Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022

Bản tin ngày Thứ sáu 15 tháng 4 năm 2022

 

Tưởng Năng Tiến – Gấu Nga/ Cọp Giấy & Bộ Đội Cụ Hồ

https://docs.google.com/document/d/1dqmk5I972awWQfl_t4qG1uCB7j3aTKC3/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Từ Điển Thành Ngữ Tiếng Việt giải thích “khôn ba năm dại một giờ” như sau:  “Chỉ sơ suất một chút mà phải gánh chịu hậu quả nặng nề; người phụ nữ khôn ngoan, đứng đắn chỉ vì nhẹ dạ cả tin trong chốc lát mà đánh mất cái quý giá nhất của đời người… Ý nói chỉ sơ suất một chút mà khổ cả đời; người phụ nữ khôn ngoan, đứng đắn nhưng vì nhẹ dạ trong chốc lát mà trót dại, mắc sai lầm trong quan hệ (nam nữ…).”

Mắc mớ gì mà “khổ cả đời,” hả Trời! “Nhẹ dạ trong chốc lát” thì đã làm sao? Chuyện nhỏ như con thỏ thôi mà. Đêm rồi lỡ ham vui chút xíu thì sáng bữa sau nuốt một hai viên morning after pills là kể như xong. Loại thuốc này bán hà rầm, không cần toa bác sỹ, và rẻ rề hà!

Nguyễn Nam - Bắt thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng vì “ăn hối lộ”

15/4/2022

https://docs.google.com/document/d/17v0QcLuYjrDbDIIknkiXH-ve9UllHvuo/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ông Tô Anh Dũng từng là trợ lý cựu Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, kiêm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

Ngày 14-4-2022, trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – cho biết Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Tô Anh Dũng – thứ trưởng Bộ Ngoại giao – để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Đồng thời Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với: ông Phạm Trung Kiên – chuyên viên Vụ Trang thiết bị và công trình y tế Bộ Y tế, và ông Vũ Anh Tuấn – nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an – cùng về hành vi trên.

Hợp tác là chìa khóa cho các vấn đề Mekong

(Cooperation key on Mekong issues)

Anoulak Kittihoun – Bình Yên Đông lược dịch

Bangkok Post – 4 April 2022

https://docs.google.com/document/d/1_j4-x3DEgQWTAWWv54OwHkzDMEV77TJq/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong những tháng sắp tới, Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) sẽ tổ chức một cuộc tranh tài đặc thù cho các sinh viên đại học từ 4 quốc gia thành viên của chúng ta: Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Mục đích là để xem toán nào có thể phát triển kỹ thuật khả chấp, ít tốn kém và có hiệu quả nhất để theo dõi mực nước trên khắp thủy lộ lớn nhất của Đông Nam Á (ĐNA), đã trải qua dòng chảy thấp đáng lo ngại trong 4 năm liên tiếp.  Những sinh viên thắng cuộc sẽ được một giải thưởng để biến tầm nhìn của họ thành hiện thực và chế tạo các dụng cụ tối tân của họ.

Trương Duy Hy - Tử thủ căn cứ hỏa lực 30 Hạ Lào. Chương 22, 23, 24. Hết

Posted on March 27, 2022 by Lê Thy

Trong tháng tư năm 2022, Báo Quốc Dân sẽ lần lượt đăng lại quyển Hồi ký chiến tranh của Đại úy Pháo binh Trương Duy Hy, Quyển hồi ký gồm 25 chương, hàng ngày sẽ phổ biến 3 chương.

(Nguồn: Lê Thy đánh máy từ sách in trước 1975 do TM gởi tặng)

Thành kính,

Tưởng-niệm vong-linh các Pháo-Thủ PĐC/44 PB và các chiến-hữu Tiểu-đoàn 2 Dù, PĐC/3 Dù đã hy-sinh bảo vệ Căn-Cứ Hỏa-Lực 30.

Tri ân Đại-tá Vũ-Đình-Chung về việc chỉ-giáo cho tôi một hướng đi.

Tri ân Trung-tá Nguyễn-văn-Tự và quí vị Sĩ-quan Tham-Mưu Tiểu-đoàn 44/PB đã tận tình lo-lắng cho tôi và Pháo-đội C từng giây phút

Tri ân Thiếu-tá Mạnh, Đại-úy Hạnh, Tiểu-đoàn 2 Dù và giúp đỡ Pháo-đội C trong lúc gian-nan nguy-hiểm.

Cảm tạ,

Trung-úy Lê-văn-Lân và đồng-bào Đại Lộc đã tạo cho tôi nguồn cảm-hứng cùng nghị-lực để hoàn-thành thiên “Hồi Ký Chiến-Tranh” này.

TRƯƠNG-DUY-HY

https://docs.google.com/document/d/1uKpj9ABVJy4gT_BD3p3JLu9XguEmDRpX/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chương 22, 23, 24. Hết

Chương 22

ĐÔNG-HÀ NHỮNG NGÀY TẠM-TRÚ

Sáng 26-3-1971, tôi thi hành bàn giao nhiệm vụ lại cho Pháo-đội 155 ly cho Đại-úy Khôi thuộc Tiểu-đoàn 48 Pháo-binh đến thay thế. Kế đấy, tôi hướng dẫn Pháo-đội C với đầy đủ 6 đại bác, di chuyển theo các đơn vị tiền trạm.

Thời sự Việt Nam

Ngày Thứ sáu 15 tháng 4 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1PjUMN4mvYKEhYPNzscR3OLB7Dg-hzV-v/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lê Nguyễn – Nhắc chuyện một năm qua

15/4/2022

https://docs.google.com/document/d/143CQrCpbhbhIj1Cww7uOknD64llnqXLm/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong cuộc sống, bài học nào cũng phải trả giá, tiếc rằng với bài học “nhân đạo” và “giải cứu” này, cái giá phải trả cao quá. Nó tính bằng mồ hôi nước mắt của không ít gia đình nhịn ăn nhịn mặc để có tiền cho con cháu kiếm cái chữ ở nước ngoài, đến khi tốt nghiệp hay xong học kỳ, không còn tiền thuê phòng trọ, phải sống vất vưỡng đầu đường xó chợ, làm cu li để kiếm sống qua ngày.

Người xưa nói “sát nhất miêu, cứu vạn thử”, nay ngũ miêu đang lên thớt, nhưng thử cũng có còn đâu, chúng tự giải cứu gần hết rồi! Thôi thì chép miệng mà bảo với nhau rằng “muộn vẩn còn hơn không”!

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 15 tháng 4 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/18DER82mOA6fQKBKvgn6DNAD3PLVFy03i/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Liên Hiệp Châu Âu và NATO có thể hậu thuẫn Kiev chống Putin đến đâu ?

Minh Anh / RFI

14/4/2022

https://docs.google.com/document/d/1lfVrxdEmzPBWWQkLceMyMe3O7_qRAcq0/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc chiến Ukraina còn là vấn đề quan hệ quốc tế

Giờ đây trong bối cảnh Nga tập trung gây sức ép ở phía đông Ukraina, trong khi tình báo Mỹ gần đây gióng chuông báo động tình trạng thật sự quân đội Ukraina. Bất chấp các đợt tiếp viện khí tài như cung cấp vũ khí phòng không, tên lửa chống tăng…, nhưng các con số thống kê đưa ra cho thấy một thực trạng thảm hại của quân Ukraina : 95% chiến đấu cơ không thể tham chiến, 91% xe tăng bị phá hủy, 57 xe bọc thép chiến đấu bị hủy diệt, 56% hệ thống phòng không bị phá tan, đó là chưa kể đến thiệt hại nhân mạng.

Từ Thức - Bầu cử Pháp: nước Pháp, Âu Châu đi về đâu?

15/4/2022

https://docs.google.com/document/d/15HM8T-uqJ4oihwDz72MHC86XctvepCA6/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mười ngày tới, 24 tháng Tư, nước Pháp sẽ biết ai sẽ là Tổng thống trong 5 năm tới: đương kim tổng thống Emmanuel Macron hay lãnh tụ cực hữu, bà Marine Le Pen.

Chuyện bầu cử Tây, chắc ít người ngoài nước Pháp lưu ý, vì Pháp không còn là cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng lần này, kết quả bầu cử có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai của cả Âu Châu, và cục diện thế giới, vì Pháp và Đức là nước cột trụ của Liên hiệp Âu Châu, và Âu Châu đang đóng vai quan trọng trong cuộc đương đầu với Putine (Putin) ở Ukraine, dù không trực tiếp tham chiến.

Nếu Marine Le Pen đắc cử, nước Pháp sẽ cô lập, dần dần ra khỏi NATO (hay OTAN, tiếng Pháp), hờ hững với Liên hiệp Âu Châu, thân thiện với Nga, từ chối những biện pháp kinh tế trừng phạt Putin, chấm dứt nỗ lực đi tới một quốc phòng chung của Âu Châu.

CEO BlackRock: Cuộc xâm lược Ukraine sẽ ‘tái hình dung’ toàn cầu hóa

Nguồn: Takenori Miyamoto (phỏng vấn), “Invasion of Ukraine will ‘re-imagine’ globalization: BlackRock CEO,” Nikkei Asia, 13/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1U5rCrwzhV9psk1OHob3K0tS6Ikk97kfk/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Toàn cầu hóa, như những gì chúng ta biết, đã kết thúc với việc Nga xâm lược Ukraine bởi vì những lo ngại về chính trị và an ninh đang đóng một vai trò lớn trong quá trình ra quyết định của các công ty, theo lời Larry Fink, Giám đốc điều hành BlackRock, trong cuộc phỏng vấn gần đây với Nikkei.

“Tiếp cận vốn là một đặc ân,” Fink nói về sự cô lập của Nga với thị trường toàn cầu trong thời chiến. Ông lưu ý rằng, sự trỗi dậy của “chủ nghĩa tư bản vì lợi ích của tất cả các bên liên quan” (stakeholder capitalism) đang thúc đẩy các công ty đưa ra các phản ứng của riêng họ trước tình hình.

Katsuji Nakazawa - Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi risks stumbling with Putin if he plays his cards wrong,” Nikkei Asia, 07/04/2022

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cao cấp của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

11/4/2022

https://docs.google.com/document/d/1totP_3qXoBmjdhWdiz7R_K0Frr4wLWJL/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nếu Nga thất bại ở Ukraine, sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi về lãnh đạo độc tài lâu dài.

Liên minh cá nhân giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đang cản trở đường lối ngoại giao của Trung Quốc. Điều đó đang được thể hiện ngày càng rõ khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn.

Cả hai người đã đặt xong nền móng để duy trì quyền lực của mình cho đến giữa thập niên 2030. Cả hai đều có tham vọng lãnh thổ: Putin muốn tái lập vùng ảnh hưởng của Liên Xô cũ, còn Tập muốn có Đài Loan.

Nhưng mối dây liên kết này đi kèm với rủi ro đáng kể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét