Tuấn Khanh - Hòa thượng
Thích Quảng Độ viên tịch, thọ 92 tuổi
23/2/2020
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng
Độ, Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGVNTN) viên tịch
vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22/2/2020 nhằm ngày 29/1 năm Canh Tý, Phật lịch
2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Hưởng thọ 92 tuổi.
Hoà thượng Thích Quảng Độ là
người đứng đầu Giáo hội PGVNTN, một giáo hội không được nhà nước Việt Nam thừa
nhận vì luôn khẳng định sự độc lập trong tinh thần tín ngưỡng và từ chối mọi sự
thỏa hiệp với nhà nước vô thần. Ngài đã bị chính quyền Việt Nam sau 1975 bỏ tù
nhiều năm, bị lưu giam ở Thái Bình trong giai đoạn 1975 – 1980. Vào năm 1995
hòa thượng bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giam và bị phạt tù 5 năm và 5
năm quản chế với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Ngài cũng từng bị bắt giam trở lại sau khi
phát động các hoạt động nhân đạo cứu trợ cho đồng bào sông Cửu Long bị bão lụt
vào năm 2007.
Tưởng Năng Tiến – Nhà
Sư & Nhà Nước
Một hệ thống truyền
thông do chính quyền kiểm soát có thể tạo ra một làn sóng thông tin sai lệch,
nhưng sẽ chỉ làm gia tăng hiệu ứng ngược khi chính quyền đó đã mất tín nhiệm
nơi dân chúng.
Thích Quảng Độ
Cái gì chứ chùa chiền, thánh thất là những nơi tôi rất ít
khi lai vãng. Nghiêm và buồn thấy mẹ. Tam Bảo, Phật – Pháp – Tăng, tôi cũng đều
né tuốt. Vậy mà cả đêm qua tôi lo muốn chết luôn, không ngủ được, nên phải lồm
cồm bò dậy – viết vội vài hàng – sau khi đọc bài viết của nhà bình luận thời cuộc
Nguyễn Ngọc Già (về một vị tu sĩ) trên diễn đàn Dân Luận
Trần
Ngọc Sơn - Đồng Tâm: Lại thuyết âm mưu
23-2-2020
Theo
Wikipedia,Thuyết âm mưu được dựng lên từ nhiều nguyên nhân trong đó có sự nghi
ngờ của quần chúng về vụ việc không được giải thích minh bạch bởi các cơ quan
có trách nhiệm.
Một
số thuyết âm mưu ra đời từ các vụ “ám sát TT Kennedy năm 1963”, “Cái chết bi
thảm của Lady Diana”, “Khủng bố 11/9/2001” …
Tại
sao thuyết âm mưu đến thế kỷ 21 vẫn còn sống khỏe? Thưa, ở Việt Nam, nó sống
khỏe chỉ vì quần chúng vẫn nghi ngờ mọi giải thích của chính quyền lấp liếm
kiểu “cả vú lấp miệng em” qua sự cố Đồng Tâm.
22/02/2020
Dù đứng trên quan điểm nào, dường
như nhân loại đồng ý rằng mọi tạo vật trên địa cầu phải được hướng về con người
như là trung tâm và cùng đích.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung lo phải tiếp nhận 'người vùng dịch Hàn
Quốc'
BBC News
23/2/2020
Chính quyền Thành phố Hà Nội có
"phiên họp đột xuất" vào chiều hôm Chủ nhật 23/2 trước diễn biến phức
tạp dịch Covid-19 toàn cầu, đặc biệt là tại Hàn Quốc.
Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn
Đức Chung được truyền thông dẫn lời nói "Hiện chưa có thông tin nào từ Ban
Chỉ đạo quốc gia coi Hàn Quốc là vùng dịch, nhưng diễn biến rất phức tạp, vì 15
- 20 ngày qua, người Hàn Quốc vẫn qua lại Việt Nam bình thường và lượng người
Hàn Quốc ở Hà Nội là rất lớn.
Điểm
tin báo ngày Chủ nhật 23 tháng 2 năm 2020
Nguyễn Vĩnh Long Hồ - Học thuyết
"Lục quân hải chiến" của Đô đốc Harris
Trước
dây, các chiến lược gia của Mỹ chỉ bàn về học thuyết tác chiến mang tên “KHÔNG
– HẢI CHIẾN” (Air – Sea Battle Operational Concept). Học thuyết quân sự nầy
tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Không quân & Hải quân. Air – Sea Battle
vận hành bộ máy chiến tranh tổng lực, mục tiêu của học thuyết nầy là khu vực
châu Á nhằm đối phó với sự trỗi dậy lớn mạnh của Tàu Cộng. Ngũ Giác Đài đang nỗ
lực hoàn chỉnh chiến thuật này để đập tan chiến lược “A2/AD” (Anti Access/Area
Denial) và phá bỏ năng lực trên của quân đội TC.
...
Thật ra, học thuyết mới “Lục Quân Hải Chiến” của Đô đốc Harry
Harris là do ông rút kinh nghiệm từ chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) và Thế
chiến II. Học thuyết nầy sẽ được Ngũ Giác Đài nghiên cứu và thực hiện vì nó phù
hợp với tư tưởng chống Tàu Cộng của TT Trump và Tiến sĩ Peter Navarro. Từ học
thuyết nầy, Lục quân Hoa Kỳ sẽ không giữ nhiệm vụ thuần túy là lính đánh bộ chỉ
hoạt động chủ yếu trên đất liền, được trang bị vũ khí cá nhân để chiến đấu trên
bộ, tiêu diệt địch quân, đánh chiếm mục tiêu chiến thuật và chiến lược trên mặt
trận và giữ vững trận địa.
Nguy cơ đụng độ ở Biển Đông giữa
Việt Nam, Malaysia và Trung Quốc
RFA
2020-02-22
Căng
thẳng giữa ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia ở Biển Đông đã kéo dài suốt
hai tháng nay sau khi Malaysia điều tàu khoan dầu đến khu vực thềm lục địa mở
rộng mà cả hai nước Việt Nam và Malaysia đều đòi chủ quyền ở Biển Đông, đồng
thời nằm trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển.
Trang
chuyên theo dõi thông tin hàng hải AMTI thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên
cứu Quốc tế (CSIS) ở Mỹ loan tin này hôm 21/2, dựa theo các hình ảnh vệ tinh và
dữ liệu thu thập từ hệ thống định vị tự động.
Melody Kemp - Lời ru buồn cho Cửu
Long
23/02/2020
Melody
Kemp
Trần Quốc Việt dịch
Nguyễn
Trung Việt, Chánh văn phòng Biến Đổi Khí Hậu thành phố Hồ Chí Minh, đang phát
biểu với nhóm phóng viên và ông giận thấy rõ. "Điều gì khiến tôi ban
đêm mất ngủ?" ông hỏi một cách ấn tượng. "Đó là vì có rất
nhiều rủi ro, rất nhiều việc phải làm, nhưng chúng tôi được trả lương rất thấp
nên không thể dành thời gian vào việc biến đổi khí hậu. Thay vì thế chúng tôi
phải làm hai ba công việc cùng một lúc để tồn tại. Thử hỏi sao chúng tôi có thể
làm tốt được? Người đứng đầu bộ phận này lương chỉ 200 đô la Mỹ mỗi
tháng."
...
"Vấn đề hoàn toàn không phải là xây dựng những thứ vô bổ như thế,"
Lý Quốc Đẳng ở Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long bày tỏ. "Uỷ
ban trung ương thích xây đê vì họ kiếm được tiền, nhưng liệu chúng có hiệu
quả?" Ông nhún vai. "Chúng tôi có những chuyên gia của chúng tôi
biết hệ thống và nhân dân của chúng tôi. Các giải pháp liên quan đến chính trị
hơn là kỹ thuật."
Khác
với nhiều viên chức người Việt cấp cao, cả Đẳng và tiến sĩ Phi đều hiểu rằng
các biện pháp bảo vệ ngập lụt lớn hơn không nhất thiết tốt hơn, và nếu thành
phố muốn phát triển thịnh vượng về lâu dài, thành phố sẽ cần làm việc thuận với
thiên nhiên thay vì nghịch với thiên nhiên. Những chính sách ngày hôm nay chỉ
chuyển những rủi ro ngập lụt sang cho những thế hệ tương lai.
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 23 tháng 2 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Virus corona Covid-19 : Báo động tối đa tại Hàn Quốc
Trọng Nghĩa
RFI
23/02/2020
Sau 5 ca tử vong và hơn 600 ca
lây nhiễm, Hàn Quốc trong tình trạng "báo động tối đa". Diễn biến dịch
bệnh Covid-19 tiếp tục gây lo ngại. Hàn Quốc. Ngày 23/02/2020 có thêm 169 ca
lây nhiễm.
Phát biểu sau cuộc họp của
chính phủ về dịch Covid-19, tổng thống Moon Jae-In xác nhận tính chất khẩn cấp
của tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc và cho biết là chính quyền sẽ nâng báo động
lên mức cao nhất là “nghiêm trọng”, và sẽ “quyết liệt củng cố hệ thống ứng
phó”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét