Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

Thời sự Việt Nam

Trung Quốc - Việt Nam cam kết gia tăng trao đổi quốc phòng vì ổn định ở Biển Đông

RFA
25/4/2022

Trung Quốc - Việt Nam cam kết gia tăng trao đổi quốc phòng vì ổn định ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang (trái ) và Bộ trưởng Quốc phòng TQ Nguỵ Phượng Hoà tại biên giới hai nước hôm 23/4/2022 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngGlobal Times/China Daily 

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà và người đồng cấp Việt Nam Phan Văn Giang cam kết sẽ gia tăng quan hệ quốc phòng hai nước vì ổn định ở Biển Đông và biên giới đất liền.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cam kết này được đưa ra nhân dịp hai bên tổ chức Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới thường niên lần thứ bảy hôm 23/4 tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và khu Long Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Hoàn Cầu Thời Báo trích lời ông Nguỵ Phượng Hoà nói rằng, bất chấp đại dịch COVID-19 trong hai năm qua, hai bên vẫn tiếp tục có những hoạt động trao đổi về quốc phòng biên giới, cho thấy mối quan hệ hữu nghị sâu đậm và duy trì các trao đổi hữu nghị giữa hai quân đội.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến việc hai bên cần giải quyết các bất đồng trên biển để duy trì ổn định trên Biển Đông và ngăn chặn sự can thiệp của các quốc gia bên ngoài. Mặc dù không nêu tên đích danh nước nào can thiệp, nhưng từ trước đến nay, đã nhiều lần Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phản đối Hoa Kỳ và đồng minh thực hiện các cuộc tuần tra ở Biển Đông, coi đây là hành động gây mất ổn định ở vùng biển tranh chấp.

Bộ trưởng Phan Văn Giang tại cuộc gặp cũng bày tỏ sự biết ơn với Trung Quốc vì đã cung cấp vắc-xin ngừa COVID-19 cho Việt Nam, đồng thời cam kết quân đội Việt Nam sẵn sàng làm sâu thêm hợp tác với phía Trung Quốc.

Hiện Việt Nam và Trung Quốc đang có những tranh chấp chưa thể giải quyết ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích.

Trong các tháng ba và đầu tháng 4 vừa qua, Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật trên vùng biển này, thậm chí chỉ cách thành phố Huế của Việt Nam khoảng 110 km, tức nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trong suốt thời gian hai năm đại dịch, RFA đã liên tục đưa các tin và hình ảnh về những vụ đụng độ nhỏ trên biên giới giữa lính quốc phòng hai nước liên quan đến việc Trung Quốc xây rào lắp chông đinh và ngăn cản phía Việt Nam xây kè sông.

Việt Nam, Vatican đồng ý nâng cấp quan hệ 

23/4/2022 

Reuters 

Từ trái sang: Linh mục Han Hyuntaek, Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên, Linh mục Cao Minh Dung, Tổng giám mục Marek Zalewski, Thứ trưởng Ngoại giao Vatican Miroslaw Stanislaw Wachowski, và bà Đào Thị Đượm - Vụ phó Vụ Công giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ (ảnh chụp ngày 20/4/2022).

Từ trái sang: Linh mục Han Hyuntaek, Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên, Linh mục Cao Minh Dung, Tổng giám mục Marek Zalewski, Thứ trưởng Ngoại giao Vatican Miroslaw Stanislaw Wachowski, và bà Đào Thị Đượm - Vụ phó Vụ Công giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ (ảnh chụp ngày 20/4/2022). 

Vatican và Việt Nam đồng ý nâng cấp quan hệ ngoại giao vốn đang dần được cải thiện kể từ khi tan vỡ hoàn toàn sau chiến thắng của cộng sản trong Chiến tranh Việt Nam cách đây gần nửa thế kỷ.

Trong cuộc họp gần đây nhất ở Hà Nội, nhóm công tác chung nhất trí rằng trong tương lai gần quan hệ sẽ được nâng cấp lên mức độ có đại diện thường trú ở cả Hà Nội và Rome, một tuyên bố của Vatican cho biết ngày 22/4.

Như vậy, còn một bước nữa mới tới quan hệ ngoại giao toàn diện với đại sứ của đôi bên, vốn là mục tiêu được đề cập của các cuộc đàm phán kể từ khi bắt đầu vào năm 2009.

Việt Nam cắt đứt quan hệ với Vatican sau khi phe cộng sản lên nắm quyền vào cuối Chiến tranh Việt Nam năm 1975. Vào thời điểm đó, nhà chức trách xem Giáo hội Công giáo ở Việt Nam là quá gần gũi về mặt lịch sử với cựu cường quốc Pháp mà Việt Nam từng là thuộc địa.

Có khoảng bảy triệu tín đồ Công giáo trên tổng dân số khoảng 97 triệu dân ở Việt Nam.

Bộ công an kiểm tra thực địa khu du lịch Bồng Lai Tiên cảnh ở Phan Thiết

Bộ công an kiểm tra thực địa khu du lịch Bồng Lai Tiên cảnh ở Phan Thiết

Một góc khu du lịch dã ngoại Bồng Lai Tiên Cảnh ở Mũi Né – Phan Thiết. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngDân Việt 

Khu du lịch dã ngoại Bồng Lai Tiên Cảnh của Mũi Né, thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận là một trong chín dự án mà Bộ Công an đang thụ lý điều tra.

Ngày 25/4 truyền thông nhà nước loan tin trên cho hay Bộ Công an đang phối hợp với Viện Kiểm sát tối cao cùng một số sở, ngành liên quan của tỉnh Bình Thuận tiến hành đo đạc, kiểm tra hiện trạng dự án Khu du lịch dã ngoại Bồng Lai Tiên Cảnh ở Mũi Né, TP. Phan Thiết.

Theo Bộ công an, từ giữa tháng 1/2022 đến nay, cơ quan cảnh sát điều tra đã kiểm tra thực địa 8/9 dự án đất đai, đầu tư phát triển nhà ở thương mại tại tỉnh Bình Thuận.

Đây cũng là những dự án mà công an đang thụ lý giải quyết nguồn tin tội phạm về vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; vi phạm các quy định về quản lý đất đai và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Dự án Bồng lai tiên cảnh được ông Nguyễn Ngọc Hai, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 11/2016 cho Công ty Cổ phần tổng hợp đầu tư Mũi Né với tổng diện tích hơn 136 ha.

Trong đó diện tích trồng rừng, trồng cây lâu năm hơn 126 ha và diện tích xây dựng khu du lịch gần 10 ha với tổng vốn đầu tư 45 tỷ đồng. Vào năm 2017, Bồng Lai Tiên Cảnh được bán vé cho khách du lịch nhưng hiện tại không đón khách nữa.

Cũng theo Bộ công an, dự án còn lại trong danh sách chín dự án đang điều tra mà cơ quan cảnh sát điều tra chưa kiểm tra thực địa là Dự án rừng dầu Hồng Liêm ở xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc.

Trong tháng 2/2022, hàng loạt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã bị bắt giam và khởi tố bị can do vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãnh phí. Trong đó có các ông Nguyễn Ngọc Hai, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; Lương Văn Hải, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh; Hồ Lâm, nguyên Giám đốc Sở TN&MT; Lê Nguyễn Thanh Danh, nguyên Phó giám đốc Sở TN&MT và Ngô Hiếu Toàn, Phó Giám đốc Sở Tài chính. 

Cả năm người này đều liên quan đến việc giao hơn 92.000 m2 đất của ba lô đất ở khu vực trên vào năm 2017 nhưng lại áp giá đất năm 2013, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỉ đồng.

Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

RFA
22/4/2022

Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

Bà Nguyễn Phương Hằng nghe quyết định khởi tố, bắt tạm giam hôm 24/3/2022 

Báo Chính Phủ 

Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố vụ án để làm rõ tố cáo của một số cá nhân đối với bà Nguyễn Thị Phương Hằng, cựu Tổng giám đốc Công ty Đại Nam, người đang bị công an TPHCM khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc ‘Lợi dụng các quyền tự do- dân chủ’ theo Điều 331, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Một lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương cho truyền thông nhà nước hay tin trên trong ngày 22/4.

Theo vị lãnh đạo này, nội dung vụ án mà công an Bình Dương khởi tố bà Hằng tương tự với vụ án mà công an TPHCM đã khởi tố hôm 24/3/2022, nghĩa là vi phạm Điều 331 của Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về hành vi “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích cá nhân”.

Đại tá Trần Văn Chính- Phó giám đốc, thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương - được tờ Tuổi Trẻ dẫn lời cho hay hiện Công an Bình Dương mới khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can. Ông Chính cũng nói thêm hiện việc điều tra của công an Bình Dương và công an TP.HCM là độc lập với nhau. Liệu có thể gộp vụ án để một nơi xử lý hay không ông Chính nói phải đợi cơ quan điều tra xem xét trong quá trình làm rõ vụ án.  

Trước đó, Thượng tá Lưu Minh Hoàng - Chánh văn phòng Công an tỉnh Bình Dương cho truyền thông hay đơn vị này đang thụ lý đơn tố giác tội phạm của sáu cá nhân đối với bà Hằng gồm ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thuỷ Tiên, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Nguyễn Đức Hiển, ca sĩ Vy Oanh và bà Đinh Thị Lan.

Những người này tố cáo bà Hằng đưa tin sai sự thật, vu khống, làm nhục người khác, lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Bà Nguyễn Thị Phương Hằng được nhiều người biết đến sau hàng loạt vụ livestream tố cáo các ca sĩ và người nổi tiếng ăn chặn tiền từ thiện. Trong các livestream của mình, bà cũng bàn luận về đời sống riêng tư của nhiều người khác trên mạng xã hội.

Ngay sau khi bà Hằng bị bắt, nhiều người lên mạng xã hội kêu gọi biểu tình tại khu du lịch Đại Nam, ủng hộ bà Hằng đều bị công an triệu tập và phạt vi phạm hành chính.

Công an TPHCM đã xác định có nhiều người giúp sức, hỗ trợ bà Nguyễn Phương Hằng trong việc lên kịch bản, chuẩn bị nội dung, quản trị 12 kênh mạng xã hội, chuẩn bị trang thiết bị kỹ thuật…

Ngoài ra, công an cũng xác định những người làm và đăng các video lên YouTube, khách mời, tham gia chia sẻ, phát tán nội dung trong các buổi livestream là có liên quan, góp sức cho bà Hằng thực hiện hành vi phạm tội.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét