập Cận Bình ở Bắc Kinh trong bối cảnh khủng hoảng virus corona
‘Let’s Not Shake Hands’: Xi Jinping Tours Beijing Amid Coronavirus Crisis
New York Times
Tác giả: Steven Lee Myers
Dịch giả: Trúc Lam
11-2-2020
BẮC KINH — Khi ông [Tập] bước vào văn phòng thành phố cách năm dặm về phía bắc Tử Cấm Thành, người lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc trong nhiều thập niên đã kéo tay áo của cái áo khoác màu đen và giơ cổ tay của ông ra. Một phụ nữ đeo mặt nạ và găng tay phẫu thuật kiểm tra xem ông ta có bị sốt không.
Đó là sự xuất hiện công khai đầu tiên của ông Tập Cận Bình kể từ khi gặp thủ tướng Campuchia hồi tuần trước và là một trong những lần xuất hiện ít ỏi kể từ khi dịch bệnh bùng phát thành khủng hoảng hồi tháng trước. Nó cho thấy ông ta ở trên “tuyến đầu”, điều mà truyền thông nhà nước tuyên bố về những nỗ lực của Trung Quốc chống lại dịch bệnh virus corona – ngay cả khi trung tâm dịch bệnh thật sự bùng phát ở thành phố Vũ Hán, cách 600 dặm về phía nam.
Điểm tin báo ngày Thứ ba 11 tháng 2 năm 2020


Y Chan - Trong khủng hoảng, Trung Quốc thật sự cần Mỹ giúp điều gì?

11/02/2020


Câu trả lời đầu tiên phải là một câu hỏi: Trung Quốc nào?
Thứ người dân Trung Quốc yêu cầu và thứ chính quyền cộng sản Trung Quốc muốn là hai cái khác nhau.
Bình thường đã khác, trong khủng hoảng, sự khác biệt lại càng rõ hơn.
Không làm rõ điều này ngay từ đầu, người ta sẽ dễ dàng rơi vào cái bẫy mà những chính quyền độc tài giăng ra từ xưa đến nay, rằng họ là đại diện duy nhất cho toàn bộ dân tộc, hay thậm chí, độc đáo hơn, họ “chính là dân tộc”.
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 11 tháng 2 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
68 NGO kêu gọi Ủy Ban Châu Âu không phê chuẩn thỏa thuận thương mại với Việt Nam
Thùy Dương
RFI
11/02/2020
68 tổ chức phi chính phủ hôm qua 10/02/2020 ra tuyên bố chung kêu gọi các nghị sĩ châu Âu không phê chuẩn thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu với Việt Nam (EVFTA), vì tình trạng nhân quyền và quyền lao động tại Việt Nam vẫn còn « đáng lo ngại ».
Theo lịch trình, trong phiên khoáng đại tại trụ sở Strasbourg vào ngày thứ Tư 12/02, các nghị sĩ châu Âu sẽ bỏ phiếu thông qua văn bản Hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu với Việt Nam. Văn bản đã được ký tại Hà Nội hồi tháng 06/2020, theo đó 99% thuế quan đánh vào hàng hóa trao đổi giữa Liên Âu và Việt Nam sẽ được xóa bỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét