Song Chi - Văn hóa, văn minh cho tới sự tôn trọng pháp luật, không phải tự nhiên mà có
04/7/2022
Câu chuyện thứ hai là ông Thủ tướng nước Cộng hòa XHCN VN Phạm Minh Chính và tùy tùng lên đường sang Mỹ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ, vào ngày làm việc cuối cùng 13.5.2022, trong khi chờ hội kiến với ông Antony Blinken-Ngoại trưởng Mỹ, thì ông Chính và tùy tùng có cuộc tán gẫu hết sức bỗ bã, buông tuồng về quan chức này quan chức kia của Mỹ, gọi người ta là “nó” rồi buông một câu “Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì đâu”. Câu nói phản ánh đúng cái tâm lý vừa tự ti vừa tự tôn, kiêu ngạo cộng sản” của các quan chức cộng sản VN, vừa biết mình thua kém quan chức nước người về mọi mặt, mình đi ra ngoài thì chỉ toàn đi xin đi vay nợ, nhưng mặt khác lại cứ nghĩ VN từng đánh thắng mấy “thằng” đế quốc to, VN có vị trí địa-chính trị quan trọng, Mỹ nó phải cần ta chứ ta chả cần nó!
Văn hóa, văn minh, thói quen sống tử tế, đàng hoàng, tôn trọng pháp luật... là những cái phải được giáo dục từ trong gia đình, nhà trường, phải được thấm nhuần từ trong môi trường xã hội, thế hệ này qua thế hệ khác, không phải tự nhiên mà có. Với một thể chế chính trị độc tài, giáo dục nát bét, luật pháp rừng rú, môi trường đạo đức xã hội suy đồi, thì con người cũng bị hấp thụ những cái xấu ấy mà không hay.
Quang Nguyên - Người Mông tại Hội Nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn Giáo
05/7/2022
Người Mông cho thế giới biết tình hình tồi tệ của tự do tôn giáo tại Việt Nam
Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới tổ chức cuối tháng 6 vừa qua tại Thủ Đô Washington, Hoa Kỳ gồm nhiều đoàn đại biểu của 31 quốc gia tham dự. VN có hơn 60 người, đông nhất trong các đoàn, trong đó có nhóm đại diện Tin Lành người Mông. Họ là những nhân chứng sống về sự đàn áp tự do tín ngưỡng qua những phương cách tàn nhẫn, vô nhân tính của cộng sản VN.
Năm 1989 đạo Tin Lành truyền đến miền núi phía bắc VN qua mục sư người Mông Vam Txoox Lis thuộc Đài phát thanh FEBC, Phillippin. Được Chúa Thánh Thần soi sáng, nhiều người Mông hiểu được chỉ có Đức Chúa Trời cứu rỗi được linh hồn họ. Rất đông người nghe theo Tin Lành của Chúa. Người Mông thay đổi nếp sống hủ lậu. Cuộc sống, văn hoá lạc hậu dần thay đổi, các tệ nạn xã hội từ ngàn xưa như nghiện rượu, ma tuý dần mất hẳn theo lời dậy của Đức Chúa Trời “Vàng Chứ”. Người Mông có được một niềm tin mới, một tôn giáo. Điều này gây ngờ vực và ghét bỏ từ phía chính quyền VN. Người cộng sản vốn nhìn tôn giáo như ma tuý, thuốc phiện, tôn giáo đối với họ là một cản trở rất lớn tiến lên xã hội chủ nghĩa vô thần.
Lucas Chancel - Ai thực sự gây ra ô nhiễm?
10 bất bình đẳng và chính sách khí hậu
Nguồn: Qui pollue vraiment? 10 points sur les inégalités et la politique climatique, Le Grand Continent, ngày 08/06/2022.
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
05/7/2022
Gần một nửa tổng lượng khí thải, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, đã được thải ra kể từ năm 1990 – năm công bố báo cáo đầu tiên của IPCC. Thế nhưng, không phải nước nào cũng gây ô nhiễm nhiều như nhau, hoặc theo cùng cách giống nhau. Vì thế, bất bình đẳng là một dữ liệu then chốt, mang tính tiên quyết đối với bất kỳ chính sách công nào nhằm chống lại hiện tượng nhiệt độ thời tiết nóng lên. Từ các kết quả nghiên cứu trong báo cáo năm 2022 của tổ chức World Inequality Lab [Phòng thí nghiệm Bất bình đẳng Thế giới], Lucas Chancel điểm lại 10 điểm về sự phân bố lượng khí thải và những hậu quả kinh tế của nó.
TÁC GIẢ: Lucas Chancel
NGƯỜI DỊCH: Elena Maximin, Olivier Lenoir
Ra ngoài biên giới – Chu kỳ nước của trái đất đang bị bẽ cong sắp gãy
(Beyond boundaries: Earth’s water cycle is being bent to breaking point)
Petro Kotzé – Bình Yên Đông lược dịch
Mongabay – 21 June 2022
Chu kỳ thủy học là một tiến trình căn bản tự nhiên để giữ cho hệ thống điều hành của Trái đất nguyên vẹn. Nhân loại và nền văn minh đang lệ thuộc mật thiết với chu kỳ nước, nhưng chúng ta đã lạm dụng nó một cách lớn lao và hủy hoại, để thích ứng với nhu cầu của chúng ta.
Chúng ta chưa biết đầy đủ những hệ quả toàn cầu của những điều chỉnh của con người đối với chu kỳ nước. Chúng ta biết những thay đổi như thế có thể đưa đến sự chuyển dịch khổng lồ của các hệ thống Trái đất, đe dọa đời sống hiện hữu. Các nhà nghiên cứu đang thắc mắc nơi và làm thế nào chúng có thể được đo đạc để xác định nếu chu kỳ nước đang bị đẩy đến điểm gãy.
Nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng những điều chỉnh các khía cạnh của chu kỳ nước nay đang làm cho hệ thống Trái đất bất ổn ở qui mô mà nền văn minh hiện đại có thể chưa từng đối mặt. Nó đang xảy ra trong các sự kiện thời tiết cực đoan và thay đổi khí hậu từ từ lâu dài.
Không có các giải pháp đơn giản và dễ dàng. Để làm tăng cơ hội còn lại của chúng ta trong “không gian sinh sống an toàn”, chúng ta cần đảo ngược thiệt hại đến chu kỳ thủy học toàn cầu với những phát minh đại qui mô, gồm có giảm việc sử dụng nước, và đảo ngược việc phá rừng, suy thoái đất, sạt lở đất, ô nhiễm không khí và thay đổi khí hậu.
Trần Huỳnh Châu – Những năm "cải tạo" ở Bắc Việt. Chương II
Posted on June 16, 2021 by Lê Thy
II – NHỮNG NGƯỜI PHỤC QUỐC BỊ ĐÀY RA BẮC
Tháng 4 năm 1977 trại chúng tôi đón tiếp một số khách mới, từ Miền Nam ra. Tối hôm ấy, khoảng 8 giờ, chúng tôi thấy khoảng mười chiếc xe đò chạy vào sân trại. Trước đó, một số tù hình sự đã được di chuyển đến nơi khác để có phòng trống.
Sân trại được thắp đèn sáng lên. Chúng tôi leo lên sập, nhìn qua cửa sổ để quan sát. Nhìn thấy từng cặp đeo “đồng hồ Seiko” từ trên xe bước xuống, chúng tôi biết đây là những người đồng cảnh ngộ với chúng tôi rồi. Ở trong tù, lúc nào chúng tôi cũng muốn gặp người mới đến để hỏi xem có tin tức gì bên ngoài không. Tin tức bên ngoài cũng cần thiết cho chúng tôi sống như là cơm nước. Nhưng tối hôm ấy, chúng tôi không được tin tức gì vì anh em mới đến được dọn vào các buồng khác. Trưa hôm sau, chúng tôi hỏi nhỏ mấy người làm bếp lúc đưa cơm thì được biết đó là những người trong Nam mới ra. Sự ngăn cách các buồng giam làm chúng tôi chưa hỏi gì thêm được. Nhưng đến đêm hôm sau, chúng tôi nghe tiếng hát đồng ca bài “Việt Nam Việt Nam” từ bên phòng giam của những người mới ra, vọng lại. Phía chúng tôi tuy cũng có hát nhạc Miền Nam cũ, nhưng thường chỉ hát nhỏ với nhau thôi, không dám hát lớn. Nay nghe những người mới ra hùng dũng hát lớn như thế, chúng tôi khoái lắm. Nhưng vẫn chưa nói chuyện với nhau được.
Thời sự đó đây ngày Thứ ba 05 tháng 7 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Lê Tây Sơn - Nước Mỹ và một “mùa hè… đỏ lửa”
Mùa hè ở Mỹ ngày càng trở nên nóng hơn, kéo dài hơn và nguy hiểm hơn.
04/7/2022
Những con số đáng sợ
Cháy rừng kéo dài nhiều tuần, bao trùm thành phố đang phát triển Reno của tiểu bang Nevada. Đi qua làn khói vàng độc hại, Jillian Abney lái xe đưa con gái 8 tuổi Izi đến Sierras để tìm kiếm không khí trong sạch hơn. Nhưng màn sương mù màu vàng kỳ lạ bao phủ bầu trời đã khiến mùa hè tươi đẹp trong ký ức đột ngột dừng lại. Abney lái xe đến hồ Donner, hy vọng sẽ thoát khỏi đám khói. Nhưng thay vì được bầu trời xanh chào đón như trong vô số chuyến đi mùa hè trong suốt cuộc đời, Abney chỉ nhìn thấy khói lơ lửng trên cao và len lỏi qua các thung lũng bên dưới. Nó có mùi giống như mùi lửa trại, dù lửa trại đã bị cấm ở đây.
Mike Pompeo viết nhân ngày Độc lập: Giấc mơ Mỹ vẫn trường tồn
Mike Pompeo
05/7/2022
246 năm trước, 13 thuộc địa đã táo bạo tuyên bố độc lập. Họ làm vậy để chống lại đế quốc Anh khi đó đang có sức mạnh quân sự mạnh mẽ nhất thế giới. Những lý lẽ tuyên bố độc lập là xác thực và các Nhà lập quốc của chúng ta cũng đã không xem nhẹ hậu quả của quyết định này. Khi Tuyên ngôn Độc lập được ký, Benjamin Franklin đã nói rằng, “Tất cả chúng ta phải đoàn kết lại, nếu không gần như chắc chắn, từng người trong chúng ta lần lượt sẽ bị treo cổ”. Đó là giá trị của những thời khắc bất hủ trong lịch sử.
Tổ tiên của chúng ta đã sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro vì một giấc mơ. Một giấc mơ của tự do và cơ hội. Một giấc mơ mà trong đó cho dù quý vị đến từ đâu, bất kể xuất thân của quý vị thế nào, nếu quý vị làm việc chăm chỉ và sống trung thực, chính trực, thì quý vị có thể thành công. Đây là Giấc mơ Mỹ.
Andrew J. Nathan * - Bắc Kinh và cuộc chơi đường dài ở Đài Loan
Nguồn: Andrew J. Nathan, “Beijing Is Still Playing the Long Game on Taiwan”, Foreign Affairs, 23/06/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Tại sao Trung Quốc lại không có kế hoạch xâm lược trong tương lai gần?
Cách duy nhất để đánh bại chiến lược kiên nhẫn đối với Đài Loan của Trung Quốc là trở nên kiên nhẫn như họ, liên tục điều chỉnh khả năng răn đe của Mỹ và Đài Loan sao cho tương ứng với sự đe dọa từ vũ khí và hoạt động huấn luyện quân sự luôn thay đổi và ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Đây là một vấn đề lớn đối với Mỹ, vào thời điểm mà tỷ trọng của nước này trong GDP toàn cầu đã giảm xuống dưới 25% (từ mức 40% vào năm 1960) và Hải quân Mỹ đang phàn nàn rằng họ không có đủ tàu để thực hiện tất cả các nhiệm vụ mà họ phải chịu trách nhiệm. Đó là một vấn đề thậm chí còn lớn hơn đối với quốc đảo chỉ dành 2,1% GDP cho quốc phòng, và gần đây mới bắt đầu chuyển từ sự phụ thuộc phi thực tế vào các khí tài tiên tiến đắt tiền để ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc, sang một “chiến lược con nhím” thực tế hơn – sử dụng ngư lôi, tên lửa tầm ngắn, phòng thủ dân sự, và kháng chiến du kích. Tuy nhiên, nếu bế tắc kéo dài ở Eo biển Đài Loan là triển vọng có thể xảy ra cao nhất trong tương lai, thì bên cầm cự được lâu nhất trong trò chơi mới là bên có thể sẽ giành chiến thắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét