Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

Bản tin ngày Thứ sáu 29 tháng 4 năm 2022

 


Thái Hóa Lộc  - Tưởng Niệm Quốc Hận — Lần Thứ 47

29/4/2022

https://docs.google.com/document/d/1PTIk0yKvpysY9WY8DcGsAwOjP5wPLM2L/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mỗi năm tháng Tư về, người Việt Nam tị nạn cộng sản lại đau buồn tưởng nhớ lại những giờ phút tang thương xưa cũ; tuy cùng chịu chung một cơn biến loạn, nhưng mỗi người ở trong một hoàn cảnh khác nhau, với những cảm xúc riêng biệt. Để rồi có người quên, người nhớ… Năm nay Ngày Quốc Hận đã bước qua năm thứ 47, gần nửa thế kỷ…

Đối với những người Việt quên cội nguồn, ngày 30 tháng 4 ấy cũng chỉ là một ngày bình thường như mọi ngày, hỏi như thế, những người này sẽ không biết trả lời sao cho đúng.  Nhưng đối với người Việt Nam còn biết đau thương của dân tộc thì không thể nào quên. Vì đó là ngày đã xẩy ra một biến cố lịch sử quan trọng khó ai quên được. Nhưng, nếu hỏi ngày 30 tháng Tư là ngày gì, người Việt Nam sẽ không có câu trả lời như nhau.  Đó là vấn đề mà người viết muốn lạm bàn cùng quý độc giả:

Nguyễn Thị Thêm – Bài thương ca tháng tư

Tháng 4 năm 2022  by Lê Thy

https://docs.google.com/document/d/1WBljY9UtAFLxoiykDvj8kvSUZHNe6mqK/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

47 năm lá cờ không còn tung bay trên đất nước VN
47 năm ta bỏ quê hương làm người vong quốc.
47 năm ta mòn dần niềm tin và hy vọng
47 năm những người năm cũ về đâu.

Ôi!

47 năm con cháu ta quên dần tiếng Việt
47 năm thương đau nhuộm bạc mái đầu.

Hôm nay là đầu tháng tư. 47 năm đã qua, con gái tôi đã 47 tuổi. Một người phụ nữ trung niên chưa một lần về thăm VN.

Bs.  Nguyễn Tiến Cảnh: Nhân Quốc Hận 30 THÁNG 4 NĂM 1975 Nghĩ Về Một Việt Nam Phục Sinh.

Tháng 4 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1zJZsAqlwVLxxKlicBcVUpQivhAjPp4IK/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 Phục sinh là sống lại. Chết rồi mà sống lại là chưa chết thực sự. Nếu chết thật mà sống lại là phép lạ, như Chúa Giesu chết rồi ba ngày sau sống lại (Mt.28:5-9). Người Kito hữu hay Công Giáo tin là Chúa Giesu đã sống lại thực sự. Nếu Chúa không sống lại thì cuộc khổ nạn và cái chết của Người mất hết ý nghĩa. Cái chết của nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam cũng vậy, nếu không hồi phục lại được thì những hy sinh đấu tranh của chúng ta trở thành vô nghĩa và mất giá trị.

NHỮNG CÁI CHẾT CỦA VIỆT NAM

Nước Việt Nam chúng ta, xuyên suốt chiều dài lịch sử từ ngày lập quốc cho đến hiện tại, có người nói là đã bị chết nhiều lần. Từ “chết” này phải được hiểu là đất nước mình không có tự chủ, không còn độc lập, người dân mất tự do và những quyền căn bản của con người vì lý do này hay lý do khác. Người ta nói về 1000 năm Việt Nam bị giặc Tầu dày xéo, 100 năm bị giặc Pháp đô hộ.  Từ ngày 30-4-1975 Việt Nam dưới sự thống trị của đảng cộng sản Việt Nam cũng coi như đã chết. Việt Nam không có độc lập vì nhà cầm quyền là đảng cộng sản Việt Nam vẫn nằm dưới sự lãnh đạo,  chi phối của Tàu Cộng; người dân không có tự do, dân quyền và nhân quyền; những quyền căn bản của con người đã hoàn toàn bị tước đoạt.

Ts. Phạm Đình Bá - Nhóm nhỏ phản đối to qua mạng truyền thông xã hội

28/4/2022

https://docs.google.com/document/d/19w3NzIJoJegnnYGQ6bYLstWHPCPWYICl/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Những người biểu tình đã có mặt tại Đại sứ quán Nga ngay sau khi mặt trời lặn hôm thứ Tư tuần trước, quyết tâm gây chấn động trên mạng xã truyền thông xã hội. Họ đã mượn thiết bị chiếu sáng, thương lượng để bảo đảm lối vào một mái nhà gần tòa đại sứ và - tất nhiên - mở một buổi phát trực tiếp để ghi lại cảnh tượng và việc phản đối của họ. Khoảng 8 giờ tối, đã đến giờ chiếu trực tuyến: Một lá cờ Ukraine, cùng với dàn đèn pha màu xanh lam và vàng, chiếu lên mặt tiền trắng toát của tòa đại sứ Nga.

Thời sự Việt Nam

Ngày Thứ sáu 29 tháng 4 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1UYarc5sH2Kzrnk3VwfybcB6stK5da2HO/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nguyễn Lê – Nội chiến và hòa giải dân tộc kiểu ...Mỹ.

29/4/2022

https://docs.google.com/document/d/1e4Em5KXsvKajK573P5tb0wy2ozpRbhv8/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mỗi đất nước, mỗi dân tộc, có những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, song bản chất của chiến tranh chỉ có một. Đó là núi xương sông máu, mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, hận thù chồng chất hận thù. Còn nếu là nội chiến thì tình hình còn thê thảm hơn, anh em cùng một nguồn cội, một tổ tiên, chỉa súng bắn nhau, kẻ chiến thắng hỉ hạ cười vui, người thua cuộc cúi đầu câm lặng.

Nhưng cuộc nội chiến ở Mỹ thập niên 1860 mang một dáng dấp khác, vì cuối cùng đã kết thúc không với những trại tù binh, trại cải tạo, không có những người Mỹ liều mình với Tử thần để đào thoát ra nước ngoài, mà chỉ có tình dân tộc, nghĩa đồng bào, sự xí xóa của kẻ thắng với người bại, cùng chung sức tái thiết để sớm đưa nước Mỹ trở thành một cường quốc.

Giữa thế kỷ 19, phần lớn các tiểu bang phía Nam nước Mỹ sống về nông nghiệp, với những đồn điền trồng bông vải rộng lớn. Loại hoạt động này cần nhiều nhân công và truyền thống sử dụng người nô lệ da đen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ thời tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là Georges Washington còn là một chủ nô với hàng ngàn nô lệ phục vụ tại trang trại của ông.

Nguyễn Thông - “Phồn vinh giả tạo”(?)

Cái gọi là “phồn vinh giả tạo” có lẽ phải đặt lại, ngược chiều thì mới đúng.

29/4/2022

https://docs.google.com/document/d/12Ur-VMbPP1zoSimVD4aTsRIL2oDcV3C1/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Càng cận ngày 30 tháng 4, trên báo đài tivi càng nhiều hoạt động “tưởng nhớ” về cuộc đổi thay dữ dội 47 năm trước. Nói đâu xa, trên tivi tối nay, lướt qua các kênh, chí ít cũng có gần chục chương trình “trực tiếp” về sự kiện lịch sử này. Nhà cháu chả có gì, lôi bài cũ ra (viết năm 2017) để hầu chuyện thiên hạ vậy.

Hôm rồi, dư luận ồn ào quanh chuyện một nhóm nhà sử học viết bộ sử mới đã không dùng những từ “ngụy, ngụy quân, ngụy quyền, chính quyền ngụy” để gọi chính thể Việt Nam Cộng Hòa như lâu nay nhà cầm quyền vẫn kết án. Có người bảo đó là cuộc cách mạng về tư tưởng tư duy, báo hiệu một sự thay đổi căn bản. Có người khác bảo họ chỉ làm màu thế chứ thực tâm chả thay đổi gì đâu.

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 29 tháng 4 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1k9IWMuOJ_isGl-HYV4VNVYRAaCbwOVVV/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Liana Fix và Michael Kimmage  - Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If the War in Ukraine Doesn’t End?,” Foreign Affairs, 20/04/2022

Liana Fix là Giám đốc tại Quỹ Körber và là cựu nghiên cứu viên thường trú của Quỹ German Marshall, ở Washington, D.C.

Michael Kimmage là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Công giáo Mỹ và là Nghiên cứu viên khách mời của Quỹ German Marshall.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1_MAds_CUxBQFbfpzpafU8SPK30jRNbWe/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hậu quả toàn cầu của một cuộc xung đột kéo dài sẽ như thế nào?

Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, và những khoảnh khắc kết thúc ấy thường rất sống động và đáng nhớ. Ví dụ như quyết định đầu hàng của Tướng Hợp bang Robert E. Lee trước Tướng Liên minh Ulysses S. Grant vào tháng 04/1865 đã đưa Nội chiến Mỹ đến hồi kết. Hay hiệp định đình chiến chấm dứt Thế chiến 1, được Đức và Đồng minh Hiệp ước ký kết trên một toa tàu gần Paris vào tháng 11/1918. Hoặc sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, với biểu tượng là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989 và sau đó là việc hạ lá cờ Liên Xô tại Điện Kremlin vào Lễ Giáng sinh năm 1991. Những sự kiện này xuất hiện trong văn hóa của chúng ta như những khoảnh khắc quyết định, mang lại cảm giác về một kết thúc rõ ràng.

Law Ka-chung - Xác định thời điểm cuộc suy thoái kinh tế tiếp theo của Hoa Kỳ

29/4/2022

https://docs.google.com/document/d/1PGS9r68yw8tDi2e69Y_Ppf4shQauFmTT/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Điều đe dọa nhất đối với thị trường và nền kinh tế chắc chắn là đợt tăng lãi suất sắp tới. Tăng lãi suất bản thân nó không phải là điều gì đó đáng sợ, nhưng một loạt các hành động cuối cùng có thể dẫn đến suy thoái kinh tế. Đúng, đường cong lợi suất vẫn còn dốc dựa trên các kỳ hạn dự báo nhất là 30 năm hoặc 10 năm trừ đi 3 tháng. Tuy nhiên, khi Fed tăng 50 hoặc thậm chí 75 điểm cơ bản tại mỗi cuộc họp, phần phía trước của đường cong này sẽ sớm đạt 2% đến 3% hoặc thậm chí cao hơn. Ngay cả khi xu hướng tăng lạm phát sẽ tiếp tục cao hơn mức ở cuối đường cong này, thì triển vọng giảm xuống có thể lại tạo ra một lực ngược lại khiến đường cong này trở nên phẳng và cuối cùng là đảo ngược.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét