Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 25 tháng 2 năm 2020


Tưởng Năng Tiến –Thằng Bất Hảo
11/01/2019
Nhiều người cho rằng, Cambodia đã đi trước Việt Nam một bậc về mặt dân chủ, rằng xã hội dân sự đã nở hoa, rằng quốc gia này sẽ là người tiên phong của vùng Đông Dương về tự do, dân chủ và sự phát triển kinh tế – kinh trị. Vài năm sau, chúng ta bắt đầu khóc than về một nền dân chủ kiệt sức và hấp hối. Điều gì đã xảy ra? –
Nguyễn Quốc Tấn Trung
Bởi tính hà tiện (và cũng vì thói quen luôn thức sớm) tôi hay rời Bangkok lúc trời còn tối, và đến Phnom Penh khi vừa sáng bạch. Chuyến bay đầu ngày bao giờ cũng rẻ, ít ra thì cũng rẻ hơn được năm/bẩy Mỹ Kim. Đỡ được đồng nào hay đồng đó.
Phi đạo vắng ngắt nhưng phi trường thì ồn ào hơn thường lệ vì có nguyên cả một đoàn du khách Trung Hoa (gần cả trăm người) đang lào xào trò chuyện hơi lớn tiếng. Tôi gặp họ hoài, ở khắp mọi nơi, nghe riết cũng quen nên không có gì để phàn nàn cả. Hơn nữa – tự thâm tâm – tôi tận tình chia sẻ với nỗi “hạnh phúc vỡ oà thành tiếng” của hằng tỉ con người (vừa được xổ lồng) sau hơn nửa thế kỷ bị giam cầm, trong bức màn sắt...
GS Lê Hữu Khóa - Thư gởi các nhà lãnh đạo tương lai của Việt tộc: Lãnh đạo nhận nhân lý, nhập nhân trí

25-6-2018


Chào các bạn,

Chúng ta chưa biết nhau và có thể sẽ không quen nhau, nhưng chúng ta vẫn có thể đối thoại được với nhau qua lý luận từ dữ kiện, qua lập luận từ chứng từ, qua giải luận từ các dự phóng tương lai của các bạn muốn trở thành các nhà lãnh đạo tương lai của dân tộc, của đất nước bằng chính tâm chớ không bằng tà quyền, bằng chính trí chớ không bằng bạo quyền, bằng chính lý chớ không bằng tham quyền.
Mà nguồn gốc câu chuyện của chúng ta tới từ chính quyền của ĐCSVN từ khi họ giành quyền lãnh đạo dân tộc và đất nước bằng độc quyền qua độc đảng, với độc tài sinh ra độc tôn, mà họ chưa bao giờ được Việt tộc bầu ra, với bao hậu quả từ thù trong (tham quan-tham ô-tham nhũng) tới giặc ngoài (Tàu nạn với nạn xâm lấn-Tàu họa với họa xâm lược-Tàu hoại với hoại xâm lăng) đây là một viễn ảnh đen tối cho dân tộc: bị đô hộ thì sẽ bị đồng hóa, một việc mà mà tổ tiên ta đã ngăn chặn được từ hơn bốn nghìn năm nay.

Tương lai GHPGVNTN sau khi Hòa thượng Thích Quảng Độ qua đời
BBC News
25/2/2020
Sự viên tịch của Hòa thượng Thích Quảng Độ, thọ 92 tuổi, ở Sài Gòn, là dịp để đánh giá di sản của ông và nỗ lực giữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất - tổ chức tôn giáo của miền Nam Việt Nam bị chính quyền sau này cấm.
Chùa Từ Hiếu (Quận 8, Sài Gòn) là nơi hòa thượng Thích Quảng Độ cư ngụ trong hơn một năm cuối đời, sau khi ông rời Thanh Minh thiền viện, quay ra Bắc, rồi về Sài Gòn.
Hòa thượng Thích Nguyên Lý, trụ trì ngôi chùa này, nói với BBC News Tiếng Việt rằng, ông biết đến thầy Quảng Độ ngay từ những ngày còn nhỏ.
Trương Thiên Phàm – Cộng hòa Liên bang Trung Hoa rồi sẽ đến

Th2 20, 2020

Người thực hiện: Maximilian Steinbeis

Người dịch: Phạm Thị Hoài 


Học giả Trương Thiên Phàm (Zhang Qianfan, 张千帆), giáo sư luật của Đại học Bắc Kinh, giám đốc Hội Luật Hiến pháp thuộc Hội Pháp học Trung Quốc, là chuyên gia hàng đầu về luật hiến pháp và hành chính. Ông cũng nổi tiếng là người thường xuyên và công khai bảo vệ các quyền hiến định của công dân Trung Quốc. Gần đây nhất, khi bác sĩ Lí Văn Lượng qua đời vì nhiễm virus Covid-19, ông đã đồng ký tên trong Thư ngỏ gửi Quốc hội và Ủy ban Thường vụ yêu cầu thực thi tự do ngôn luận theo điều 35 Hiến pháp Trung Quốc. Đầu năm 2019, trong chiến dịch thanh lọc ảnh hưởng của các tư tưởng dân chủ, nhân quyền, pháp quyền và lập hiến phương Tây khỏi các trường đại học Trung Quốc do Tập Cận Bình phát động, cuốn giáo trình Luật Hiến pháp do ông chủ biên bị rút khỏi mọi hiệu sách toàn quốc.

Phỏng vấn sau đây do nhà báo, người sáng lập và chủ biên Blog Hiến pháp, Maximilian Steinbeis thực hiện, đăng trong tạp chí trực tuyến Nhân vật và Ý tưởng của Học viện Khoa học Berlin. Bản dịch được sự đồng ý của Học viện Khoa học Berlin.

Người dịch.

Nguyễn Ngọc Chính -  Chuyến bay… bão táp 

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020


Thông thường, trên một chuyến bay có hai hạng: Hạng Nhất (First Class) và Hạng Thương Gia (Business Class). Gần đây nhất, có một chuyến bay được mệnh danh là “Bão Táp” chỉ có mỗi một hạng: đó là “Coronavirus Class”, tạm dịch là “Hạng Coronavirus”.

Báo New York Post (ngày 22/02/2020) tiết lộ những tấm hình “có một không hai” về chuyến bay “hồi hương” của 329 du khách Mỹ trên chiếc tầu du lịch Diamond Princess. Họ khởi hành từ ngoài khơi bờ biển Yokohama (Nhật Bản), nơi chiếc tầu đã bị từ chối cho cặp bến trong cơn đại dịch Corona.

Lý Bá – Covid-19, thuốc thử cho các bạn… bò


Như một phép thử miễn phí trên diện rộng, cứ mỗi sự kiện lớn lại là dịp để người ta quan sát thấy một mâu thuẫn lớn trong tư duy của phần lớn người Việt. Đó là vừa đa nghi (không phải hoài nghi theo nghĩa tích cực), vừa cả tin đến mức gần như tự động đưa cái thừng cho người khác xỏ mũi. Người Việt trong nước mang tiếng thiếu thông tin và không có tự do ngôn luận đã đành, người Việt sống già đời ở các nước phương Tây phát triển vượt bậc lại cũng ngáo ngơ không kém.

Đơn cử vụ dịch do virus Covid-19 đang hoành hành ở nhiều nước từ trước tết nguyên đán 2020 đến giờ.
Điểm tin báo ngày Thứ ba 25 tháng 2 năm 2020


Hiệu Minh - CN4.0, văn phòng tại gia và thời virus Corona

25/2/2020

FB Hiệu Minh


Sáng thứ 2 đầu tuần sau Tết nghỉ dài ngày, một người bạn đang bị tắc đường ở Hà Nội alo cho tôi, than thở và ước, giá như được làm việc tại gia. Giải pháp này không phải không có lý nhất là thời virus Corona lây lan đáng sợ. Vài triệu học sinh đang nghỉ dài ngày vì phương tiện học online chưa sẵn sàng trong khi bố mẹ vẫn phải bươn chải ngoài đường.

Thời dịch SARS (2003) hoành hành rất nhiều người đã nghĩ, giá như không cần đến văn phòng và được làm việc tại nhà bởi lo sợ sự lây nhiễm. Đang làm cho World Bank ở Hà Nội, nhóm IT phải cung cấp thiết bị, nối đường truyền tới từng nhà cho những cán bộ chủ chốt của văn phòng để họ có đủ điều kiện như đang ngồi ở cơ quan.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 25 tháng 2 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Virus corona - Covid-19 : Cơ hội vàng cho ngành xử lý rác thải y tế

Thanh Hà 

RFI

25/02/2020 


Virus corona càng lan nhanh, nhu cầu khử trùng, xử lý đồ bảo hộ của nhân viên y tế, kim tiêm, khẩu trang thải ra càng lớn. Trung Quốc và nhiều nước châu Á ồ ạt mua vào các trạm xử lý rác thải y tế. Là một trong bảy hãng trong ngành trên thế giới, Tesalys gần thành phố Toulouse, miền đông nam nước Pháp đã nhận được đơn đặt hàng cho "toàn bộ máy sản xuất trong năm 2020".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét