Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

Bản tin ngày Thứ hai 25 tháng 4 năm 2022

 


Nguyễn Quốc Tấn Trung  - 30/4 – Xâm lược hay giải phóng: Từ góc nhìn công pháp quốc tế

Có đủ căn cứ và cơ sở để cho rằng tồn tại hai quốc gia tách biệt trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1955 cho đến năm 1975.

28/04/2017

https://docs.google.com/document/d/1GrXuBzov1gccvlEzujrB9w8EU3VnFABZ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đây là một bài viết mà người đọc cần đi đến cuối bài.

Một cách khách quan, để nhận định một cuộc chiến diễn ra dưới cơ chế là một cuộc xung đột nội địa hay quốc tế, trước tiên phải xác định được danh nghĩa pháp lý của các bên tham gia, mà cụ thể hơn, họ có được xem là quốc gia (“state”) theo quy định của pháp luật quốc tế hay không?

Sự công nhận của cộng đồng quốc tế không quan trọng?

Pháp luật quốc tế vẫn chưa có một định nghĩa hay tiêu chuẩn chính thức để xác định danh tính quốc gia. Cho đến nay, quốc gia, các tổ chức và các học giả quốc tế đều dựa vào 4 tiêu chuẩn từ Điều ước Montevideo về Quyền và trách nhiệm của Quốc gia, ký kết vào năm 1933.

Hiếu Chân - Về chuyến đi Mỹ của Phạm Minh Chính

23/4/2022

https://docs.google.com/document/d/1ffRhDeldfhej7ycva9EwpoZnUYqErCtI/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ông Phạm Minh Chính, thủ tướng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), sẽ đến Washington dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN (Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) vào ngày 12 và 13 Tháng Năm sắp tới. Đây sẽ là một chuyến đi khó khăn, và có thể là tủi nhục, của ông Chính sau những diễn biến gần đây cho thấy Hà Nội đang đi theo sự dẫn dắt của Nga và Trung Quốc, ra mặt đối lập với Hoa Kỳ trên bàn cờ chính trị thế giới.

Truyền thông của đảng CSVN lập lờ khi đưa tin ông Chính sẽ đi thăm Hoa Kỳ và dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN. Thực tế, ông Chính chỉ đến Washington để dự hội nghị, cùng với một số nguyên thủ quốc gia của các nước Đông Nam Á trong ASEAN được tổ chức nhân kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ Mỹ-ASEAN; ông ta không có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ theo nghĩa “quốc khách” của chính phủ Mỹ được tiếp đón trọng thể tại Tòa Bạch Ốc.

Nguyễn Diệu Anh Trinh - Mảnh giấy giữa trời

19/4/2022

https://docs.google.com/document/d/1TasB5uq7Spk_Ocvpl3eenJY0ph3lC6-G/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

I/

Chiều Tháng Bảy năm ấy, một buổi chiều mưa rả rích; trong thơ văn gọi là mưa ngâu với những hình ảnh rất lãng mạn… Bầu trời giăng mây tím, có đàn quạ bắc cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau… Đó là trong truyền thuyết.

Mùa mưa ngâu năm 1978 có cả những giọt nước mắt tức tưởi của mẹ con chúng tôi, khi chiếc xe ô tô loại Jeep lùn và chiếc xe “ba càng” đỗ xịch trước cổng nhà.

Ba tôi, hai tay bị trói ra phía sau, bộ áo quần bảo hộ lao động màu xanh thẫm còn vương cát bụi công trường, nét mặt phờ phạc… từ ghế sau xe Jeep nhảy xuống, bên cạnh là hai cán bộ công an áo vàng, cùng với tài xế cũng đồng phục công an. Tất cả bước vào nhà. Họ đọc lệnh và lục soát mọi nơi trong nhà, từ phòng ba má tôi đến phòng học của anh chị em tôi, nhà bếp…, nói chung là mọi ngõ ngách. Để kiếm tài liệu!

Võ Hoàng – Cổng Xóm Năm

https://docs.google.com/document/d/158WuqlqEhPAaV3N3TPXEf5WZRGe0Ba1r/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lúc hai cái xe mười bánh nối đuôi nhau chạy vụt qua, bụi đỏ bốc bùng lên, bên này ngó bên kia không thấy gì hết. Bà mợ Năm lom khom bước ra khỏi ngưỡng cửa, nheo hai con mắt lại, quay về hướng chợ miệng lầm bầm gì đó nghe không rõ. Con Sượng đang ngồi trên ghế bố thõng hai chân xuống đong đưa qua lại lớn giọng nói vọng ra:

“Bà mợ ở đó mà ngóng. Nó đi chút xíu nó dìa chớ mắc mớ gì. Thây kệ nó.”

Ý kiến: Đất ngập nước đồng lụt của Mekong – đang biến mất?

(Opinion: Floodplain wetlands of the Mekong – going, going, gone?)

Ding Li Yong and Khwankhao Sinhaseni – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – April 11, 2022

https://docs.google.com/document/d/16mfZUlsR1Uqlcck2-OUJGAVHf0CiRYyQ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Rừng đầm lầy, bãi sậy, đồng cỏ ngập nước của hạ lưu vực Mekong hình thành một trong những vùng sinh học quan trọng nhất trên địa cầu.  Nhưng những hệ sinh thái nầy đang biến mất ở mức đáng báo động.

Một thay đổi nhanh chóng và không thể đảo ngược đang xảy ra trong hạ lưu vực Mekong.  Các đồng cỏ và đất ngập nước nước ngọt đang biến mất – những hệ sinh thái kỳ lạ từng hỗ trợ cho nhiều cộng đồng động vật có vú lớn và chim chóc nẩy nở.  Chúng gồm có sếu đầu đỏ kỳ lạ; già đẫy, một trong những chủng loại cò lớn nhất trên thế giới; và ô tác Bengal, một loại chim lớn như gà nổi tiếng với kiểu bay lao xuống.  Ngày nay, chúng là những chim lớn có nguy cơ tuyệt chủng nhất.  Trong khi đó, nai, trâu rừng và mèo rừng đã hoàn toàn tuyệt giống trên khắp hầu hết khu vực bởi sự kết hợp của áp lực săn bắn và mất nơi cư trú.

Hoàng Khởi Phong - Ngày N +....Phần 6

https://docs.google.com/document/d/15rr7U-1vwIEn04az3VPnJN_NrWNl1BI_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phần 6

Thượng sĩ Điệp dẫn một bán tiểu đội đến gặp tôi, trong số này kể cả Điệp là bốn quân nhân Quân cảnh. Hai binh sĩ còn lại không thấy mang phù hiệu binh chủng bên tay áo. Tôi đoán có lẽ họ là lính Tiểu khu Tuy Hoà. Tôi nói với Phúc:

"Em đưa khẩu Đại Cồ Việt cho Thượng sĩ Điệp."

Tôi dặn Điệp:

"Đừng có liều mạng quá, anh không nghĩ là phá nổi được hai chiếc tăng này mình sẽ vượt nổi Đại Lãnh hôm nay. Hay là thôi. Em đi kiếm cho anh vài cái thuyền lại đây. Chắc chắn quanh đây phải có thuyền của dân biển."

"Anh Ba cứ cho em chơi thử một chuyến. Nếu không được mình tính kế chuồn cũng chưa muộn."

Hoàng Khởi Phong - Ngày N +....Phần 7

https://docs.google.com/document/d/1hCD97XFtQ5DVH8CWX49CuUp2NZxbMHK8/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phần 7

Ngày N + 15, 6 giờ 30 phút

Điệp đánh thức tôi dậy. Tôi không ngờ đã ngủ một giấc dài như vậy.

"Anh Ba, sắp tới Nha Trang rồi."

Dưới ánh nắng chiều thoi thóp, làm như tôi nhìn thấy một thành phố không sức sống. Dường như đây chỉ là điều tôi cảm thấy. Ghe còn cách bến ba, bốn cây số. Dù cho không thể thấy rõ những sinh hoạt của con người, nhưng cũng phải thấy hoạt động máy móc, xe cộ, tầu bè. Ghe chạy ngang qua một hòn đảo nhỏ cách bờ chừng hai cây số, lướt qua vài chiếc ghe neo ngay một chỗ khuất của đảo, người ta đang ào xuống ghe. Đây chắc hẳn là dân Nha Trang chạy loạn. Không biết những bằng hữu của tôi ở Nha Trang giờ này đang làm gì. Vợ con tôi đang làm gì. Hai ngày trôi qua, chiến tuyến đã lui được một khoảng cách từ Qui Nhơn tới Nha Trang. Tôi nói Điệp mời anh Quới xuống đây nói chuyện với anh. Quới nhường tay lái cho một người khác tiến đến chỗ tôi ngồi.

"Anh cho tới Cầu Đá. Trước khi xuống ghe tôi sẽ đưa tiền cho anh."

Thời sự Việt Nam

Ngày Thứ hai 25 tháng 4 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1is8nNi7V7whjEuZTsUXOe3MggTXwPyxQ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nguyễn Văn Tới – Sống lặng lẽ, chết âm thầm

Hồi ức Tháng Tư Đen

Tháng 4 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1ufZbUssBR3hxafsSOJ1yNeHC8fnP6j_5/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lại một lần nữa ngày 30 tháng 4 lại về. Năm thứ 47 sau ngày miền Nam thân yêu bị cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm, một chế độ độc ác man rợ thắng một xã hội văn minh nhân bản. Tôi viết những dòng chữ này để tưởng nhớ đến những người chưa một ngày khoác áo lính nhưng vẫn chiến đấu âm thầm nhưng kiên cường chống lại sự cai trị bất nhân của một trong những chế độ độc tài dã man nhất còn sót lại trên trái đất này: Chế độ cộng sản Việt Nam. Đất nước nào cũng vậy, trong trang sử nước nhà, ngoài những người được ghi tên vào sử sách, còn có những anh hùng vô danh, sống lặng lẽ, chết âm thầm; nhưng sự hy sinh của họ là những dấu ấn bằng máu chỉ được truyền miệng và ẩn sâu trong lòng người dân yêu tự do.

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 25 tháng 4 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1X-qRBaUMPjdgKaBFyyxUjRv0dbA59h_9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đào Tăng Dực - Macron, Le Pen, Putin và vị trí đảng CSVN trong quang phổ chính trị (political spectrum)

25-4-2022

https://docs.google.com/document/d/1djyRkAkwJrNuRaDy2aDJqZvNGt1ItTs1/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc bầu cử tổng thống Pháp ngày 24 tháng 4 vừa qua kết thúc, đem lại chiến thắng cho TT Emmanuel Macron với khoảng 58,2% số phiếu vòng 2 và Marine Le Pen với khoảng 41,8%. Ông Macron được giới bình luận chính trị nhận xét là có khuynh hướng trung hòa, chủ trương:

1. Củng cố cho khối NATO;

2. Giúp cho Ukraine chống lại LB Nga;

3. Một nước Pháp đa văn hóa và đa chủng tộc và,

4. Giữ Pháp như một thành phần cấu trúc lãnh đạo cho Liên Hiệp Âu Châu.

Bà Le Pen được giới bình luận chính trị nhận xét là có khuynh hướng cực hữu, chủ trương:

1. Pháp rút ra khỏi NATO;

2. Đến gần với LB Nga và hòa giải với LB này;

3. Giới hạn hoặc chấm dứt di dân vào Pháp và,

4. Giảm thiểu vai trò của Pháp trong Liên Hiệp Âu Châu. Ông Macron tố cáo bà muốn rút nước Pháp ra khỏi Liên Hiệp này và bà đã chối bỏ cáo buộc đó trong cuộc tranh luận tiền bầu cử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét