Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 19 tháng 4 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Chiến tranh Ukraina : Mỹ họp với các đồng minh về việc tiếp tục hỗ trợ Kiev

(Ảnh minh họa) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu khi đến thăm Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật Bắc Carolina, ở Greensboro, ngày 14/04/2022. REUTERS - LEAH MILLIS 

Nhà Trắng thông báo tổng thống Mỹ Joe Biden trưa nay, 19/04/2022, tham gia một cuộc họp trực tuyến thảo luận về cuộc tấn công Nga tại Ukraina, vào thời điểm Ukraina khẳng định Nga bắt đầu chiến dịch tấn công quân sự vùng Donbass. 

Theo thông cáo của Nhà Trắng, tổng thống Biden trao đổi với « các đồng minh và đối tác » của Mỹ về việc « tiếp tục hậu thuẫn Ukraina và những nỗ lực để bảo đảm là Nga phải trả giá » cho hành động xâm lược. 

Nhà Trắng không nên danh sách các nước tham gia họp nhưng phát ngôn viên chính phủ Pháp, ông Gabriel Attal, được Reuters trích dẫn, cho biết « một cuộc trao đổi giữa tổng thống Macron với các nguyên thủ và nhiều lãnh đạo chính phủ sẽ diễn ra vào trưa nay (giờ Paris) nhất là với Hoa Kỳ, Canada, Anh, Đức, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu và tổng thư ký khối NATO ». 

Ngoài ra, Washington khẳng định hiện tại tổng thống Biden chưa có kế hoạch đến thăm Ukraina bất chấp mong muốn của đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky. Nhà Trắng đánh giá chuyến công du có rủi ro cao đối với sự an toàn của tổng thống Mỹ. 

Chính quyền Washington cho biết có ý định tẩy chay một số cuộc họp của khối G20 vào thứ Tư 20/04 nếu như Nga tham dự, và cam kết sẽ có những biện pháp trừng phạt kinh tế mới nhắm vào những nước, doanh nghiệp và cá nhân nào có mưu toan lách các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt để chống cuộc chiến tại Ukraina.  

Tuy nhiên, bộ trưởng Tài Chính Mỹ, Janet Yellen, cho biết Hoa Kỳ vẫn hiện diện trong buổi họp khai mạc bàn về kinh tế toàn cầu. Cuộc họp được tổ chức qua cầu truyền hình, quy tụ các bộ trưởng Tài Chính và lãnh đạo các Ngân hàng Trung ương, bao gồm cả Nga. Nhưng bà Yellen cảnh báo một số nước rất có thể sẽ rời cuộc họp khi đại diện Nga phát biểu.

Một sáng kiến đầu tư để đẩy nhanh phát triển công nghệ thu giữ carbon

Để giảm thiểu tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu, các chính phủ và doanh nghiệp phải loại bỏ được hàng tỷ tấn carbon dioxide khỏi bầu khí quyển. Để làm điều này, họ có thể dựa vào biện pháp tự nhiên (chẳng hạn như trồng rừng) hoặc biện pháp hóa học (chẳng hạn như sử dụng hóa chất để liên kết carbon dioxide trước khi chôn chúng dưới lòng đất – tức thu giữ carbon).

Song các công nghệ cần thiết cho thu giữ carbon vẫn còn sơ khai. Frontier, một quỹ mới thành lập được điều hành bởi công ty thanh toán Stripe và hậu thuẫn bởi Alphabet, Meta, Shopify và McKinsey, đã thông báo chi 925 triệu đô la cho các giao dịch mua trước từ một loạt các công ty trong ngành, với đủ mọi sáng kiến từ tảo bẹ đến đá nghiền.

Mục đích là thu hút các nhà đầu tư để đẩy nhanh nghiên cứu và phát triển công nghệ thu giữ carbon. Cho đến nay đây là vụ cược lớn nhất trong ngành. Nhưng nó cũng đầy hứa hẹn nhìn từ những dự án tiền nhiệm, chẳng hạn như chương trình đã giúp đẩy nhanh sản xuất vắc-xin covid-19.

Johnson & Johnson và P&G có kết quả kinh doanh tốt

Gã khổng lồ dược phẩm Johnson & Johnson sẽ công bố báo cáo thu nhập vào thứ Ba. Lợi nhuận của họ đặc biệt tốt nhờ vắc-xin covid-19 và nhu cầu trang thiết bị y tế cao. Theo sau họ vào thứ Tư là tập đoàn hàng tiêu dùng Procter & Gamble. Nhìn chung nhà đầu tư đang khá tự tin về tăng trưởng của các ngành hàng cốt lõi, chẳng hạn như sản phẩm tẩy rửa.

Ngành sức khỏe tiêu dùng có kết quả tốt bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. Giá năng lượng và hàng hóa cao đã tác động đến biên lợi nhuận gộp, trong khi Johnson & Johnson bị giảm 1% doanh thu toàn cầu vì ngừng bán các ngành hàng chăm sóc cá nhân ở Nga. Tương tự, P&G cũng hạn chế hoạt động tại Nga. Kết quả ấn tượng của các công ty này cho thấy đại dịch vẫn có thể đem lại lợi ích cho một số ngành.

Thêm một công ty thử nghiệm thu hồi thiết bị đẩy tên lửa

Từ trước đến nay chỉ công ty tên lửa SpaceX của Mỹ có thể thu hồi và tái sử dụng một phần bộ phận đẩy tên lửa lên không gian. Nhưng giờ đây, một đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn, Rocket Lab, cũng đặt mục tiêu làm được điều tương tự trong một vụ phóng vào tuần này. Đối với Falcon 9 của SpaceX, phần tên lửa thu hồi của nó được hãm tốc độ rơi bằng các động cơ khí đẩy khi quay về Trái đất. Còn đối với Electron của Rocket Lab — cao 18m và chưa bằng một phần ba chiều cao của Falcon 9 — phần bệ phóng sẽ được thả bằng dù trước khi được máy bay trực thăng cắp đi bằng dây móc.

Tên lửa của Rocket Lab sẽ được phóng từ New Zealand, mang theo 34 vệ tinh nhỏ dành cho quỹ đạo thấp. Phần bệ phóng sẽ tách ra ở độ cao 80 km và rơi xuống “vùng chặn bắt” cách bờ biển 280 km. Nếu thành công, Rocket Lab, với các nhà máy bận rộn ở California và New Zealand, cho biết họ sẽ có thể phóng thường xuyên hơn và với giá thấp hơn SpaceX.

Trận đánh Donbass đã bắt đầu ! 

Vào lúc 22 giờ 10 phút Paris ngày 18/04/2022 (3 giờ sáng Việt Nam 19/04/2022), tổng thống Volodymyr Zelensky chính thức loan báo Nga đã khởi đầu trận đánh vào miền đông Ukraina. 

Trong bài diễn văn được phát trên Telegram, tổng thống Zelensky tuyên bố : « Giờ đây chúng tôi có thể khẳng định rằng quân Nga đã bắt đầu trận đánh Donbass mà họ chuẩn bị từ lâu. Một bộ phận rất lớn của toàn bộ quân Nga tập trung vào cuộc tấn công này. Có bao nhiêu lính Nga được đưa vào đây không quan trọng. Chúng tôi sẽ tự vệ ».

Một ngày trước đó, ông Zelensky cũng đã cảnh báo « Rõ ràng Nga muốn triệt hại và hủy hoại Donbass ». 

Mươi, mười lăm phút trước tuyên bố của tổng thống, tỉnh trưởng Lugansk, ông Serguy Gaidai viết trên Facebook : « Kinh khủng. Cuộc tấn công được nói đến từ nhiều tuần qua đã bắt đầu. Có những trận đánh ở Roubijné và Popasna, những trận đụng độ liên tục tại những thành phố yên bình khác », và nhìn nhận Kreminna đã bị quân Nga kiểm soát.

Đã có 5,000 người Ukraine tản cư đến Mỹ

Bình Phương
18 tháng 4, 2022

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/04/GettyImages-1390166307-1280x865.jpg

Người tị nạn từ Ukraine đi qua cửa khẩu El Chaparral ở Tijuana, Mexico để vào Hoa Kỳ rạng sáng ngày 7 tháng Tư vừa qua. Chính phủ Mỹ và Mexico đã thiết lập trạm xem xét nhập cảnh cho người Ukraine tại cửa khẩu này và nếu đáp ứng được điều kiện, người tị nạn Ukraine có thể được tạm trú ở Mỹ trong một năm. Ảnh Mario Tama/Getty Images 

Trong tháng Ba, các cơ quan nhập cư Hoa Kỳ đã tiếp nhận hơn 5,000 người di cư từ Ukraine vào Mỹ tại các cửa khẩu biên giới đất liền, đường biển và đường hàng không. Dòng người di cư từ Ukraine đã làm gia tăng đáng kể số người từ các nước Mỹ Latinh và Caribbean tìm cách vào Mỹ tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico, theo số liệu của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) công bố hôm thứ Hai.

Từ khi Nga mở cuộc tấn công quân sự ngày 24 tháng Hai đến nay đã có hơn 5 triệu người Ukraine, tức hơn 10% dân số nước này đã chạy khỏi đất nước lánh nạn chiến tranh; phần lớn họ tản cư sang các nước châu Âu láng giềng.

Số người Ukraine đến Hoa Kỳ cũng tăng nhanh, từ khoảng 1,150 người trong tháng Hai tăng lên gần 4,000 người trong tháng Ba. Nhiều người trong số này, có thể nói là hầu hết, đã được thả vào lãnh thổ Hoa Kỳ thông qua “lệnh tạm tha nhân đạo” (humanitarian parole), cho phép họ tạm trú nếu có thân nhân hoặc các hội đoàn bảo lãnh. Người Ukraine tiếp tục đến trong tháng Tư này, mặc dù CBP chưa có số liệu cập nhật. 

Theo Washington Post, hôm nay thứ Hai chính quyền Biden thông báo sẽ cấp cho người Ukraine “quy chế được bảo vệ tạm thời” (temporary protected status – TPS), cho phép họ ở lại tối đa 18 tháng và được cấp giấy phép làm việc, nếu họ đến Hoa Kỳ trước ngày 11 tháng Tư. Trước đây, người Ukraine có thể nộp đơn xin bảo vệ theo quy chế TPS nếu họ đến Hoa Kỳ trước ngày 1 tháng Ba, nhưng như vậy sẽ khiến hàng nghìn người mới đến trong vài tuần qua sẽ không được hưởng quy chế. Các quan chức liên bang ước tính có khoảng 59,600 người Ukraine sẽ nộp đơn xin quy chế TPS, thấp hơn so với các dự đoán trước đó. 

“Cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra đang gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho sự an toàn của công dân ở Ukraine. Các điều kiện bất thường và tạm thời, bao gồm cơ sở hạ tầng bị phá hủy, tài nguyên khan hiếm và thiếu khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đã ngăn cản công dân Ukraine trở về quê hương một cách an toàn”, các quan chức chính phủ cho biết khi công bố quy chế TPS. 

Tổng thống Biden – người đã coi hành động tàn bạo của người Nga ở Ukraine là “tội ác diệt chủng” – đã hứa sẽ tiếp nhận 100,000 người tị nạn Ukraine, nhưng Tòa Bạch Ốc vẫn chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách thức để người Ukraine được trực tiếp tiếp nhận vào Mỹ. Hiện nay, hàng ngàn người Ukraine có thân nhân ở Mỹ phải tự tìm hiểu cách thức và thủ tục; họ hỏi bạn bè và người thân hoặc xem các video của các luật sư tư vấn trên mạng xã hội. Một số người đến Hoa Kỳ với visa du lịch; những người khác bay đến Mexico, tới trạm kiểm soát biên giới vẫy hộ chiếu của họ và xin được nhập cảnh.

Trong khi đó, số người Ukraine được Hoa Kỳ tiếp nhận thông qua chương trình tị nạn thông thường đã giảm từ 427 người trong tháng Hai xuống còn 12 người vào tháng Ba.

Ông Michael Levitis, 45 tuổi, một người dẫn chương trình phát thanh ở New York, sinh ra ở Moscow và có cha là người Ukraine, cho biết mọi người đang đổ xô đến biên giới vì chính quyền Biden chưa chỉ rõ họ nên nhập cảnh vào Hoa Kỳ bằng cách nào. Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết chính quyền đang xây dựng một “quy trình khẩn cấp” để tiếp nhận những người tị nạn chiến tranh và hy vọng sẽ sớm thông báo thông tin chi tiết.

Các nhà lập pháp và các nhóm vận động nhân quyền đã thúc giục chính quyền Biden thu nhận người tị nạn Ukraine nhanh hơn và đưa ra hướng dẫn rõ ràng hơn. Ông Levitis cho biết gia đình ông đến Mỹ năm 1988 theo một chương trình đặc biệt dành cho người Do Thái ở Liên Xô cũ, và ông đã viết thư cho Tổng thống Biden vào tháng trước để thúc giục chính phủ đưa ra những hướng dẫn tương tự cho những người tị nạn chiến tranh Ukraine hiện nay.

Tòa Bạch Ốc chưa có thông tin cập nhật nào về kế hoạch tiếp nhận người tị nạn Ukraine, nhưng trong thông điệp nhân Lễ Phục Sinh, Tổng thống Biden đã nói đến người Ukraine: “Chúng tôi yêu mến người dân Ukraine và những người có lập trường anh hùng chống lại chế độ chuyên chế đã truyền cảm hứng cho tất cả chúng tôi.”

Nga phá hoại 30% cơ sở hạ tầng của Ukraine 

19/4/2022 

Reuters 

Ảnh chụp từ trên không cho thấy một tòa nhà dân cư bị phá hủy trong cuộc xung đột Ukraine-Nga ở thành phố cảng phía nam Mariupol, Ukraine ngày 18 tháng 4 năm 2022. Hình ảnh được chụp bằng máy bay không người lái. REUTERS / Pavel Klimov

Ảnh chụp từ trên không cho thấy một tòa nhà dân cư bị phá hủy trong cuộc xung đột Ukraine-Nga ở thành phố cảng phía nam Mariupol, Ukraine ngày 18 tháng 4 năm 2022. Hình ảnh được chụp bằng máy bay không người lái. REUTERS / Pavel Klimov 

Cuộc xâm lược của Nga đã tàn phá hay huỷ hoại tới 30% cơ sở hạ tầng của Ukraine gây thiệt hại 100 tỷ đô la, một bộ trưởng của Ukraine cho biết hôm 18/4.

Ukraine trước đây chưa nói chi tiết về tác động cụ thể lên cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống mặc dù các giới nói tổng thiệt hại về các tổn thất tới nay khoảng 500 tỷ đô la.

Bộ trưởng Cơ sở Hạ tầng Oleksander Kubrakov nói cuộc xâm lược của Nga từ ngày 24/2 tới nay đã tác động lên 20-30% mọi cơ sở hạ tầng của Ukraine với các mức độ hư hại, huỷ diệt khác nhau.

Vẫn theo lời ông, hơn 300 cầu đường bị phá huỷ hay hư hại, hơn 8 ngàn cây số đường sá cần phải được sửa chữa hay xây lại, hàng chục cây cầu đường sắt đã nổ tung.

Bộ trưởng Kubrakov cho hay Ukraine đã bắt đầu một số công tác tái thiết tại các khu vực đã nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine.

Ông ước tính nếu xúc tiến khẩn trương, Ukraine có thể tái thiết cầu đường, nhà cửa trong vòng hai năm và ông kỳ vọng vào sự ủng hộ của các nước phương Tây.

“Có một số nguồn lực đang được cân nhắc. Đầu tiên là tài sản của Liên bang Nga hiện đang bị đóng băng tại hầu hết các nước lớn,” Bộ trưởng Kubrakov nói.

Liên hiệp Châu Âu đang tìm cách lập quỹ quốc tế giáp Ukraine tái thiết trong khi một số chính trị gia EU kêu gọi dùng tài sản của Nga bị phong toả ở phương Tây để tái thiết Ukraine, bao gồm 300 tỷ đô la dự trữ của ngân hàng trung ương Nga.

Bộ trưởng Kubrakov cho hay Bộ Tư pháp Ukraine và một số đồng minh của Ukraine đang tìm cách sử dụng các tài sản bị đóng băng của Nga mà một trong những phương thức là quyên tiền mặt bằng cách bán các tài sản bị phong toả thông qua một ‘cơ chế minh bạch.’

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long loan báo bộ trưởng tài chính là người kế nhiệm 

17/4/2022 

Reuters 

ẢNH TƯ LIỆU: Bộ trưởng Singapore Lawrence Wong tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2015. (Singapore SEA Games Organising Committee / Action Images via Reuters/File Photo)

ẢNH TƯ LIỆU: Bộ trưởng Singapore Lawrence Wong tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2015. (Singapore SEA Games Organising Committee / Action Images via Reuters/File Photo) 

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày thứ Bảy cho biết Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong sẽ kế nhiệm ông làm lãnh đạo của đất nước này.

Ông Wong được chọn làm lãnh đạo của một nhóm được gọi là nhóm thế hệ thứ tư của Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền, theo một thông báo hôm thứ Năm, mở đường cho ông trở thành thủ tướng.

"Kế hoạch là Lawrence kế nhiệm tôi với tư cách là thủ tướng, trước hoặc sau (nếu PAP thắng) cuộc Tổng tuyển cử tiếp theo. Nó sẽ diễn ra vào năm 2025 và chắc chắn sẽ là một cuộc chiến khó khăn," ông Lý nói trong một bài đăng trên mạng xã hội ngày thứ Bảy.

Ông Lý, có thân phụ là ông Lý Quang Diệu là lãnh tụ giành độc lập của đảo quốc này, đã làm thủ tướng từ năm 2004.

Sự ổn định lâu nay là một trong những thế mạnh chính của nước Singapore giàu có, khiến nơi này trở thành mảnh đất trù phú cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong khu vực nơi mà biến động chính trị không phải là hiếm.

Ông Wong, 49 tuổi, người đã giúp lèo lái đưa quốc gia Đông Nam Á này vượt qua đại dịch COVID-19 với tư cách là đồng chủ tịch lực lượng đặc nhiệm của chính phủ, đã được các nhà phân tích đánh giá là người kế nhiệm tiềm năng cho ông Lý, 70 tuổi.

Việc kế nhiệm lãnh đạo đất nước, do PAP cai trị kể từ khi quốc gia này giành được độc lập năm 1965, thường là việc được hoạch định cẩn thận.

Nhưng một quyết định bất ngờ vào năm ngoái của Phó Thủ tướng Heng Swee Keat khi ông thoái thác làm người kế nhiệm được chỉ định của ông Lý đã gây xáo trộn tiến trình quy hoạch lãnh đạo.

Singapore đang dỡ bỏ những hạn chế về du hành và các quy định nghiêm ngặt liên quan đến đại dịch, trong nỗ lực duy trì và xây dựng vị thế của mình là một trung tâm thương mại quốc tế.

Tổng thống Pháp: Đối thoại với Putin bế tắc sau khi phát hiện thảm sát hàng loạt tại Ukraine 

19/4/2022 

Reuters 

Những người đàn ông mặc đồ bảo hộ khai quật thi thể một số thường dân thiệt mạng trong thời gian Nga chiếm đóng Bucha, ngoại ô Kyiv, Ukraine, ngày 13/4/2022.

Những người đàn ông mặc đồ bảo hộ khai quật thi thể một số thường dân thiệt mạng trong thời gian Nga chiếm đóng Bucha, ngoại ô Kyiv, Ukraine, ngày 13/4/2022. 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 18/4 tuyên bố đối thoại giữa ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin bế tắc sau khi các vụ thảm sát hàng loạt bị phát hiện ở Ukraine.

“Kể từ các cuộc thảm sát mà chúng ta phát hiện ở Bucha và các thị trấn khác, cuộc chiến đã rẽ một bước ngoặt khác, cho nên từ đó tôi không nói chuyện trực tiếp với ông ấy nữa, nhưng tôi không loại trừ khả năng trao đổi với ông ấy trong tương lai,” Tổng thống Macron nói trên đài truyền hình Pháp.

Nga nói các tố cáo cho rằng lính Nga sát hại thường dân ở Bucha khi chiếm đóng thị trấn này là bịa đặt nhằm bôi nhọ quân đội Nga.

Đáp câu hỏi về việc chưa theo chân các lãnh đạo khác ở châu Âu tới thăm thủ đô Kyiv, Tổng thống Pháp nói ông không cần phải tới đó để bày tỏ sự ủng hộ và rằng ông đã điện đàm với Tổng thống Ukraine gần 40 lần kể từ khi chiến tranh nổ ra.

Điện Kremlin nói họ mở ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ để phi quân sự hoá và ‘giải phóng’ Ukraine khỏi những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Ukraine và phương Tây nói Tổng thống Nga mở cuộc xâm lược phi lý.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét