Cẩm Nang Hướng Dẫn Xử Lý Thông Tin Thông Minh Trong Thời Chiến
Research Asssisant
18/4/222
Một ấn phẩm được thực hiện bởi Academia.SG, một nhóm độc lập gồm các nhà nghiên cứu hàn lâm Singapore, dành cho cuộc chiến ở Ukraine và những sự kiện khác.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị xâm lược nhiều nhất trên thế giới, và cũng sẽ là nước ở tuyến đầu nếu xung đột xảy ra ở Biển Đông – một điều không người bình thường nào muốn nhưng lại có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Trong bối cảnh kỷ nguyên số với chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin nhằm thao túng và định hình nhận thức, hành vi con người, chiến tranh Ukraine chứa đựng những tiền lệ nguy hiểm, những nguy cơ mà Việt Nam cần phải kịp thời nắm bắt và trang bị những kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với chính mình. Với dòng suy nghĩ đó, chúng tôi xin giới thiệu bản cẩm nang hướng dẫn một trong những kỹ năng cần thiết – kỹ năng xử lý thông tin, do giới trí thức Singapore chuẩn bị cho cộng đồng.
Dương Tử - “Thép đã tôi thế đấy” bẽ bàng rỉ sét
19/4/2022
Tái bản“vài chục cuốn” để giữ tiếng, ghi điểm với cấp trên, rồi chất trong kho lưu trữ, chứ bán cho ai bây giờ?!
“Thép đã tôi thế đấy”: tiểu thuyết UCRAINA đặc sắc nhất văn học Liên Xô và số phận tác giả
1. Vài dòng tản mạn về Ucraina nóng bỏng 2022
Hơn một tháng qua cái tên UCRAINA/Ucraine nhao nhác sôi sục trên đài báo trong và ngoài nước…
Những người Việt kiều ở Ucraina kể online cho phóng viên ta nghe chuyện súng nổ, pháo bắn đùng đoàng ở miền Tây và miền Đông Ucraina, ngoại ô Kiev. Ngòi nổ là phe phiến loạn ly khai (ước 45% người gốc Nga di dân thời Staline) chống lại chính phủ hiện tại của Zelensky. Sự thể ra sao mà 3 nước này (Nga họp với Ucraina và Belorus) năm 1991 rủ nhau họp, hăm hở ký tên giải tán Liên Xô rồi mà nay Nga muốn đánh Ucraina đổ máu nhân dân lần nữa ?
Hoàng Khởi Phong - Ngày N +....Phần 2
Nhật ký gồm 10 phần. Báo Quốc Dân sẽ lần lượt đăng tải hàng ngày trong tháng 4/2022
Phần 2
Ngày N + 2, 7 giờ 30 chiều
Một toán Biệt kích của trung tá Lê Minh cải trang quân phục Việt cộng, dép râu,
súng AK xuất phát từ phía trước mặt. Tôi nghe nhiều tin đồn xấu về những lính
giả Việt cộng cướp của, giết người, hãm hiếp phụ nữ. Cầu mong có Lê Minh ở đây.
Anh ta là bạn cùng khóa cùng trung đội với tôi hồi còn là sinh viên sĩ quan.
Trung tá ba mươi tuổi, đem xương máu của anh để đổi lấy những huy chương và
những bóng mai trên cổ áo.
Cuộc gặp gỡ kỳ diệu
Taberd75 (FB Victor Đoàn)
Tháng 4 năm 2022
LGT : Bài viết vô cùng cảm động sau đây của quả phụ một sĩ quan QLVNCH, kể về một mối tình có thật thời chiến tranh Việt Nam giữa chị ruột của tác giả với một người lính Mỹ, đã hy sinh trong cuộc chiến. Hơn ba mươi năm sau, tưởng nhớ công ơn người anh rể đã hy sinh cho quê hương, tác giả ghé thăm bức tường đá đen ghi danh 58,000 tử sĩ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam… Không ngờ, tại đây, bà tình cờ gặp bố mẹ của người anh rể cũng đến viếng thăm con, và qua câu chuyện, tác giả đã giúp ông bà nội người Mỹ tìm thấy người con dâu Việt và đứa cháu nội chưa từng biết mặt…. Trong niềm bồi hồi xúc động đến rưng rưng lệ khi đọc, chắc chắn quý độc giả không thể không biết ơn những người lính VNCH, Mỹ, Úc… đã đổ máu bảo vệ Miền Nam trước làn sóng xâm lăng của cộng sản trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam….
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ ba 19 tháng 4 năm 2022
Lên mạng có thể là lối ra
Going online a possible way out
Jarasrawee Chaiyatham and Kamol Sukin – Bình Yên Đông lược dịch
GreenNews – 15 February 2022
Giữa những đe dọa đối với đời sống của họ và một tương lai đầy ổ gà, người dân trong lưu vực sông Songkhram muốn nắm tương lai trong tay của chính mình bằng cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã nuôi dưỡng họ qua nhiều thế hệ.
Ho đang tự tranh đấu để làm cho cuộc sống của gia đình tốt hơn, không có bất cứ hỗ trợ có thể trông thấy từ chánh phủ.
Trong nỗ lực mới nhất, họ đã kiếm được các dụng cụ trên mạng để nâng cao sự tham gia và đối thoại rộng rãi hơn để đạt được sức mạnh mặc cả đối với chánh quyền trong khi hình thành tương lai của họ qua việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Hạ lưu vực sông Songkhram, mà họ tin rằng khả chấp hơn và theo hướng của Khu Ramsar.
Tin tức thế giới ngày Thứ ba 19 tháng 4 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Vincente Nguyen - “Tội ác chiến tranh” của Nga tại Ukraine: Ai có thẩm quyền xét xử?
Những nguyên tắc pháp lý và định chế quốc tế có thể đối phó với tội ác chiến tranh.
19/4/2022
Những cáo buộc về việc Nga tấn công thường dân và các công trình dân sự trên diện rộng của Ukraine đang trở nên ngày càng dày đặc. Đặc biệt nghiêm trọng là những cáo buộc thảm sát thường dân như ở Bucha, và khả năng cao là các sự việc tương tự sẽ xuất hiện thêm ở những vùng bị Nga tạm chiếm trước kia, vốn đang được quân Ukraine tái kiểm soát.
Bài viết “Thảm sát Bucha: Chúng ta biết gì, và trách nhiệm pháp lý của Putin đến đâu?” đăng trên Luật Khoa mới đây đã ghi nhận một số thông tin về khả năng Nga phải chịu trách nhiệm, đồng thời giới thiệu cách mà pháp luật quốc tế phân cấp và truy xét trách nhiệm bên trong cấu trúc một nhà nước khi xuất hiện hành vi tội ác chiến tranh. [1]
Tuy nhiên, trách nhiệm công tố và thẩm quyền xét xử thuộc về ai thì lại là một vấn đề rất khác. Bài viết này hy vọng có thể diễn giải về các khả năng có thể diễn ra trong trường hợp tội ác chiến tranh của một bên tham chiến như Nga bị mang ra ánh sáng.
Khủng hoảng lương thực do xung đột Nga-Ukraine có thể dẫn đến di cư ồ ạt từ Trung Mỹ sang Hoa Kỳ
Katabella Roberts
19/4/2022
Hôm thứ Bảy (17/04), ông David Beasley, giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc, cho biết cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra và cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu tiếp sau đó có thể gây bất ổn cho các quốc gia và tạo ra làn sóng di cư ồ ạt từ Trung Mỹ sang Hoa Kỳ.
Ông Beasley nói với chương trình “Face the Nation” của CBS News rằng “không còn nghi ngờ gì nữa”, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang sử dụng nạn đói như một vũ khí theo nhiều cách, khi nêu ra rằng lương thực đang được “sử dụng như một vũ khí chiến tranh.”
Chiến tranh Ukraina : Sự phân cực và nguy cơ những xung đột mới ở châu Âu
Thùy Dương /RFI
19/4/2022
Vụ Nga xâm lược Ukraina đang phân cực và cực đoan hóa toàn bộ châu lục : Liên Âu gắn kết và được củng cố với một chính sách trừng phạt Nga thực sự mang tính lịch sử về mặt quy mô ; còn về phía Nga, cuộc xâm lăng đã thúc đẩy Belarus « hội nhập » Liên bang Nga, đồng thời khiến tình trạng trung lập và các khu vực « đệm » trung gian giữa Nga và Liên Âu không thể tiếp tục tồn tại.
Trước đây, châu Âu bị chia tách thành một số khu vực và tổ chức khu vực, nhưng nay châu Âu dường như được xây dựng thành hai khối, căn cứ vào quan điểm của họ với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina. Tất cả các nước châu Âu nay phải xác định đứng về phía nào : ủng hộ hay chống chiến dịch quân sự của Nga ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét