Võ Thái Hà tổng hợp
Chiến tranh Ukraina : Mariupol trên đà thất thủ, Nga chuẩn bị tập trung tấn công Donbass
12/4/2022
Một chiếc xe bọc thép của lực lượng vũ trang thân Nga tại thành phố cảng Mariupol, miền nam Ukraina, ngày 11/04/2022. REUTERS - STRINGER
Cuộc chiến tranh Ukraina bước sang ngày thứ 48, thành phố Mariupol sắp sửa thất thủ trước sự tấn công của quân đội Nga và lực lượng ly khai miền Đông. Sau các lãnh đạo chính trị ở Kiev, hôm qua 11/04/2022, quân đội Ukraina đã thừa nhận Mariupol, biểu tượng của cuộc kháng cự trước quân Nga, đang sắp sửa thất thủ vì thiếu vũ khí đạn dược.
Chỉ huy lực lượng ly khai cũng đã khẳng định đã kiểm soát hoàn toàn cảng biển của thành phố nằm bên bờ biển Azov. Hiện tại, quân Nga phối hợp với lực lượng ly khai chuẩn bị tấn công vào khu công nghiệp của Mariupol, cứ điểm cuối cùng, nhằm kiểm soát hoàn toàn thành phố trước khi tập trung tổng lực vào chiến trường Donbass.
Thông tín viên Anissa El Zabri tại Donestk tường trình :
Đoạn kết một tháng bị bao vây đang hiện dần, giờ đây tất cả nhằm vào khu công nghiệp của Mariupol, lần này lực lượng ly khai thân Nga tại Donetsk tỏ rõ chắc chắn. Trước các nhà báo, chỉ huy quân đội ly khai Edouard Bassurine, bình tĩnh trình bày kế hoạch tấn công nhắm vào 1500-3000 quân Ukraina - số quân còn cố thủ trong thành phố.
Viên chỉ huy này nói : « Mục tiêu chính là khóa toàn bộ khu công nghiệp này, phá hủy mọi thiết bị quân sự lớn để họ không di chuyển được đến khu dân cư của thành phố. Sau đó, chúng tôi sẽ quyết định truy quét họ như thế nào. »
Với một chiến trường khác mang tính quyết định là Donbass, kế hoạch cũng đã sẵn sàng : « Chúng tôi giờ đang chuẩn bị bao vây các nhóm quân mạnh nhất của Ukraina. Theo số liệu ban đầu của chúng tôi, các nhóm này có khoảng 90.000 - 100.000 quân. Đó là những đơn vị thiện chiến nhất của Ukraina. Chúng tôi sẽ cô lập các nhóm quân này, nếu họ không đầu hàng thì sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Ukraina sẽ tổn thất hầu như toàn bộ quân đội và mục tiêu phi quân sự hóa Ukraina của chúng tôi như vậy đạt được 90% ».
Theo viên chỉ huy này thì chỉ khi đó Nga mới có thể cam kết bắt đầu tiến trình ngoại giao.
Phương Tây khẩn cấp điều tra tin Nga 'tấn công hóa học' ở Mariupol, Ukraine
Nguồn hình ảnh, Reuters
Chụp lại hình ảnh,
Tin nói các lực lượng Nga đã tấn công nhà máy sắt thép Azovstal, nơi quân lính Ukraine được cho là đang chiến đấu vững vàng từ bên trong
Hoa Kỳ và Anh cho biết họ đang xem xét các báo cáo theo đó nói rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng bởi lực lượng Nga tấn công cảng Mariupol của Ukraine.
Lữ đoàn Azov của Ukraine nói ba quân nhân đã của họ bị thương do "một chất độc" trong một cuộc tấn công hôm thứ Hai.
Ngoại trưởng Anh, bà Liz Truss cho biết các quan chức đang làm việc để "khẩn cấp" điều tra cái mà bà gọi là "sự leo thang tàn bạo" của cuộc chiến.
Lầu Năm Góc gọi việc vũ khí này có thể bị đưa ra sử dụng là điều "gây quan ngại sâu sắc".
Các quốc gia phương Tây đã cảnh báo rằng việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ đánh dấu sự leo thang nguy hiểm của xung đột, và cam kết sẽ có hành động cứng rắn nếu Nga thực hiện các cuộc tấn công như vậy.
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, bà Hanna Maliar cho biết chính phủ đang điều tra các cáo buộc trên, và nói thêm rằng các giả thiết ban đầu cho thấy thuốc súng phốt pho đã được sử dụng.
Hôm thứ Ba, các lực lượng ly khai thân Nga ở Donetsk phủ nhận thực hiện vụ tấn công.
'Lực lượng hóa học'
Tiểu đoàn Azov, lực lượng đã tham gia chiến đấu quyết liệt ở Mariupol và có những quan hệ chặt chẽ với phe cực hữu, viết trong một bức điện tín rằng các lực lượng Nga đã thả "một chất độc không rõ nguồn gốc" trong một cuộc tấn công bằng thiết bị bay tự động (drone) vào nhà máy sắt thép lớn của thành phố, nhà máy Azovstal.
Tiểu đoàn nói rằng các quân nhân của họ đã bị thương nhẹ, trong đó bao gồm cả triệu chứng khó thở.
Một người đàn ông bị thương mô tả làn khói trắng "có vị ngọt" bao phủ một khu vực của nhà máy sau khi xảy ra một vụ nổ. Một người khác cho biết cảm giác ngay lập tức không thể thở được và đã gục xuống với "đôi chân nhũn ra như bằng bông gòn".
Vụ việc được báo cáo - mà BBC không thể xác minh độc lập - xảy ra vài giờ sau khi người phát ngôn của khu vực được Moscow hậu thuẫn, Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng), thúc giục Nga đưa "các lực lượng hóa học" tới thành phố bị bao vây ở phía đông nam này.
Ông Eduard Basurin nói với kênh truyền hình nhà nước Nga rằng các lực lượng Ukraine còn lại ở Mariupol đang cố thủ tại nhà máy Azovstal, và rằng Nga nên bao vây nhà máy và "hun khói đuổi lũ chuột".
Phát biểu vào tối thứ Hai, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết bất kỳ việc sử dụng vũ khí hóa học nào cũng sẽ đánh dấu một "giai đoạn khủng bố mới chống lại Ukraine" và kêu gọi các quốc gia phương Tây trang bị cho lực lượng Ukraine những vũ khí cần thiết để bảo vệ đất nước.
"Thật không may, chúng tôi không nhận được nhiều như những gì chúng tôi cần để kết thúc cuộc chiến này sớm hơn," ông Zelensky nói.
"Tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ có được hầu hết mọi thứ chúng tôi cần, nhưng lúc này thì không chỉ có thời gian đang bị mất đi. Sinh mạng của người Ukraine đang bị mất đi - những sinh mạng không còn có thể quay trở lại được nữa."
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách quân khí của Anh, ông James Heappey không loại trừ khả năng đáp trả của phương Tây nếu một vụ tấn công hóa học được xác nhận.
"Đã có những thứ vượt quá tình trạng lờ mờ; việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ nhận được phản ứng và tất cả các lựa chọn đều được đưa ra bàn tính xem cần có phản ứng nào thích hợp," ông nói.
Hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói Nato "sẽ đáp trả" nếu Nga sử dụng vũ khí hóa học ở Ukraine.
Chụp lại hình ảnh,
Bản đồ cho thấy các lực lượng Nga đang bao vây thành phố cảng Mariupol
Ukraine xác minh tin Nga sử dụng vũ khí hóa học
12/4/2022
Khu công nghiệp Azovstal.
Người dân chạy trốn khỏi các khu vực ở miền đông Ukraine hôm thứ Ba 12/4 trước một cuộc tấn công dự kiến của Nga, trong khi chính quyền Kyiv cho biết đang xác minh tin tức nói rằng các lực lượng Nga đã sử dụng vũ khí hóa học ở thành phố cảng bị vây hãm Mariupol.
Trận chiến giành Mariupol đang đi đến giai đoạn quyết định, với việc lính thủy quân lục chiến Ukraine tập trung tại khu công nghiệp Azovstal.
Nếu Nga chiếm được Azovstal, họ sẽ có toàn quyền kiểm soát Mariupol, thành phố quan trọng nằm giữa các khu vực do Nga nắm giữ ở phía tây và phía đông. Thành phố đã trở nên hoang phế sau nhiều tuần hứng chịu các cuộc oanh tạc của Nga và hàng nghìn dân thường có thể đã thiệt mạng.
Thứ trưởng Quốc phòng Hanna Malyar cho biết chính phủ Ukraine đang kiểm tra thông tin chưa được xác minh rằng Nga có thể đã sử dụng vũ khí hóa học khi bao vây Mariupol.
Tổng thống Volodymyr Zelenskyy tối 11/4 nói rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hóa học trong khi tập trung binh sĩ ở khu vực Donbas ở phía đông để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới vào Mariupol. Ông không cho biết liệu chúng thực sự đã được sử dụng hay không.
Hoa Kỳ và Anh cho biết họ đang cố gắng xác minh các tin tức. Bộ trưởng Quốc phòng Anh James Heappey cho biết nếu Nga sử dụng vũ khí hóa học, thì "tất cả các lựa chọn [phản ứng] đều được cân nhắc".
Bộ Quốc phòng Nga chưa trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Hãng thông tấn Interfax đưa tin, lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn ở miền đông phủ nhận sử dụng vũ khí hóa học ở Mariupol.
Nhưng nếu đúng là Nga sử dụng vũ khí hóa học, nó sẽ đánh dấu một bước đi mới nguy hiểm trong một cuộc chiến đã gây ra tàn phá và chết chóc kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa quân qua biên giới vào ngày 24 tháng 2.
Khoảng một phần tư trong số 44 triệu dân số của Ukraine đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, các thành phố trở thành đống đổ nát và hàng nghìn người đã thiệt mạng hoặc bị thương - nhiều người trong số họ là dân thường.
HKMH Abraham Lincoln đến Triều Tiên do tình hình căng thẳng
Một sĩ quan đang làm việc trên HKMH lớp Nimitz USS Abraham Lincoln (CVN-72) khi con tàu tham gia tập trận với quân đội Philippines ở Biển Đông cuối tháng Ba, sau đó tàu đi vào vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên hiện nay. Ảnh US Navy Photo.
Hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln và nhóm tàu tấn công của hải quân Mỹ đã đến vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên trong tình hình khu vực đang trở nên căng thẳng do các vụ thử hỏa tiễn của Bắc Hàn.
Truyền thông Hàn Quốc đã đưa tin về sự hiện diện của nhóm chiến hạm này. Một quan chức Mỹ xác nhận tàu USS Abraham Lincoln đang ở biển Nhật Bản – vùng biển nằm giữa Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên – để tập trận với các lực lượng Nhật Bản nhằm trấn an các đồng minh và đối tác trong khu vực. Các quan chức Mỹ cũng cho biết Bắc Hàn có thể thực hiện một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất trong những ngày tới.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin giấu tên cho biết tàu USS Abraham Lincoln sẽ hoạt động ở khu vực này từ ba đến năm ngày.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, một nhóm tác chiến tàu sân bay đã đến hoạt động ở biển Nhật Bản. Năm đó, các hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, Theodore Roosevelt và Nimitz, cùng các nhóm tác chiến đa nhiệm của chúng, đã được đưa đến khu vực để phô trương lực lượng trước các vụ thử tên lửa và vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.
Trong các cuộc đàm phán nhân chuyến thăm thủ đô Washington tuần trước, các cố vấn của tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol của Nam Hàn đã tìm cách vận động Hoa Kỳ tái bố trí các tài sản chiến lược của Mỹ – chẳng hạn như hàng không mẫu hạm, máy bay ném bom hạt nhân và tàu ngầm – tới bán đảo Triều Tiên như một biện pháp răn đe và sẵn sàng phản ứng trong trường hợp tình hình xấu đi giữa hai miền Triều Tiên.
Bắc Hàn vẫn thường xuyên chỉ trích các cuộc tập trận của quân đội Mỹ là chuẩn bị chiến tranh và làm gia tăng căng thẳng.
Các công ty công nghệ Ấn Độ công bố kết quả kinh doanh tốt
Covid-19 đã khiến nền kinh tế Ấn Độ lao đao, nhưng trừ ngành công nghệ thông tin. Hôm thứ Hai, gã khổng lồ Tata Consultancy Services (TCS) đã báo cáo doanh thu lên tới 25 tỷ đô la trong năm tài chính 2021-22, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận, ở mức 5 tỷ đô la, cũng rất tốt. Kết quả công bố vào thứ Tư tới đây của Infosys dự kiến cũng sẽ tốt đẹp.
Tăng trưởng tại TCS, Infosys cũng như các công ty cung cấp phần mềm và dịch vụ tư vấn CNTT khác từng chậm lại trong những năm trước đại dịch. Họ được kéo lại đường đua bởi ba thay đổi mang tính hệ thống: nhu cầu số hóa hoạt động công ty ngày càng nhiều; các doanh nghiệp di cư lên điện toán đám mây; và nhiều nhân viên làm việc từ xa. Một cơ quan thương mại đã dự báo doanh thu toàn ngành tăng từ 227 tỷ USD năm ngoái lên 350 tỷ USD cho tới năm 2026. Còn nhớ vào đầu những năm 2000, ngành này đã phát triển với tốc độ kinh ngạc, góp phần tạo nên kỷ nguyên vàng tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ. Người Ấn Độ hy vọng điều tương tự cho giai đoạn hiện nay.
Ba Lan đón nhận học sinh tị nạn Ukraine
Các lớp học tạm đang mọc lên khắp Ba Lan. Kể từ tháng 2, quốc gia này đã đón tới 2,6 triệu người tị nạn từ nước láng giềng Ukraine, với hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Vì cuộc xâm lược của Nga diễn ra ngay giữa năm học, trẻ em Ukraine đang tìm cách để tiếp tục đến trường.
Cho đến nay, hơn 174.000 trẻ em đã đăng ký theo học tại các trường và nhà trẻ địa phương ở Ba Lan, trong bối cảnh nước này chuẩn bị đón tới khoảng 700.000 học sinh mới. Điều này sẽ làm tăng tổng số học sinh lên 14%. Hiện chính phủ đã nâng giới hạn quy mô lớp học.
Ngôn ngữ là một rào cản vì hầu hết người tị nạn không biết tiếng Ba Lan: một số giáo viên đã phải giao tiếp thông qua Google Dịch. Ngoài ra còn có một số học sinh tị nạn đang học online với giáo viên trước đây của các em ở Ukraine.
Lạm phát tiếp tục hoành hành ở Mỹ
Vấn đề của lạm phát là nếu không được kiểm soát, nó sẽ ngày càng nghiêm trọng. Dữ liệu tháng 3 của Mỹ, dự kiến được công bố vào thứ Ba này, sẽ nêu bật nguy cơ đó. Dự kiến giá tiêu dùng tăng khoảng 8,5% so với năm ngoái, cao nhất trong bốn thập niên qua.
Một số nhà phân tích nói dữ liệu không phản ánh tình hình thực tế. Giá ô tô cũ, vốn từng là một trong những mặt hàng gây ra đợt lạm phát hiện tại, đã giảm trong những tuần gần đây. Tuy nhiên giá dầu và các mặt hàng khác vẫn tăng cao.
Cục Dự trữ Liên bang đang hành động hơi muộn. Hiện thị trường đặt cược Fed sẽ tăng đủ một điểm phần trăm lãi suất trong tháng 5 và tháng 6. Thật không may, điều này cho thấy cách duy nhất để kiềm chế lạm phát là làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Biểu tình rộng khắp gây áp lực lên chính phủ Peru
Triển vọng của Pedro Castillo, tổng thống cánh tả của Peru, đang thật ảm đạm. Đến nay hai tuần biểu tình và đình công phản đối giá nhiên liệu, thực phẩm và phân bón tăng cao đã khiến ít nhất sáu người thiệt mạng. Trong bối cảnh đó, lệnh giới nghiêm ở thủ đô Lima chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Với việc giá tiêu dùng tăng chưa từng thấy trong 25 năm qua, tổng thống đang không còn được tầng lớp lao động nông thôn và ngoại ô ủng hộ.
Đáp lại, ông Castillo tạm thời miễn thuế bán hàng đối với các loại thực phẩm và nhiên liệu thiết yếu, đồng thời công bố mức tăng lương tối thiểu 10%, lần đầu tiên trong 4 năm qua. Tuy vậy bấy nhiêu là không đủ để xoa dịu người dân Peru. Bản thân chính phủ của ông bị cáo buộc tham nhũng trong khi nền chính trị vô cùng hỗn loạn: trung bình cứ 9 ngày lại có một bộ trưởng mới bị thay. Hiện tỉ lệ ủng hộ của ông Castillo giảm xuống chỉ còn 19%. Mặc dù vượt qua được cuộc luận tội lần hai hồi tháng trước, tổng thống đang đối mặt với áp lực từ chức ngày càng lớn.
Barack Obama lồng tiếng cho chương trình về thiên nhiên
Suốt nhiều thập niên qua, David Attenborough đã trở thành giọng nói quen thuộc cho các bộ phim tài liệu về thiên nhiên. Bằng giọng đọc và cách chọn từ tỉ mỉ, nhà sinh vật học người Anh đã đưa người xem đến những vùng xa xôi của thế giới. Giờ đây, ở tuổi 95, ông đang bị một nhân vật trẻ hơn thách thức. Barack Obama, một nhà hùng biện cũng nổi tiếng không kém, đang bước vào sân chơi.
Cựu tổng thống Mỹ chính là người lồng tiếng cho “Các Công viên Quốc gia Vĩ đại của Chúng ta,” chương trình sắp được phát trên Netflix vào thứ Tư tới đây. Năm tập phim sẽ đưa người xem đến một loạt các quốc gia và nhiều loài sinh vật bản địa của họ, từ vùng biển California cho đến rừng nhiệt đới của Indonesia. Cũng như các chương trình của ông Attenborough, “Các Công viên Quốc gia Vĩ đại của Chúng ta” còn nhằm thuyết phục người xem. Một nghiên cứu hồi năm 2018 cho thấy có tới một phần ba các khu vực bảo tồn trên thế giới đã bị con người xâm phạm. Không có gì ngạc nhiên khi ông Obama, người lập ra nhiều khu bảo tồn hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào khác trong hai nhiệm kỳ của mình, đang lên tiếng.
Biden nói với Modi: Mua dầu của Nga không có lợi
Tổng thống Joe Biden điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm nay thứ Hai 11 tháng Tư. Cùng tham dự có các bộ trưởng Lloyd Austin của Mỹ, Rajnath Singh và Subrahmanyam Jaishankar của Ấn Độ. Ảnh Drew Angerer/Getty Images)
Tổng thống Joe Biden nói với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi rằng mua thêm dầu của Nga không có lợi cho Ấn Độ và cản trở phản ứng của Hoa Kỳ đối với cuộc chiến ở Ukraine, các quan chức Mỹ cho biết.
Mở đầu cuộc điện đàm video kéo dài một giờ vào hôm nay thứ Hai 11 tháng Tư, cả hai nhà lãnh đạo Biden và Modi đều lên tiếng báo động công khai về sự tàn phá ở Ukraine, đặc biệt là ở thị trấn Bucha, nơi nhiều thường dân đã thiệt mạng. Các quan chức Mỹ mô tả cuộc điện đàm là “ấm áp” và “thẳng thắn”, theo Reuters.
Tuy nhiên một quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Biden đã không đưa ra yêu cầu cụ thể nào với Thủ tướng Modi mà chỉ lưu ý Ấn Độ nên lo ngại về mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Nga và Trung Quốc. Ông Biden nói với ông Modi rằng vị thế của Ấn Độ trên thế giới sẽ không được nâng cao nếu Delhi tiếp tục dựa vào các nguồn năng lượng của Nga.
Trong một cuộc họp báo sau đó cũng vào hôm nay thứ Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, đã bác bỏ câu hỏi của phóng viên về việc Ấn Độ mua năng lượng từ Nga. Ông Jaishankar nói rằng nên đặt trọng tâm chú ý vào châu Âu chứ không phải Ấn Độ. “Có lẽ tổng số hàng mà chúng tôi mua trong tháng vẫn còn ít hơn những gì châu Âu mua [của Nga] trong một buổi chiều.”
Do giá dầu của Nga bị giảm mạnh sau các lệnh trừng phạt của phương Tây, kể từ cuộc xâm lược vào cuối tháng Hai đến nay Ấn Độ đã mua ít nhất 13 triệu thùng dầu thô của Nga trong khi cả năm ngoái nước này chỉ mua khoảng 16 triệu thùng, theo dữ liệu của Reuters.
Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki không tiết lộ liệu Ấn Độ có đưa ra bất kỳ cam kết nào về nhập khẩu dầu mỏ của Nga hay không nhưng cho biết Washington sẵn sàng giúp Delhi đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng.
***
Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ấn Độ diễn ra khi Hoa Kỳ muốn tìm kiếm sự hỗ trợ nhiều hơn của Ấn Độ trong việc lên án và gây áp lực kinh tế đối với Nga sau cuộc xâm lược mà Moscow gọi là một “hoạt động quân sự đặc biệt.” Trong các cuộc bỏ phiếu của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược của Nga, yêu cầu chấm dứt ngay hành động chiến tranh, cũng như loại Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Ấn Độ đều bỏ phiếu trắng. Ấn Độ cũng không ban hành các biện pháp trừng phạt đối với Nga như các nền dân chủ lớn khác.
“Gần đây, tin tức về những vụ giết hại thường dân vô tội ở thành phố Bucha là rất đáng lo ngại. Chúng tôi ngay lập tức lên án nó và đã yêu cầu một cuộc điều tra độc lập,” ông Modi nói trong cuộc họp báo với các phóng viên.
Ông Modi cũng cho biết trong các cuộc trò chuyện gần đây với Nga ông đã đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nên tổ chức các cuộc hội đàm trực tiếp.
Ấn Độ đã cố gắng cân bằng mối quan hệ với Nga và phương Tây, nhưng không giống các thành viên khác của Nhóm Bộ Tứ (Quad) như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia. Ông Biden gần đây nói rằng trong Nhóm Quad chỉ có Ấn Độ “hơi lung lay” trong hành động chống lại Nga và ông sẽ cố gắng vận động Ấn Độ thay đổi quan điểm bằng cách chỉ ra mối quan hệ nồng ấm giữa Nga và Trung Quốc – đối thủ của Ấn trong khu vực châu Á.
***
Tại thủ đô Washington hôm nay thứ Hai cũng diễn ra hội nghị 2+2 giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và những người đồng cấp Ấn Độ, gồm Bộ trưởng Ngoại giao Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh.
Ông Blinken nói mối quan hệ của Ấn Độ với Nga đã phát triển trong nhiều thập niên, trong thời gian Hoa Kỳ không thể là đối tác của Ấn Độ, nhưng tình hình đã thay đổi. “Hôm nay chúng tôi có thể và sẵn sàng trở thành đối tác của Ấn Độ trên hầu hết mọi lĩnh vực,” Blinken nói trong một cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm.
Các bộ trưởng cho biết nhu cầu hiện đại hóa của Ấn Độ về quốc phòng là chủ đề chính mà hai bên đã thảo luận.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết hai nước đã ký một thỏa thuận song phương để hỗ trợ chia sẻ thông tin và hợp tác trong lĩnh vực không gian. Nhưng tin tức không cho biết liệu Hoa Kỳ có cung cấp cho Ấn Độ các loại vũ khí tân tiến mà nước này đang cần để cân bằng thế lực với Trung Quốc hay không. Hiện Ấn Độ vẫn mua nhiều loại vũ khí của Nga và hợp tác với Nga về công nghệ để sản xuất các loại hỏa tiễn mới.
Tổng thống Biden nói với Thủ tướng Modi rằng ông mong hai người sẽ gặp nhau ở Nhật Bản nhân hội nghị thượng đỉnh của Bộ Tứ “vào khoảng ngày 24 tháng Năm” sắp tới.
20,000 thi thể ở Mariupol: Thị trưởng tố Nga phi tang xác dân thường
Thị trưởng Mariupol cho biết thi thể đang bao phủ đường phố (Ảnh: AP).
Vào ngày 11 (theo giờ địa phương), Thị trưởng Mariupol, Ukraina, ông Vadim Wojchenko cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với AP rằng “(thi thể) đang bao phủ các đường phố.” Ông cho biết tổng số người chết, bao gồm cả dân thường, có thể vượt quá 20.000 người.
Trước đó, hãng tin AP ngày mùng 6 đưa tin, dẫn lời Thị trưởng Wojchenko, rằng hơn 5.000 dân thường đã thiệt mạng trong các cuộc pháo kích của Nga và các cuộc giao tranh trên đường phố trong những tuần gần đây.
Mariupol là điểm mấu chốt kết nối Donbas do phiến quân thân Nga chiếm đóng ở miền đông Ukraine và Crimea, bị Nga sáp nhập bằng vũ lực.
Quân đội Nga đã bao vây Mariupol hơn một tháng và liên tục bắn phá và không kích.
Kết quả là hơn 90% cơ sở hạ tầng của thành phố đã bị phá hủy ở Mariupol. Ngoài ra, khi các nguồn cung cấp thiết yếu như thực phẩm, nước uống và điện bị cắt, người dân thường phải đứng trước ngã ba đường giữa sự sống và cái chết.
Thị trưởng Wojchenko cho biết quân đội Nga đang cố gắng che giấu hoàn cảnh khó khăn của dân thường. Ông cho biết quân đội Nga đang chuyển nhiều thi thể đến một trung tâm mua sắm lớn ở Mariupol, nơi có kho chứa và tủ đông, đồng thời thiêu hủy các thi thể bằng thiết bị hỏa táng di động.
Ông cũng chỉ trích quân đội Nga không cho phép vận chuyển các phương tiện vì mục đích nhân đạo để che đậy vụ thảm sát thường dân.
Trung Quốc và Nga thúc đẩy hợp tác khối BRICS chặt chẽ hơn nữa
Tổng thống Brazil Michel Temer, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (từ phải sang trái) tạ Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Hạ Môn ở Hạ Môn ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc ngày 4/9/2017 (Ảnh minh họa: Getty Images)
Bắc Kinh và Moscow đã công bố ý định thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong nội khối BRICS – một liên minh năm thành viên bao gồm các quốc gia Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương BRICS đầu tiên hôm 8/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Lưu Côn tuyên bố, Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy hợp tác tài chính và tài khóa trong liên minh. Ông kêu gọi các thành viên BRICS tăng cường phối hợp chính sách vĩ mô để thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Trung Quốc sẽ chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm đầu tư cơ sở hạ tầng giữa các thành viên.
Ông Lưu cho hay: “Trong những năm gần đây, các nước BRICS đã duy trì đà hợp tác mạnh mẽ và đóng góp quan trọng vào việc tối ưu hóa quản trị kinh tế toàn cầu, cũng như thúc đẩy sự phục hồi và phát triển nền kinh tế toàn cầu chất lượng cao.”
Trung Quốc, nước trở thành chủ tịch BRICS vào đầu năm 2022, sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 vào cuối năm nay, với chủ đề là hình thành quan hệ đối tác chất lượng cao và đón đầu một kỷ nguyên phát triển mới. Các quốc gia BRICS chiếm hơn 40 phần trăm dân số thế giới và hơn 20 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.
Trong khi đó, Nga đang thúc đẩy việc sử dụng tiền tệ quốc gia và tích hợp hệ thống thanh toán trong liên minh. Quốc gia này hiện phải đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt nghiêm khắc từ các quốc gia phương Tây.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov phát biểu tại cuộc họp BRICS ngày 8/4, các biện pháp trừng phạt đã làm xấu đi sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Họ cũng đang phá hủy nền tảng của hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế hiện có dựa trên đồng đô la Mỹ.
Ông Siluanov nhấn mạnh: “Điều này thúc đẩy chúng tôi cần phải đẩy nhanh tiến độ hợp tác trong các lĩnh vực sau: sử dụng tiền tệ quốc gia cho hoạt động xuất nhập khẩu, tích hợp hệ thống thanh toán và thẻ, xây dựng hệ thống nhắn tin tài chính của riêng mình và thành lập cơ quan định giá độc lập của BRICS.”
Ông Ross Kennedy, một thành viên cấp cao tại Nhóm Nghiên cứu Chứng khoán và cũng là người sáng lập của Fortis Analysis nói với The Epoch Times, các quốc gia BRICS như Trung Quốc và Ấn Độ có thể lờ đi hậu quả kinh tế từ các lệnh trừng phạt của phương Tây để tận dụng cơ hội này mua dầu và khí đốt của Nga với mức giá thấp hơn. Do đó, việc giao dịch tiền tệ không sử dụng đồng đô la Mỹ hay đồng euro có thể sẽ gia tăng đáng kể.
Ông Kennedy nhìn nhận, việc liên minh giữa các quốc gia BRICS ngày càng gắn kết cuối cùng sẽ hình thành một khối cạnh tranh với các cường quốc dân chủ phương Tây.
“Chúng tôi đang thấy sự xuất hiện của lĩnh vực hợp tác kinh tế và địa chính trị do Nga-Trung dẫn đầu, trái ngược với những gì giống như Anglosphere (Vùng văn hóa tiếng Anh), hoặc một liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa Canada, Hoa Kỳ và các đối tác NATO của chúng tôi,” ông lưu ý.
Minh Ngọc
Tổng thống Putin nói Nga sẽ đạt được các mục tiêu 'cao cả' ở Ukraine
12/4/2022
Một tòa nhà bị tàn phá ở Kharkiv.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba 12/4 nói rằng hoạt động quân sự của Moscow ở Ukraine chắc chắn sẽ đạt được điều ông nói là các mục tiêu "cao cả".
Phát biểu tại một buổi lễ trao giải tại Sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn Đông Nga, ông Putin được các hãng thông tấn Nga trích lời nói rằng Moscow không có lựa chọn nào khác ngoài việc khởi động một chiến dịch quân sự để bảo vệ Nga và cuộc đụng độ với lực lượng chống Nga của Ukraine là điều không thể tránh khỏi.
"Các mục tiêu hoàn toàn rõ ràng và cao cả", ông Putin nói về chiến dịch quân sự của Nga.
Ông Putin cho biết mục tiêu chính của việc Moscow can thiệp quân sự vào Ukraine là để cứu người dân ở vùng Donbas, miền đông Ukraine, nơi lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn đã chiến đấu với các lực lượng Ukraine kể từ năm 2014.
"Một mặt, chúng ta đang giúp đỡ và cứu người, và mặt khác, chúng ta chỉ đơn giản là hành động để đảm bảo an ninh của chính nước Nga", ông Putin nói. "Rõ ràng là chúng ta đã không có một sự lựa chọn nào khác. Đó là một quyết định đúng đắn”.
Hàng triệu người Ukraine đã buộc phải rời khỏi đất nước kể từ khi Nga đưa hàng chục nghìn quân vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 trong chiến dịch đặc biệt nhằm làm suy giảm khả năng quân sự của nước láng giềng phía nam và loại bỏ những người mà Nga gọi là những người theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm.
Các lực lượng Ukraine đã mạnh mẽ kháng cự và phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng đối với Nga trong nỗ lực buộc nước này phải rút lực lượng của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét