Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 15 tháng 4 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Trung Quốc tập trận quanh Đài Loan giữa lúc phái đoàn nghị sĩ Mỹ thăm quốc đảo

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/04/www.usnews.com_.jpg

Phái đoàn thượng nghị sĩ Mỹ đến Đài Loan (AP) 

Trung Quốc tập trận ở vùng biển xung quanh Đài Loan trong lúc một phái đoàn thượng nghị sĩ đang ở Đài Bắc. Bắc Kinh nói rằng chuyến thăm là hành động “khiêu khích”.

Quân đội Trung Quốc đã điều các tàu chiến, máy bay ném bom và tiêm kích đến biển Hoa Đông và vùng biển xung quanh Đài Loan cho cuộc tập trận hôm 15.4, theo tuyên bố của Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông bộ, Reuters đưa tin.

“Hoạt động này là đáp trả việc Mỹ thường xuyên phát đi các tín hiệu sai lầm về vấn đề Đài Loan trong thời gian gần đây”, tuyên bố cho hay, không đề cập đến phái đoàn Thượng viện Mỹ. “Những hành động và thủ đoạn xấu xa của Mỹ hoàn toàn vô ích và vô cùng nguy hiểm. Ai đùa với lửa sẽ khiến chính họ bị thiêu cháy”.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc, trong một tuyên bố, nói rằng chuyến thăm của phái đoàn Mỹ là hành động “cố ý khiêu khích” và “khiến căng thẳng ở eo biển Đài Loan tiếp tục leo thang”.

Phái đoàn thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ gồm 6 thành viên, dẫn đầu là Thượng nghị sĩ Dân chủ, đồng thời cũng là Chủ tịch Hội Đồng Bang Giao Quốc Tế của Thượng Viện Mỹ (Chairman of the U.S. Senate Foreign Relations Committee) – Bob Menendez. Họ đã đến Đài Bắc tối 14.4 và có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn sáng ngày 15.4.

Ông Menendez, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nói với bà Thái rằng Đài Loan, với tư cách trung tâm công nghệ, là “quốc gia có tầm quan trọng toàn cầu” và an ninh của Đài Loan tác động đến cả thế giới

Các chuyến thăm cấp cao và việc gọi Đài Loan là một “quốc gia” như vậy luôn khiến Bắc Kinh tức giận, vì Trung Quốc coi hòn đảo tự trị này là một trong những tỉnh của mình và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để tái thống nhất.

Thượng nghị sĩ Menendez thừa nhận chính phủ Trung Quốc “rất không hài lòng” với chuyến thăm của phái đoàn nhưng nói rằng điều đó sẽ không thể cản trở việc “chúng tôi ủng hộ Đài Loan”.

Ông Menendez vốn có lập trường thân thiện đối với Đài Loan. Cùng với thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, ông Menendez đồng ủng hộ một dự luật yêu cầu đổi tên văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Washington thành “Văn phòng Đại diện Đài Loan”.

Trong hai năm qua, Đài Loan đã chỉ trích việc Bắc Kinh tăng cường hoạt động quân sự, gây sức ép với Đài Bắc. Lực lượng không quân Trung Quốc đi vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan gần như hằng ngày, dù không đến gần hòn đảo này.


Ngành ngân hàng ở Mỹ thiếu nhân lực

Phố Wall đang săn lùng nhân viên ngân hàng. Phục hồi kinh tế trong năm 2021 đã tạo điều kiện cho một loạt các vụ mua bán sáp nhập, IPO kỷ lục, và phát hành trái phiếu mới. Thu nhập của ngành vô cùng lôi cuốn (lương trung bình tại Goldman Sachs vào năm ngoái là 400.000 USD) trong khi các chương trình tuyển dụng sau đại học vẫn rất uy tín. Song ngành lại cực kỳ thiếu tài năng.

Tại sao? Một lời giải thích phổ biến là thế hệ tân binh đang chú trọng cân bằng giữa cuộc sống với công việc hơn thế hệ trước. Họ cũng muốn nhà tuyển dụng phải có mục tiêu xã hội rõ ràng. Nhưng các nhà tuyển dụng cho hay nhiều nhân viên mới đang cứng rắn hơn khi đàm phán lương.

Lý do thực sự có thể là vì kinh doanh bùng nổ. Năm ngoái, các đội ngũ ngân hàng vốn đã bị quá tải đã buộc phải đi chèo kéo người từ các đối thủ hoặc thậm chí từ chối cơ hội kinh doanh. Các quỹ cổ phần tư nhân và các công ty mua bán sáp nhập cũng có nhu cầu tuyển dụng tài năng. Khi cuộc chiến giành giật tài năng trẻ nóng lên, những ngân hàng “cấp hai,” chẳng hạn như các ngân hàng châu Âu, có thể trở thành nạn nhân.

Con đường tái thiết cho Ukraine

Khi cuộc xâm lược của Nga tiếp diễn, chính phủ Ukraine và phương Tây đang suy nghĩ cách xây dựng lại đất nước. Thiệt hại vật chất là vô cùng lớn. Tổng thiệt hại nhà ở, cơ sở hạ tầng và các nhà máy công nghiệp hiện lên tới 80 tỷ đô la, theo tính toán của Trường Kinh tế Kyiv.

Song thiệt hại phi vật chất còn lớn hơn nhiều. Các doanh nghiệp đã đóng cửa hoặc ngừng đầu tư, trong khi hàng triệu nhân công phải bỏ việc để chiến đấu hoặc đi tị nạn. Nhà nước phải chi hàng tỷ đô cho hoạt động quân sự và hỗ trợ công dân di dời.

Một ước tính cho thấy chi phí tái thiết tổng thể cho Ukraine là 220-540 tỷ đô la. Song ngay cả khi có đủ tiền, họ còn cần các cải cách lớn hơn, chẳng hạn như chống tham nhũng, tăng cường nhà nước pháp quyền và cải thiện các doanh nghiệp nhà nước. Trước đây triển vọng gia nhập EU từng thúc đẩy những cải cách tương tự ở các nước trung Âu mà sau đó đều trở thành thành viên EU. Để thành công, Ukraine cần tiền, một kế hoạch tốt và một lời hứa hội nhập phương Tây.

Triều Tiên kỷ niệm Ngày Mặt trời

Thứ Sáu này Triều Tiên sẽ kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Kim Nhật Thành, người cha lập quốc của họ. Trong nhiều tháng qua các hình ảnh vệ tinh đã cho thấy sẽ có một cuộc duyệt binh lớn. Dân thường và binh sĩ được nhìn thấy luyện tập, trong khi một sân khấu lớn xuất hiện ở quảng trường trung tâm của thủ đô Bình Nhưỡng. Ngoài ra các máy bay phản lực đã bay vòng quanh thành phố vào giữa đêm hôm thứ Hai. Tất cả cho thấy sẽ có trình diễn lớn vào ban đêm.

Những dịp như thế này thường là cơ hội cho Triều Tiên công bố vũ khí mới. Trong hai tháng qua nước này đã ra mắt một số tên lửa, bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của họ trong hơn bốn năm, cũng như các dấu hiệu cho thấy họ đang tìm cách khôi phục một cơ sở thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Kim Jong Un có lẽ muốn ăn mừng sinh nhật của ông nội với một màn trình diễn đầy ấn tượng.

Nga mất soái hạm Moskva

Một vụ nổ lớn vào đầu giờ thứ Năm đã làm rung chuyển Moskva, chiếc tàu tuần dương lớp Slava và là soái hạm của Hạm đội Biển Đen của Nga. Nga nói nguyên nhân là có cháy làm nổ kho đạn. Song Ukraine nói họ đã bắn trúng tàu bằng tên lửa Neptune. Bất kể nguyên nhân là gì, Moskva đã bị hư hại nặng nề, mặc dù vẫn chưa chìm hoàn toàn. (Cập nhật: hiện tàu đã bị chìm)

Đây là chiến công lớn cho Ukraine. Moskva được đóng ở Ukraine từ thời Liên Xô, và đã tham gia vào cuộc tấn công lên Đảo Rắn của Ukraine trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Hệ thống ra-đa và các tên lửa đất đối không của nó giúp mang lại một “bong bóng phòng không” bảo vệ các tàu khác trong đội tàu của Nga. Thay thế nó cũng không hề dễ dàng: Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm mọi tàu chiến mới đi vào Biển Đen qua Eo biển Bosporus. Đây có thể sẽ là một trong những tổn thất hải quân lớn nhất thế giới kể từ Chiến tranh Falklands 40 năm trước.

Pháp chuyển đại sứ quán Pháp tại Ukraine về Kyiv 

Pháp sẽ “rất sớm” chuyển đại sứ quán của mình ở Ukraine từ thành phố phía tây Lviv về thủ đô Kyiv, Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian nói với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba trong một cuộc điện đàm. 

Đại sứ quán Pháp đã được chuyển đến Lviv vào đầu tháng Ba khi tình trạng tồi tệ hơn sau khi Nga xâm lược Ukraine vào cuối tháng Hai, tuyên bố của Bộ cho biết. 

Cố vấn Jake Sullivan: Hoa Kỳ không có kế hoạch trả lại tài sản Nga đã bị tịch thu  

Hôm thứ Năm (14/05), Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết Hoa Thịnh Đốn không có kế hoạch trả lại các tài sản bị tịch thu từ các doanh nhân Nga như một phần của các lệnh trừng phạt mới nhất áp đặt lên Moscow vì hoạt động quân sự ở Ukraine. 

“Mục tiêu của chúng tôi là không trả lại chúng,” ông Sullivan nói tại Câu lạc bộ Kinh tế của Hoa Thịnh Đốn, đồng thời nói thêm rằng các nhà chức trách Hoa Kỳ sẽ sử dụng tài sản bị tịch thu “theo cách tốt hơn”. 

“Chúng tôi có những cơ quan có thẩm quyền và có những cơ quan có thẩm quyền hơn nữa mà chúng tôi có thể phát triển, và đó là điều mà chúng tôi đang tích cực xem xét,” quan chức này nói thêm. 

Tòa Bạch Ốc đã đưa ra một số vòng trừng phạt đối với Moscow kể từ ngày 24/02, khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bắt đầu. Như một phần của hình phạt, các nhà chức trách Hoa Kỳ đã tịch thu các tài sản ngoại quốc của Nga cùng với những tài sản thuộc các doanh nghiệp và cá nhân nổi tiếng của nước này. 

Ông cũng nói thêm rằng Hoa Kỳ đang chuẩn bị những nỗ lực mới để ngăn chặn hành vi trốn tránh lệnh trừng phạt của Nga. 

“Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có một số thông báo trong một hoặc hai tuần tới để xác định các mục tiêu đang cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho việc trốn tránh đó ở cả trong và ngoài nước,” ông Sullivan nói nhưng không cho biết chi tiết. 

Đức cho biết họ phải chọn vũ khí để gửi cho Ukraine 

Đức phải làm “mọi thứ” để hỗ trợ Ukraine nhưng điều đó không có nghĩa là gửi bất kỳ vũ khí nào mà nước này có trong kho đến Kyiv, bà Eva Hoegl, ủy viên phụ trách các Lực lượng Vũ trang của Quốc hội Đức, nói với tờ Handelsblatt hôm thứ Tư (13/04). 

Bà Hoegl tin rằng Berlin đã làm “nhiều hơn những gì được đề nghị trong cuộc tranh luận công khai” khi nói đến viện trợ quân sự cho Ukraine. “Mọi thứ phải được thực hiện để hỗ trợ họ,” bà nói thêm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Berlin nên tự do cho đi bất cứ thứ gì họ có trong kho vì điều đó sẽ không hợp lý, ủy viên này lập luận. 

Để đưa ra các quyết định “có trách nhiệm”, các nhà chức trách Đức trước tiên phải xem xét những gì Ukraine có thể sử dụng một cách hiệu quả, bà Hoegl nói. Bà giải thích: “Chúng tôi không thể chỉ giao mọi thứ mà một công ty [Đức] có ở sân sau của mình như những chiếc xe chiến đấu bộ binh Marder 50 năm tuổi,” bà giải thích và nói thêm rằng bà tin rằng chính phủ và Hội đồng An ninh Liên bang sẽ tìm hiểu tất cả các phương án hợp lý khả thi. 

Trước đó vào cùng ngày, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói với đài phát thanh RBB rằng Berlin đã làm đủ để hỗ trợ Ukraine, đồng thời nói thêm rằng Đức sẽ không gửi bất kỳ vũ khí nào đến Ukraine cần sự hiện diện của Đức trên đất Ukraine. 

Mối liên hệ của Trung Quốc với các trường đại học Mỹ nằm trong ‘kế hoạch vượt Hoa Kỳ của Bắc Kinh’

Andrew Thornebrooke

https://etviet.com/wp-content/uploads/2022/04/GettyImages-1239590573-700x420-1.jpg

Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida) nói chuyện tại Quỹ Di sản hôm 29/03/2022 ở Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images) 

Trong năm vừa qua, hơn hai chục trường đại học của Hoa Kỳ đã ký kết các hợp đồng tài chính với các tổ chức có trụ sở tại Trung Quốc, bao gồm cả những tổ chức do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trực tiếp điều hành, theo một bản tin mới.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida) đã chỉ trích những giao kèo này, vốn được cho là đã thu về cho Trung Quốc hơn 120 triệu Mỹ kim, như một phần trong nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm thế chỗ Hoa Kỳ trở thành siêu cường của thế giới.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc đang khai thác các cơ sở giáo dục và nghiên cứu của chúng ta để đánh cắp bí mật của chúng ta và có được sức ảnh hưởng,” ông Rubio viết trong một email. “Tất cả điều này đều nằm trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm vượt qua Hoa Kỳ để trở thành quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới.”

Được đưa tin nguyên bản từ Fox News và dựa trên cả dữ liệu liên bang lẫn các tìm kiếm trong Cơ sở dữ liệu Báo cáo Hợp đồng và Tài trợ Ngoại quốc của trường Đại học, khoảng hai chục trường đại học Hoa Kỳ đã tiết lộ mối liên hệ trị giá hàng triệu dollar với các tổ chức Trung Quốc, mà những tổ chức đó thường không được nhắc tên trong bản tin này.

Mối liên hệ tài chính lớn nhất này được phát hiện là một thỏa thuận trị giá 32 triệu USD giữa Đại học Houston và một tổ chức tư nhân ẩn danh ở Trung Quốc Đại lục. Đại học Illinois tại Urbana-Champaign đã thực hiện bốn thỏa thuận với tổng giá trị hơn 26 triệu USD. Viện Công nghệ Massachusetts đã có sáu thỏa thuận trị giá hơn 14 triệu USD.

Không có trường đại học nào nói trên phúc đáp yêu cầu bình luận trước thời điểm phát hành bài báo này.

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/04/AP19233848885423_1-1200x692-1.jpg

Trong bức ảnh tư liệu được chụp vào ngày 03/04/2017 này, các sinh viên đang đi ngang qua “Mái vòm lớn” (Great Dome) trên nóc Tòa nhà 10 trong khuôn viên Viện Công nghệ Massachusetts ở Cambridge, Massachusetts. (Ảnh: AP Photo/Charles Krupa, Tư liệu) 

Mặc dù những tiết lộ này giúp bộc lộ ra bản chất đôi khi là thâm hiểm của ảnh hưởng tài chính ngoại quốc trong hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ, nhưng phạm vi thực sự của sợi dây tiền tệ liên kết giữa giới học viện và chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc có thể còn dài rộng hơn nhiều.

Ví dụ, vào năm 2020, sau khi bị chính phủ cựu Tổng thống Trump thúc đẩy điều tra vấn đề này, Bộ Giáo dục đã phát hiện ra 6.5 ​​tỷ USD tiền tài trợ và các hợp đồng ngoại quốc không được tiết lộ trong hệ thống đại học của Hoa Kỳ. Cuộc điều tra đó phát hiện ra rằng các trường đại học thường xuyên công bố số tiền thấp hơn mức mà họ đã nhận được từ các tổ chức ngoại quốc hoặc né tránh nghĩa vụ pháp lý phải tiết lộ hết những thông tin như vậy.

Điều này cũng cho thấy rằng Trung Quốc đã rót khoảng 1.5 tỷ USD vào các trường đại học của Hoa Kỳ trong khoảng thời gian sáu năm.

Sự thâm nhập của ĐCSTQ vào các trường đại học Hoa Kỳ đang bắt đầu nhận được sự công nhận rộng rãi, bao gồm cả những nỗ lực của nhà cầm quyền này trong việc phổ biến tuyên truyền ủng hộ cộng sản. Cuối cùng, Thượng viện đã thông qua luật vào năm 2021 để hạn chế ảnh hưởng xấu của cái gọi là Viện Khổng Tử, trung tâm ngôn ngữ do Bắc Kinh tài trợ, trong các khuôn viên trường đại học ở Hoa Kỳ, nơi đã bị chỉ trích vì thúc đẩy tuyên truyền của ĐCSTQ ngụy trang dưới chiêu bài nghiên cứu học tập văn hóa cũng như đàn áp quyền tự do học thuật trong các khuôn viên trường đại học.

Các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ cũng đã tham gia vào một cuộc đấu tranh kéo dài nhiều năm để nhổ tận gốc các nỗ lực của ĐCSTQ trong việc thâm nhập vào các trường đại học Hoa Kỳ để thu thập và đánh cắp các nghiên cứu và công nghệ tiên tiến. Nỗ lực này đã phát hiện ra một số vụ án quan trọng trong đó các học giả Hoa Kỳ bị cáo buộc là đã che giấu nguồn tài trợ và hợp đồng khổng lồ mà họ nhận được từ chế độ cộng sản Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều quan trọng là “Sáng kiến ​​Trung Quốc” dưới thời ông Trump, một nỗ lực quan trọng của Bộ Tư pháp (DOJ) nhằm hạn chế những nỗ lực gián điệp như vậy, đã bị chính phủ ông Biden đình chỉ vào tháng Hai, sau những cáo buộc về phân biệt chủng tộc.

DOJ đã tuyên bố rằng không tìm thấy bằng chứng nào về thiên kiến sai lệch trong một cuộc điều tra nội bộ, nhưng dù sao thì cơ quan này cũng sẽ kết thúc chương trình đó để giảm thiểu “nhận thức có hại của thiên kiến sai lệch.”

Ông Rubio đã nói với The Epoch Times rằng chính phủ đương nhiệm sẽ cần phải khôi phục lại chương trình đó nếu quốc gia này có cơ hội chiến đấu để kiềm chế ảnh hưởng xấu từ việc thao khống các trường đại học Hoa Kỳ của cộng sản.

Ông nói: “Hoa Kỳ phải chú tâm tới Đảng Cộng sản Trung Quốc và ưu tiên các nguồn lực để chống lại mối đe dọa này, trong đó có việc khởi động lại Sáng kiến ​​Trung Quốc ngay lập tức.”

Ông Andrew Thornebrooke là một phóng viên của The Epoch Times, chuyên đưa tin về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc với trọng tâm là quốc phòng, các vấn đề quân sự, và an ninh quốc gia. Ông có bằng Thạc sĩ lịch sử quân sự tại Đại học Norwich.

Thanh Tâm biên dịch

Nga nói họ tấn công nhà máy tên lửa ở Kyiv sau khi soái hạm Moskva chìm ở Biển Đen 

Reuters 

Nhà cửa bị hư hại sau một vụ bắn tên lửa hành trình của Nga vào Kyiv hôm 15/4/2022.

Nhà cửa bị hư hại sau một vụ bắn tên lửa hành trình của Nga vào Kyiv hôm 15/4/2022. 

Soái hạm Moskva thuộc hạm đội Biển Đen của Nga đã chìm sau khi Kyiv nói rằng quân Ukraine bắn trúng tuần dương hạm này bằng tên lửa phóng từ bờ biển. Nga không xác nhận vụ tấn công. Moscow cho hay hơn 500 thủy thủ đã được sơ tán khỏi con tàu. Không có bên độc lập nào xác nhận về số phận của thủy thủ đoàn.

Về nhiều mặt, Moskva là con tàu lớn nhất của Nga trong hạm đội Biển Đen. Nga đã sử dụng sức mạnh hải quân của mình để phong tỏa các cảng của Ukraine và đe dọa có thể tiến hành một cuộc đổ bộ dọc theo bờ biển. Nếu không có soái hạm nêu trên, Nga có thể mất đi phần lớn khả năng uy hiếp Ukraine từ ngoài biển.

Mặc dù Nga không thừa nhận rằng tên lửa Ukraine đã bắn trúng con tàu, nhưng vào sáng sớm thứ Sáu 15/4, Nga đã tấn công nơi mà họ mô tả là một nhà máy sản xuất và sửa chữa tên lửa chống hạm ở Kyiv, cho thấy một sự trả đũa hiển nhiên.

Bộ Quốc phòng Nga nói trong một tuyên bố: “Số lượng và quy mô của các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu ở Kyiv sẽ gia tăng để đáp trả bất kỳ cuộc tấn công khủng bố hoặc hành động phá hoại nào đối với lãnh thổ Nga do chế độ dân tộc chủ nghĩa ở Kyiv thực hiện”.

Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết họ đã chiếm được nhà máy thép Ilyich ở Mariupol, một trong những khu công nghiệp cuối cùng còn tồn tại ở thành phố miền đông bị bao vây, nơi chứng kiến cuộc giao tranh khốc liệt nhất và thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất.

Về phía Ukraine, họ cho biết đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở thị trấn Popasna và Rubizhne, ở một khu vực về phía bắc của Mariupol.

Các tuyên bố của cả hai bên đều không thể kiểm chứng được một cách độc lập.

Nga đã rút quân khỏi miền bắc Ukraine trong tháng này sau khi cuộc tấn công bằng thiết giáp khổng lồ của họ nhằm vào Kyiv bị đẩy lùi ở ngoại ô của thủ đô này.

Giờ đây, Moscow nói rằng mục tiêu chính trong cuộc chiến tranh của họ là chiếm Donbas, một khu vực miền đông gồm hai tỉnh vốn đã bị lực lượng ly khai Ukraine được Nga hậu thuẫn chiếm giữ một phần và Nga muốn Kyiv phải từ bỏ. Nga đã điều thêm hàng nghìn binh sĩ đến vùng miền đông này và Ukraine dự đoán sẽ có một cuộc tấn công lớn.

Moscow nói họ hy vọng sẽ sớm chiếm được toàn bộ Mariupol, đây sẽ là thành phố lớn duy nhất mà họ chiếm được cho đến nay.

Đó là thành phố cảng ven Biển Đen, nơi có 400.000 người sinh sống trước chiến tranh, nhưng nay đã trở thành đống đổ nát sau bảy tuần bị bao vây và bắn phá, với hàng chục nghìn người bị mắc kẹt bên trong. Hàng ngàn thường dân đã chết ở đó.

(Reuters)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét