Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Bản tin ngày Thứ tư 19 tháng 2 năm 2020


Đinh Hoàng Thắng - “Những cái nhất” của ngày 17/2/1979

19/2/2020


Đọc cái “tút” của GS-TS Trần Ngọc Vương từ Đại học Quốc gia nhân ngày tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 41 năm trước đây, thú thật người viết bài này không khỏi giật mình. Nói chuyện điện thoại với Giáo sư xong, viết bài này, như thắp một nén tâm hương, tưởng niệm gần 100.000 chiến sỹ và đồng bào ta đã bỏ mình trong hai cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc vốn bị lãng quên một cách nhẫn tâm và chóng vánh nhất.

Phạm Liêm - 3000 quân thiện chiến giết cụ già què, “lập chiến công đặc biệt xuất sắc”!

19-2-2020


Tôi đọc thư của ông Trần Lương gởi Lê Công Định tranh luận về Hiệp định Thương mại Tự do Âu châu – Việt Nam. Trong thư, ông Lương ám chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam là “Quái vật”. Thành thực tôi không thích chữ “Quái vật”. Từ “vật” như động vật, thực vật, đồ vật, nghe hiền lành lắm. Giết người mà giết một cách tàn bạo thì phải gọi là “ác thú” mới đúng với những gì xảy ra ở làng Hoành đêm mồng 8 rạng sáng mồng 9 tháng Giêng năm 2020.

Y Chan - Ngư dân và nông dân dọc sông Mekong trước những thay đổi lịch sử
19/02/2020


“Thay đổi dòng chảy của một con sông, bạn thay đổi dòng chảy của cả sự sống”.

Đó là lời của nhà sư Phitakchai Jaruthammo ở ngôi chùa Hai Sok trên bờ sông Mekong, trong một bài viết đăng tải trên The New York Times vào ngày 15/2/2020 vừa qua.

... Quả ngọt từ các con đập thủy điện, cho dù là do người Thái, người Việt, hay phần lớn do các công ty Trung Quốc xây dựng, đều chỉ dành cho một nhóm rất ít người.

Chỉ có ngư dân và nông dân nghèo là phải gặm những trái đắng nghét. 

Nhờ vào các con đập, biến đổi khí hậu và hoạt động nạo vét cát, trong vài năm qua, mỗi năm có 300.000 người ở vùng Tây Nam Mekong của Việt Nam phải rời bỏ quê hương, theo nghiên cứu của Brian Eyler.

Họ buộc phải ra đi, tìm đường sống khác.

Việt Nam bị ảnh hưởng gì khi Philippines muốn 'gần Trung, xa Mỹ'?

19/2/2020



Việc Philippines mới đây tuyên bố sẽ chấm dứt Hiệp ước Thăm viếng Quân sự (VFA) với Mỹ để gần gũi hơn với Trung Quốc có thể khiến các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam, lo ngại.

Điểm tin báo ngày Thứ tư 19 tháng 2 năm 2020


Mỹ thắt chặt kiểm soát truyền thông Trung Quốc do lo ngại tuyên truyền
BBC News
19/2/2020
Hoa Kỳ sẽ bắt đầu coi năm cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc hoạt động tại Hoa Kỳ như các đại sứ quán nước ngoài.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết hôm 18/2 rằng, sẽ bắt đầu coi năm cơ quan truyền thông lớn của nhà nước Trung Quốc đang hoạt động tại Hoa Kỳ như các đại sứ quán nước ngoài. Theo đó, sẽ yêu cầu các cơ quan này phải đăng ký nhân viên và tài sản với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Jackhammer Nguyễn - Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng truyền thông độc quyền và rơi vào vòng luẩn quẩn

19-2-2020


Đảng Cộng sản Trung Quốc bận tíu tít chuyện loan tin dịch bệnh và trách nhiệm của các tay lãnh đạo đảng, họ bịt lỗ hà ra lỗ hổng, mà điều buồn cười nhất là chỉ có họ, một mình một chợ trong chợ truyền thông… của chính họ.

Ngày thứ Bảy 15/2/2020, tạp chí bán nguyệt san của Đảng là Cầu Thị, công bố một phiên họp của ông Tập Cận Bình với bộ sậu quyền lực nhất Hoa Lục là Ban thường vụ Bộ Chính trị. Các ông này bàn nhau về chuyện chống dịch phổi Vũ Hán.

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 19 tháng 2 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Dịch viêm phổi cấp virus corona  - Ai có nguy cơ cao trước virus corona?
19/02/2020
Các giới chức y tế Trung Quốc công bố những chi tiết đầu tiên của hơn 44.000 ca lây nhiễm COVID-19, trong một cuộc nghiên cứu lớn nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Dữ liệu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) phát hiện hơn 80% các trường hợp là nhẹ, những người có vấn đề về sức khỏe và người lớn tuổi có nhiều nguy cơ nhất.
Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy các nhân viên y tế có nguy cơ cao trước virus chết người này.
Cập nhật: Diễn biến lây lan của virus corona ở Trung Quốc đang chững lại khi giới chức nước này duy trì các lệnh phong tỏa

New York Times

 (*) Tin gốc cập nhật vào khoảng 9h sáng 19/2/2020

Người dịch: Châu Minh Dũng

19-2-2020


Trong khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hơn 150 triệu người dân nước này tiếp tục bị giam lỏng trong nhà của họ.

Hiện tại (*) các hành khách Mỹ trên du thuyền [Diamond Princess] bị cách ly ở Nhật Bản có thể trở về nhà ít nhất hai tuần nữa, theo C.D.C [Center for Disease Control – Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ]

Các du khách Mỹ trên du thuyền Diamond Princess ở Nhật Bản sẽ không được phép về nhà trong ít nhất hai tuần nữa.

Hơn 100 người Mỹ không thể trở về nhà trong ít nhất hai tuần nữa, sau khi bị mắc kẹt trên du thuyền Diamond Princess ở Nhật Bản, một trong các ổ dịch của virus corona, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ nhận định như vậy hôm thứ Ba.

Alexander Freund - Thương hiệu Tập Cận Bình đã bị hư hại

19/2/2020



Tiến sĩ Maximilian Mayer (*) nhận thấy giới lãnh đạo của Trung Quốc đang ở trong một cuộc khủng hoảng niềm tin lớn.



Làn sóng Đức: Giới lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng muộn, nhưng sau đó rất quyết liệt: họ cách ly hàng triệu người. Cuộc sống công cộng ít nhiều đã ngưng trệ. Những biện pháp này có gì sai không?

-Maximilian Mayer: Về cơ bản thì tất nhiên có thể dự đoán trước một việc như thế từ hệ thống chính trị này. Về một mặt thì che giấu thông tin. Ưu tiên chính trị đi trước ưu tiên y tế. Đặc biệt ở cấp địa phương thì đây là phương thức hành động bình thường của chính quyền địa phương. Đã xảy ra tương tự như vậy với dịch SARS năm 2003. Về mặt này, chính phủ Trung Quốc – trái với những gì họ tuyên bố – đã không học được bài học nào từ dịch SARS, hoàn toàn ngược lại.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét