Sợ, cứ sợ, nhưng đừng biến mình
thành những “người tốt mắc dịch”
Y Chan
10/02/2020
Trong
một bài phỏng vấn gần đây được đăng trên tạp
chí Soha, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, trưởng Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhiệt đới
Trung ương đã thốt lên “nói thật, chúng tôi quá mệt mỏi, chúng tôi quá kiệt sức
vì fake news, câu views và những thứ gây sự như thế”.
“Kiệt
sức vì fake news” cũng được đưa vào tựa đề của bài viết. Đây là bài phỏng vấn
dài mà tất cả chúng ta đều nên đọc để thấu hiểu hơn công việc của những người
luôn gánh chịu nhiều rủi ro nhất, không chỉ trong những trận đại dịch mà cả trong
công việc hàng ngày của họ.
NguyenTrangNhung - Virus Corona Vũ Hán, biến đổi khí hậu và các dịch
bệnh trong tương lai'
Chủ Nhật, 02/09/2020
'The
Wuhan Coronavirus, climate change and future epidemic' ('Virus Corona Vũ
Hán, biến đổi khí hậu và các dịch bệnh trong tương lai') là tiêu đề của một
bài viết đáng chú ý trên Time của tác giả Yustin Worland vào ngày 6/2 vừa qua.[1]
Như
Worland viết, không có bằng chứng nào cho thấy biến đổi khí hậu đã kích hoạt
loại virus này (gọi tắt là nCoV) nhảy từ động vật sang người, cũng như không có
bằng chứng nào cho thấy hành tinh ấm hơn giúp nó lây lan.
Tuy
nhiên, Worland cũng viết, có một điều khá rõ ràng rằng biến đổi khí hậu có thể
làm tăng các dịch bệnh trong tương lai được gây ra bởi virus và các mầm bệnh
khác.
Đồng bằng sông Cửu
Long: Hình ảnh rối loạn của sạt lở bờ
(The Mekong Delta: an unsettling portrait of coastal
collapse)
John Reed – Bình Yên Đông lược dịch
The Financial Times – Juanuary 4, 2020
Một trong những vùng đất ngập nước lớn nhất Á Châu đang lún
xuống biển – và thay đổi khí hậu chỉ chiếm một phần.
Một số thảm họa môi trường kéo dài nhiều năm; một số khác đến
bất ngờ - hay nhanh như chớp. Sự kiện sau xảy ra vào một ngày trong tháng
8, khi cư dân ở Bình Mỹ, một xã trù phú ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của
Việt Nam, nghe một tiếng nứt rất lớn. Họ túa ra để thấy khoảng 30 m quốc
lộ chạy dọc theo nhà của họ sụp xuống sông khi lớp nhựa vỡ ra. Một trong
những vùng đất ngập nước lớn nhất Á Châu đang lún xuống biển, một phần do thay
đổi khí hậu làm mực nước biển dâng. Nhưng khi được hỏi lý do của việc sạt
lở, một nông dân địa phương tên Bo chỉ vào cần trục trên tàu ở giữa sông – cách
xa khảng 1 km – đó là khai thác cát. “Họ làm cho đáy sông càng ngày càng
sâu hơn,” anh vừa nói vừa ra bộ đào bới. Các nhà nghiên cứu theo dõi
Mekong nói khủng hoảng chồng chất từ nhiều năm đã trở nên khẩn cấp trong những
tháng gần đây. Họ cáo buộc 2 hiện tượng nhân tạo: khai thác cát từ đáy
sông và xây cất các đập thượng lưu mới ở Lào và Trung Hoa làm thay đổi dòng nước,
phù sa và màu nước.
5 đại dịch từng khiến cổ nhân Trung
Hoa khiếp sợ: Chưa đầy 2 tháng, 1 triệu người chết
Trần
Quỳnh
31-01-2020
Sức lây lan kinh hoàng cùng mức độ
nguy hiểm của những đại dịch này đã khiến chúng từng trở thành nỗi ám ảnh với
các triều đại phong kiến Trung Hoa xưa.
Tại Trung Hoa vào thời cổ đại, khi mà cách gọi "bệnh
truyền nhiễm" còn chưa xuất hiện, nền y học nước này từ sớm đã đặt tên cho
nhóm bệnh dễ lây lan này bằng một chữ "dịch".
Và trên thực tế, Trung Hoa phong kiến đã phải từng trải qua
không ít đại dịch. Trong số đó, 5 dịch bệnh dưới đây được cho là gây thiệt hại
nghiêm trọng hơn cả.
Virus corona: Truyền thông Nga gợi ý Mỹ và phương Tây dính líu
BBC Monitoring Essential Media
Insight
10/02/2020
Sự bùng phát của virus corona ở
Trung Quốc tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các thuyết âm mưu và thông tin sai lệch
khắp nơi trên mạng, nhưng ở Nga, chúng còn được lan truyền trên các chương
trình truyền hình chính thức trong giờ cao điểm.
Truyền hình Nga cũng độc đáo ở
chỗ họ mang một ngụ ý chung nhất quán: rằng giới tinh hoa phương Tây mờ ám và đặc
biệt là Hoa Kỳ thật đáng trách.
Điểm
tin báo ngày Thứ hai 10 tháng 2 năm 2020
Virus Corona: Hồng
Kông đang cho thấy triệu chứng của một nhà nước thất bại
Nguồn : Bloomberg
Tác giả: Clara Ferreira Marques
Dịch giả: Châu Minh Dũng
9-2-2020
Với các kệ hàng trong siêu thị trống rỗng và sự mất lòng tin
nơi công chúng đang gia tăng, thành phố bị virus corona tấn công đang cho thấy
một nhà nước thất bại (1).
Hàng hóa lưu thông ở trung tâm
tài chính châu Á này đã bắt đầu nhắc tôi nhớ về hoạt động mua sắm ở Nga hồi mùa
hè hỗn loạn năm 1998. Bạn vơ lấy tất cả những gì bạn có thể tìm thấy và nếu có
người đứng xếp hàng, bạn cân nhắc nên tham gia vào xếp chung. Mặt nạ phẫu thuật
và dung dịch khử trùng được đổi chác; các kệ hàng đựng chất tẩy rửa đều trống rỗng.
Giấy vệ sinh đã hết sạch hồi tuần trước, sau khi có tin đồn trên mạng, gợi nhớ
đến hình ảnh của Venezuela.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 10 tháng 2 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Mỹ sẽ chi 100 triệu USD giúp Trung Quốc và các nước bị ảnh hưởng bởi
virus corona
Vanessa Đỗ
Theo The Epoch Times
10/2/2020
Hôm 7/2, Giám đốc Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, chính phủ Mỹ đã sẵn sàng
chi tới 100 triệu USD để giúp Trung Quốc và các nước khác bị ảnh hưởng trong cuộc
chiến chống virus corona.
“Tôi có thể nói rằng chúng tôi
đang theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới để xem liệu có quốc
gia nào khác bắt đầu xuất hiện hiện tượng lây truyền từ người sang người hay
không”, Tiến sĩ Robert Redfield, giám đốc CDC, nói tại cuộc họp báo ở
Washington.
Đảng Dân Chủ Đóng Góp Vào Sự Trỗi Dậy của Donald Trump Như Thế
Nào?
Robert Reich
Robert Reich hiện là Giáo Sư về Chính Sách Công tại Đại Học
California, Berkeley. Nguyên bản bài viết “Why Democrats share the blame for
the rise of Donald Trump” đăng ở The Guardian, ngày 02/02/2020.
Trần Thị Ngự chuyển ngữ
10/02/2020
Dịch giả gửi tới Dân Luận
Tôi từng tham gia trong chính
quyền thuộc đảng Dân Chủ vốn đã thất bại trong việc cải tổ sửa chữa một hệ
thống gian lận. Tôi hiểu rằng tổng thống hiện tại của chúng ta chỉ là một
triệu chứng của sự bất hòa trong chúng ta chứ không phải là nguyên nhân duy nhất.
- Robert Reich
Một tổng thống bị luận tội,
vốn sớm tái tranh cử, sẽ đọc một bài Diễn Văn Liên Bang trong tuần này
để gửi đến một cộng đồng đang bị chia rẽ nhất trong ký ức sống của
chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét