Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 18 tháng 2 năm 2020


Cánh Cò - Những vết đạn
Thứ Hai, 02/17/2020
Trong những ngày này cả nước không ít thì nhiều bị ám ảnh bởi những tin tức từ báo chí, mạng xã hội, hay ngay cả những lời kể của người trong cuộc, những nạn nhân của cuộc chiến tranh biên giới tháng Hai năm 1979. Những hình ảnh tàn khốc mà Trung Quốc trao tặng cho bộ đội, nhân dân Việt Nam tuy đã 41 năm trôi qua nhưng những vết đạn vẫn còn đó, in hằn trong tâm khảm của hàng chục ngàn người.
Sáng sớm ngày 17 tháng Hai, 600.000 quân Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam suốt một dải từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh). Đội quân Trung Quốc đã tiến đánh các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.
Còm sỹ Michael: Corona Phiêu lưu ký.
17/2/2020
Kinh tế là gì? Là sản xuất và trao đổi cả hai thứ đều quan trọng như nhau.
Một cách đơn giản hoá, anh thợ giày làm ra đôi giày. Anh đem bán và lấy tiền mua vật liệu từ anh thợ da và cao su. Một phần lời anh mua vé du lịch. Người thợ da bán được thì lấy tiền lời đóng học phí cho con. Người bán vé du lịch có tiền lời thì mua áo quần. Người làm ra áo quần đi mua vé coi phim. Thầy cô nhận học phí thì mua gạo, mắm. Người bán gạo mắm đi mua iphone để seo-phi. Facebook có nhiều hình seo-phi thì lên giá, …. Một sự liên hệ hỗ tương mà thiếu một mắt xích là dễ gây ra phản ứng dây chuyền. Từ 1 triệu ban đầu người bán giày kiếm được, chẳng hạn, cứ chuyền tay nhau như vậy mà đồng tiền nhân lên thành 10 triệu, Gom hết tiền lời của mọi người thì thành ra GDP.
Virus corona - Covid-19: Nhật bó tay trước nguy cơ lây lan dịch bệnh
Tú Anh
RFI
18/02/2020
Đại cường kinh tế thứ ba thế giới chuẩn bị đương đầu với cuộc đổ bộ của siêu vi corona chủng mới. Quen với thảm họa thiên tai, bão tố, động đất, Nhật Bản bình tĩnh chuẩn bị đối phó với « cuộc chiến lâu dài ». Chính phủ Shinzo Abe báo động và kêu gọi tinh thần trách nhiệm và công dân của mỗi người Nhật. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế không giấu lo ngại trước những thực tế vượt tầm khả năng phòng chống.
Trần Minh Triết  - Thị trường khẩu trang: “Toang” thật rồi
17/02/2020
Từ một mặt hàng bình thường, nỗi lo sợ nhiễm virus corona, cộng với chính sách áp đặt giá không phù hợp với quy luật cung – cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc mua khẩu trang đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân Việt Nam.
Xếp hàng mua khẩu trang “giá bác Đam”
Thế hệ 8x, 9x của Việt Nam, trong những ngày vừa qua có cơ hội chứng kiến cảnh phát phiếu, xếp hàng mua khẩu trang giống như thế hệ ông bà, cha mẹ được phát tem phiếu xếp hàng mua gạo thời bao cấp.
Nguyễn thị Cỏ May - “Tôi không phải virus Corona”
17/2/2020
Paris từ cuối năm rồi đến nay vẫn còn sôi nổi chuyện biểu tình, đình công. Lại thêm, mấy hôm nay, trên đường phố Paris, ở khu phố chợ Tàu – Paris 13, nhiều cô cậu trẻ người Á châu mang khẩu trang hoặc tay cầm tấm bảng cạt-tông với hàng chữ hiền lành “Tôi không phải virus Corona ” để phản ứng lại, mà cũng vừa để trấn an một ít người Pháp đang bày tỏ một cách gay gắt nỗi lo sợ bị lây nhiễm “dịch Tập Cận Bình” bằng những lời xô đuổi “Mầy hãy về xứ của mầy đi. Thứ đồ con xẩm ở dơ” hoặc “Mày hãy về xứ mầy. Mang luôn bệnh dịch theo mầy đi”!
Báo chí, truyền thông mạng đều nói tới kỳ thị chủng tộc. Cả Tường An, ký giả đài SBTN và RFA ở Hoa Kỳ cũng làm một phóng sự cộng đồng đặt vấn đề: “Dịch coronavirus tại Pháp – Lo sợ lây nhiễm hay kỳ thị chủng tộc?”
Thiện Tùng - “Mở khẩu”  

18/2/2020


Nghe nói virus Corona đang lan nhanh và chỉ “ăn hiếp” những người ươn yếu, tôi thuộc dạng người ươn yếu nên suốt tuần qua cứ ru rú trong nhà. Mới đây lại nghe nói virus Corona sẽ yếu đi khi gặp nhiệt trên 25độ C, vậy là sáng nay tôi tra khẩu trang vào, ra Vườn hoa Lạc Hồng, cạnh tượng Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa Huân), bên vàm sông Bảo Định, đứng dựa lan can, ngẫn mặt về hướng Đông vừa phơi nắng sáng, vừa hứng gió từ Cửa Tiểu, Cửa Đại thổi vào.

Tưởng niệm 41 năm cuộc chiến chống xâm lược Trung Quôc ở biên giới phía bắc
Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng
Hàng năm cứ đến dịp 17 tháng 2 là các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập như CLB Lê Hiếu Đằng, NoU, Nhóm Vì Môi Trường, Hội anh em Dân chủ… thường đến dâng hoa thắp nhang tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới chống Trung Cộng xâm lược (1979-1989) ở Tượng Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng, Sài Gòn và ở Tượng Vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội hoặc các nghĩa trang liệt sĩ chống Trung Cộng xâm lược. Năm nay do dịch bệnh ICOVID 19 nên mỗi người Việt Nam yêu nước sẽ tự tưởng niệm Liệt sĩ chống Trung Cộng xâm lược (17/2/1979-1989) theo cách riêng của mình.
Điểm tin báo ngày Thứ ba 18 tháng 2 năm 2020


Hoàng Xuân Hãn và tâm thư của phong trào Việt kiều
Lê Học Lãnh Vân
10 tháng 02 năm 2020
https://drive.google.com/open?id=18X3zYwHNqiRmK85__LtstaW-npRKSz-L
Nhân dịp anh chị Nguyễn Ngọc Giao – Phạm Tư Thanh Thiện về thăm Việt Nam đầu năm 2020, xin được kể một câu chuyện ba mươi năm xưa…
... Anh Giao cũng cho biết thêm: “Sau cuộc gặp ở nhà bác Hãn, còn có nhiều cuộc điện thoại bác gọi cho tôi. Bác không ký Tâm Thư (trong khi hai người bạn vong niên của bác là ông Nguyễn Mạnh Hà và Phạm Ngọc Thuần đêu ký) nhưng nói với tôi : Bác sẽ viết thư riêng cho các anh trong nước để giải thích ý nguyện của các cháu và anh em khi ký tâm thư, và mong rằng các anh ấy sẽ có thái độ thích đáng. “Các anh” ấy là hai ông Lê Đức Thọ và Phạm Văn Đồng. Khi nhận được hồi âm của hai vị ấy, bác Hãn có điện cho tôi và đọc toàn văn hai lá thư ngắn của họ, đại ý nói hiểu “ý đồ” của tâm thư, và sẽ xử sự một cách “hiểu biết””. Tuy nhiên, trong một thời gian khá lâu sau đó, anh Giao không được cấp visa trở về Việt Nam.
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 18 tháng 2 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Du khách Thái Lan bị hành hung tại Việt Nam vì nhắc dân Việt xếp hàng
Bùi Thư BBC News Tiếng Việt
Mạng xã hội những ngày qua lan truyền hình ảnh, video về việc hai nữ du khách Thái Lan bị một phụ nữ Việt Nam hành hung vì nhắc nhở xếp hàng.
Sự việc diễn ra ở KDL Đường hầm điêu khắc ở Đà Lạt, thuộc Công ty CP Sao Đà Lạt.
Chuyện gì đã xảy ra?
Đại diện công ty CP Sao Đà Lạt xác nhận với BBC News Tiếng Việt hôm 17/2 là có xảy ra vụ xô xát giữa một người Việt và nhóm du khách Thái Lan vào khoảng 10g30 ngày 11 tháng 2 vừa qua.
Đại dịch kỳ bí đã tàn phá đế chế Athens hùng mạnh 2400 năm trước ra sao?
Ngọc Mai
 ĐKN 15/02/20
Athens là trung tâm kinh tế, văn hóa và công nghệ của Địa Trung Hải. Nơi này từng được coi là “bất khả chiến bại”, thành phố mà những chiến binh Sparta không thể chinh phục. Thế mà nó cũng không chiến thắng nổi trận đại ôn dịch…
Trong nửa sau thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên (TCN), hai thành bang Athens và Sparta lao vào cuộc chiến tranh Peloponnesian để giành quyền bá chủ thế giới Hy Lạp cổ đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét