Phiếu ủng hộ của Việt Nam cho Nga và cảnh báo hệ lụy mối quan hệ với Mỹ
VOA Tiếng Việt
18/4/2022
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón tại Khu nghỉ dưỡng Biển Đen ở Sochi của Nga ngày 16/9/2018. Sau hai lần bỏ phiếu trắng, Việt Nam quyết định chống lại việc đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ trong cuộc bỏ phiếu hôm 7/4 ở New York.
Việc Việt Nam bỏ phiếu chống lại nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ được cảnh báo là có thể khiến mối quan hệ của Hà Nội với phần còn lại của thế giới rơi vào lâm nguy
Phương Tôn – Phải chăng “Phong trào #MeToo” đã lan tỏa đến Việt Nam?
Trong thời gian ngắn vừa qua hầu như mọi người Việt Nam, trong và ngoài nước, đều lưu tâm đến những lời tố cáo của bà Dạ Thảo Phương, đang sống ở Cyprus, là nhà thơ và cũng từng là cựu phóng viên của báo Văn Nghệ (trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam) qua lá thư ngỏ được phổ biến rộng rãi tố cáo ông Lương Ngọc An, Phó tổng biên tập báo Văn Nghệ về hành vi “cưỡng hiếp” từ năm 2000.
Bà Dạ Thảo Phương nêu lý do trong đơn tố cáo: “Gần đây, tôi có theo dõi một số vụ nạn nhân bị xâm hại tình dục đứng ra tố cáo. Đọc những bình luận tiêu cực như làn mưa dao trút xuống họ và người thân, tôi bàng hoàng…
Vũ Thế Thành - Trả súng đạn này
15/4/2022
“… Trả súng đạn này, khi sạch nợ sông núi rồi
Anh trở về quê, trở về quê, tìm tuổi thơ mất năm nao…”
(Một mai giã từ vũ khí – Trịnh Lâm Ngân)
Tôi có thể ngồi đồng cả ngày trên mạng, nhảy tường lửa, đọc tài liệu, đọc báo nhăng nhít, nhưng chưa bao giờ xem/nghe trọn một chương trình ca nhạc, dù là ở nhà hay trên những chuyến xe đò đường dài. Xem không trọn chỉ vì ngủ… gật, đúng hơn, trình độ thưởng thức của tôi chỉ tới cỡ đó. Vậy mà chiều nay tôi đã xem trọn một chương trình ca nhạc.
Quỳnh Anh - Những chiếc đầu đen ám ảnh hơn nửa thế kỷ
Như chỉ mới hôm qua – ký ức 30 tháng Tư
Câu chuyện được kể dưới đây chẳng khác gì một đoạn phim kinh hoàng với những hình ảnh tái hiện rõ mồn một những ngày Tháng Ba và Tháng Tư mãi in sâu vào ký ức không chỉ một thế hệ. Xin mời đọc lại bài viết này. Bài đã giành giải khuyến khích cuộc thi Ký ức 30 Tháng Tư – Như chỉ mới hôm qua do Saigon Nhỏ tổ chức năm 2021…
Dù đến nay đã gần nửa thế kỷ, những hình ảnh trong chuyến di tản hồi tháng 3-1975 vẫn in đậm trong trí nhớ tôi. Nó là một phần ký ức không thể quên được của con bé 11 tuổi lúc đó…
“Chạy giặc”
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ hai 18 tháng 4 năm 2022
Nhật Ký Hoàng Khởi Phong - Ngày N +....
Nhật ký gồm 10 phần. Báo Quốc dân sẽ lần lươt đăng tải hàng ngày trong tháng 4/2022
Phần 1 - Pleiku-Tuy Hoà
Rời phòng họp Bộ Tư lệnh Quân đoàn II, tôi như ngợp trong một cơn địa chấn.
Gió thổi tạt vào mặt toàn cát và bụi. Những ngọn cỏ hồng trong sân trực thăng
của Bộ Tư lệnh ngã rạp về một phía. Tôi không còn tỉnh táo, không cất nổi tay
chân, cả người bải hoải, chung quanh tôi mọi người vội vã. Họ là sĩ quan đơn vị
trưởng các đơn vị biệt lập đồn trú trong thị xã Pleiku. Họ vừa cùng tôi tham dự
phiên họp kinh hoàng này. Tôi cũng không muốn về nhà, mấy người bạn chắc giờ
này vẫn xoa mạt chược. Kể từ hơn hai tháng nay, khi tôi phải thuyên chuyển khỏi
Đà Lạt, vợ con tôi đã về Qui Nhơn với bên ngoại, tôi lên đây một mình tá túc
cùng vài người bạn.
Cuộc chiến cho khu vực sông Songkhram
(The battle for Songkhram River Basin)
GreenNews – Bình Yên Đông lược dịch
18/4/2022
Chương trình quản lý nước lớn lao của Thái Lan đe dọa ngăn đập ‘trung tâm’ bón phân cho lưu vực Mekong.
Vội vàng thúc đẩy dự án quản lý lưu vực toàn quốc của chánh phủ Prayut Chan-o-cha gồm có việc xây cất được dự trù của 3 đập trên sông Songkhram – sông lớn duy nhất ở Thái Lan chưa bị ngăn đập.
Sông Songkhram ở đông bắc Thái Lan được quốc tế công nhận như “trung tâm” bón phân cho lưu vực Mekong. Đây là một trong những lý do chánh là Hạ Lưu vực sông Songkhram được chỉ định là “Khu Ramsar” – hay Đất ngập nước Quan trọng Quốc tế - trong năm 2019.
Tin tức thế giới ngày Thứ hai 18 tháng 4 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Nguyễn Lương Hải Khôi - Từ “Hiện thực luận” của Mearsheimer đến Ukraine và Việt Nam
18/4/2022
“Bi kịch của nền chính trị cường quyền”
John Mearsheimer, dạy ở Đại học Chicago, là tác giả cuốn sách “Tragedy of great power politics” (tạm dịch “Bi kịch của nền chính trị cường quyền”) năm 2001, đưa ra thuyết “hiện thực tấn công” (offensive realism) nổi tiếng. Theo thuyết này:
Vì nhu cầu sinh tồn, các cường quốc luôn có nhu cầu duy trì vị thế bá chủ của mình.
Bản chất của quan hệ quốc tế là bất định, tức là các quốc gia không thể chắc chắn cường quốc khác có tấn công mình hay không. Do vậy phòng thủ chủ động luôn phải là lựa chọn hàng đầu để tồn tại.
Vì vậy, các cường quốc luôn luôn: mưu cầu bá quyền ở quy mô khu vực.
Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga
Nguồn: “Giving Ukraine heavy weapons does not mean NATO is at war with Russia,” The Economist, 17/04/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Tương tự như trường hợp Liên Xô ở Việt Nam, cung cấp vũ khí không giống với việc tham chiến.
Một tỉ euro (1,1 tỉ đô la) sẽ bốc hơi nhanh chóng nếu bạn đang tham gia một cuộc chiến. Nhưng tuyên bố của Đức, vào ngày 15/4, rằng nước này sẽ cung cấp một khoản viện trợ quân sự bổ sung tương đương với số tiền trên cho Ukraine chí ít cũng có thể làm dịu những lời chỉ trích về việc nước này không gửi xe tăng. Hành động này là một phần của làn sóng cam kết cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine gần đây. Hai ngày trước đó, Mỹ hứa hẹn một khoản viện trợ mới trị giá 800 triệu đô la, bao gồm các xe bọc thép vận chuyển nhân sự và máy bay trực thăng. Anh đang gửi các xe tuần tra bọc thép và tên lửa chống hạm, trong khi Cộng hòa Séc đã chuyển giao các bệ phóng tên lửa di động và xe tăng T-72 từ kho vũ khí thời Liên Xô cũ của mình. Slovakia, quốc gia đã gửi cho Ukraine hệ thống phòng không S-300, cho biết họ cũng có thể cung cấp máy bay tiêm kích MiG-29, một mẫu máy bay của Liên Xô mà các phi công Ukraine biết sử dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét