Mỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hành vi ‘khiêu khích’ ở Biển Đông
12/7/2022
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, tại Bali, Indonesia, ngày 9/7/2022.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố rằng Washington sẽ bảo vệ Philippines nếu lực lượng của họ bị tấn công ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và ngừng “hành vi khiêu khích” trên tuyến đường thủy nhộn nhịp này, theo Reuters. Philippines là đồng minh theo hiệp ước của Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Blinken đưa ra phát biểu trên hôm 11/7, đúng vào dịp 6 năm trước đây phán quyết của một tòa án quốc tế làm vô hiệu các yêu sách sâu rộng của Trung Quốc đối với Biển Đông.
“Chúng tôi tái khẳng định rằng một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các lực lượng vũ trang của Philippines ... sẽ kích hoạt các cam kết phòng thủ chung của Hoa Kỳ”, ông Blinken nói trong một tuyên bố, đề cập đến các điều khoản của hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước đồng minh đã có từ năm 1951.
Ông Blinken nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi một lần nữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuân thủ các nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế và chấm dứt các hành vi khiêu khích của họ”.
Tuyên bố của phía Mỹ được đưa ra đúng vào ngày Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở thủ đô Indonesia, trong đó, ông Vương nói rằng các quốc gia trong khu vực nên tránh bị các cường quốc toàn cầu sử dụng làm “quân cờ”.
Chiến tranh Ukraine: Iran có kế hoạch cung cấp drone cho Nga, Mỹ cảnh báo
12/7/2022
Nguồn hình ảnh, Iranian Army/Getty Images
Một quan chức Mỹ cho biết Iran có kế hoạch cung cấp cho Nga hàng trăm drone để phục vụ cuộc chiến ở Ukraine, một số drone có khả năng chiến đấu.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết thông tin mà Mỹ nhận được cho thấy Iran đang chuẩn bị huấn luyện các lực lượng Nga sử dụng drone.
Ông nói thêm rằng vẫn chưa rõ Iran đã giao chúng cho Nga chưa.
Drone đã trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc chiến Ukraine-Nga.
Mới tuần trước, Ukraine đã kêu gọi các nước tài trợ hàng nghìn drone để hỗ trợ nước này trong cuộc chiến với Nga.
Ông Sullivan nói thêm rằng thông tin tình báo mà Mỹ nhận được ủng hộ quan điểm rằng cuộc tấn công của Nga vào miền đông Ukraine "phải trả giá bằng việc duy trì vũ khí của chính họ".
Ông cũng quan sát thấy rằng các drone của Iran đã được phiến quân Houthi của Yemen sử dụng để tấn công Ả Rập Saudi.
Bình luận của ông Sullivan được đưa ra trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Israel và Ả Rập Saudi trong tuần này.
Cho đến nay, cả hai quốc gia này đều chưa tham gia vào các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì cuộc chiến của nước này ở Ukraine.
Israel coi Iran là mối đe dọa lớn nhất trong khu vực.
Mỹ và các đồng minh khác đã cung cấp vũ khí trị giá hàng tỷ USD cho Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga hồi tháng Hai.
Ông Sullivan cho biết Mỹ sẽ tiếp tục "duy trì khả năng phòng thủ hiệu quả của Ukraine".
Người Nhật tiễn biệt cựu Thủ tướng Abe bị ám sát
12/7/2022
Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại tang lễ của ông Shinzo Able ở Tokyo, ngày 12/7/2022.
Với những lời cầu nguyện, hoa và cờ đính theo dải băng đen, người Nhật hôm 12/7 chào tiễn biệt ông Shinzo Abe, một cựu thủ tướng từng tại vị với thâm niên lâu nhất của đất nước, theo Reuters.
Rất nhiều người đứng chật kín vỉa hè với sự hiện diện dày đặc của cảnh sát khi xe tang chở linh cữu ông Abe, người qua đời ở tuổi 67, khởi hành từ một ngôi chùa ở trung tâm thủ đô Tokyo trong lễ di quan đi xuyên qua thành phố.
Trong khi gần 10 máy bay trực thăng bay vòng quanh ở phía trên, mọi người cúi thấp đầu, chắp tay cầu nguyện khi đoàn xe tang đi qua trong buổi lễ di quan được phát trực tiếp trên đài truyền hình NHK.
“Xin cảm ơn ông rất nhiều vì việc làm của ông cho đất nước chúng ta”, một người đàn ông liên tục hô vang.
Hàng trăm người đã đến ngôi chùa nơi tổ chức lễ tang của ông Abe vào tối ngày 11/7 và sáng ngày 12/7 để bày tỏ lòng thành kính. Việc ông Abe bị một người đàn ông thất nghiệp cầm súng tự chế giết chết hôm 8/4 đã gây choáng váng cho một quốc gia nơi mà cả tội phạm về súng lẫn bạo lực chính trị đều rất hiếm xảy ra.
Thủ tướng Nhật Fumio Kishida và một nhóm các bộ trưởng trong nội các đã lặng lẽ chờ trước văn phòng phủ thủ tướng, nơi ông Abe đã từng nhậm chức ở cương vị là thủ tướng trẻ nhất Nhật Bản khi đó. Ông Abe lãnh đạo đất nước trong hai nhiệm kỳ, trong đó giao đoạn lâu nhất là từ năm 2012 đến năm 2020, vào cuối nhiệm kỳ, ông từ chức do những vấn đề sức khỏe.
Khi đoàn xe tang chậm rãi đi qua, ông Kishida cúi đầu xá, chắp tay, trong tay là chuỗi tràng hạt nhà Phật. Quả phụ của ông Abe, bà Akie, từ ghế trước của xe tang, xá lại đáp lễ.
Trong khi bầu không khí tang tóc vẫn còn đó, hôm 12/7, Trung Quốc phàn nàn với Nhật về việc phó tổng thống Đài Loan dự lễ tang ông Abe.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đại sứ quán của họ tại Nhật Bản đã gửi “các văn thư ngoại giao lên tiếng nghiêm khắc” với chính phủ Nhật về việc Phó Tổng thống Đài Loan William Lai tham dự lễ tang của cựu thủ tướng Abe.
Một quan chức Nhật mô tả việc ông Lai đến thăm Nhật là một chuyến thăm riêng tư để bày tỏ sự kính trọng của ông với tư cách là một người bạn của ông Abe.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc và “không có cái gọi là phó tổng thống”.
Ông Uông nói: “Sau vụ ám sát cựu thủ tướng Nhật Abe, chính quyền Đài Loan đã sử dụng cơ hội này để thao túng chính trị”. Ông Uông nói thêm rằng: “Không thể có chuyện cái thứ âm mưu kiểu này lại thành công được”.
CEO Devin Nunes của Truth Social: Ông Musk phát hiện ra Twitter ‘chỉ là một kênh PR toàn cầu’
Dân biểu Devin Nunes, một thành viên Đảng Cộng Hòa đến từ California và là thành viên cao cấp của Ủy ban Tình báo Hạ viện, trình bày trong phiên điều trần của Ủy ban Tình báo Hạ viện tại Điện Capitol ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 21/11/2019. (Ảnh: Andrew Harrer/POOL/AFP/Getty Images)
Nhiều người ủng hộ tự do ngôn luận đã thất vọng sau khi ông Elon Musk từ bỏ thỏa thuận 44 tỷ USD để mua Twitter. Họ than thở rằng lời hứa nới lỏng các hạn chế về nội dung của vị CEO Tesla có thể không trở thành hiện thực.
Nhưng đối với Giám đốc Điều hành Devin Nunes và Chủ tịch Donald Trump của Truth Social — thì thỏa thuận đó không quan trọng lắm.
Cả hai người họ đều đã ủng hộ thương vụ của ông Musk vì nó phù hợp với sứ mệnh của họ là giảm bớt sự kiểm duyệt và “trả lại tiếng nói của người dân Mỹ,” ông Nunes nói với The Epoch Times.
“Về Twitter, nó chưa bao giờ là — vì tôi nghĩ ông Elon Musk đã phát hiện ra — nó chỉ là một kênh PR toàn cầu, nó không phải là một trang mạng xã hội,” ông Musk bỏ đi do lo ngại về những bot spam (tài khoản giả) của nó, một hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) cho thấy, nhưng Twitter quyết tâm thực thi thỏa thuận sáp nhập.
Ông Nunes cho rằng ông Musk nhận ra “ông không thể xác thực được có bao nhiêu người Mỹ thật và những người khác thực sự ở trên nền tảng này, bởi vì có quá nhiều tài khoản bot và tài khoản spam.”
Tại một cuộc tập hợp hôm 14/05 ở Texas, ông Trump dự đoán ông Musk cuối cùng sẽ không mua Twitter “Bởi vì các vị có quá nhiều tài khoản giả mạo với các bot.”
“Tôi đã sớm nêu ra và nói, ‘Thỏa thuận đó sẽ không bao giờ xảy ra,’” ông Trump nói với Breitbart hồi tháng Bảy. “Chúng ta sẽ phải xem điều gì xảy ra bởi vì họ sẽ nói, ‘Ông nợ chúng tôi 44 tỷ USD’ vì tôi nghe nói rằng họ có một hợp đồng rất chặt chẽ.”
“Tôi thấy rằng điều đó sẽ kết thúc bằng rất nhiều vụ kiện tụng,” ông Trump nói.
Ông Trump đã có thể đoán trước được điều này bởi vì Twitter “chỉ là một hệ thống không đáng tin cậy,” ông Nunes nói.
“Ở đó không có thị trường thực sự. … Quý vị không muốn đến nơi mà quý vị có vài triệu người Mỹ mỗi ngày truy cập vào Twitter — thật khó để biết con số là bao nhiêu — so với hàng trăm triệu người Mỹ, đó mới chính là thị trường,” ông nói thêm.
Trong một bài diễn văn ở Alaska hôm 09/07, khi đang quảng cáo cho Truth Social, ông Trump đã nói về ông Musk:
“Ông ấy tự đưa mình vào mớ hỗn độn. Quý vị biết đấy, gần đây ông ấy nói, “Tôi chưa bao giờ bỏ phiếu cho một thành viên Đảng Cộng Hòa.’ Tôi nói tôi không biết điều đó. Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy đã bỏ phiếu cho tôi. Vì vậy, ông ấy là một nghệ sĩ [lời nói tục] khác, nhưng ông ấy sẽ không mua nó. Mặc dù ông ấy có thể mua sau đó, nhưng ai mà biết được điều gì sẽ xảy ra? Ông ấy có một hợp đồng khá tồi. Tôi đã xem hợp đồng của ông ấy, không phải một hợp đồng tốt.”
Ông Musk nói trong một podcast tại một hội nghị công nghệ ở Miami hồi tháng Năm rằng ông đã bỏ phiếu “áp đảo” cho Đảng Dân Chủ trong quá khứ.
“Áp đảo. Tôi gần như không chắc, chỉ để nói rõ là tôi có thể chưa bao giờ bỏ phiếu cho một thành viên Đảng Cộng Hòa,” ông Musk nói trong chương trình đó. “Bây giờ cuộc bầu cử này, tôi sẽ bỏ phiếu cho họ.”
The Epoch Times đã liên lạc với Twitter để xin bình luận.
Anh Enrico Trigoso là một phóng viên của The Epoch Times đưa tin về khu vực thành phố New York.
Cẩm An biên dịch
Nhiều vấn đề nóng trong quan hệ giữa Mỹ và Mexico
Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp người đồng cấp Mexico, Andrés Manuel López Obrador, tại Nhà Trắng vào thứ Ba. Chương trình nghị sự cho buổi gặp gỡ này khá rộng. Mục tiêu đầu tiên là giải quyết lạm phát và những khó khăn kinh tế. Hai năm sau khi hiệp định thương mại tự do mới giữa Mỹ, Canada, và Mexico có hiệu lực, hai nhà lãnh đạo đang khẩn trương tìm cách thúc đẩy đầu tư và duy trì chuỗi cung ứng.
Vấn đề an ninh và buôn bán ma túy cũng sẽ được thảo luận, vì việc sản xuất fentanyl, một loại ma túy tổng hợp thường dẫn đến các ca quá liều ở Mỹ, đang tăng mạnh ở Mexico. Và chủ đề di cư lâu năm cũng sẽ trở lại. Khi hành động vượt biên ngày càng trở nên nguy hiểm hơn cho người di cư, López Obrador sẽ yêu cầu cấp thêm thị thực. Tháng trước, 53 người di cư, khoảng một nửa trong số đó là người Mexico, được tìm thấy đã chết trong một thùng xe tải ở Texas. Đây là sự cố có số người chết cao nhất hiện được ghi nhận, nhưng không chắc nó sẽ là sự cố cuối cùng.
Hạ viện Mỹ điều tra lời kêu gọi bạo loạn ngày 06/01 của Trump
“Hãy đến đó, chúng ta sẽ quậy tưng bừng!” (Be there, will be wild!) – là nội dung dòng tweet của Donald Trump, vào ngày 19/12/2020, mời những người ủng hộ ông tham gia một “cuộc biểu tình lớn” đã được lên kế hoạch ở Washington, D.C., nhằm phản đối kết quả của cuộc bầu cử tổng thống, khi Trump vừa thua Joe Biden. Đến ngày 06/01, một đám đông đã xông vào tòa nhà Điện Capitol. Thứ Ba tuần này, Ủy ban Hạ viện điều tra vụ tấn công sẽ tiến hành thảo luận xem liệu tweet đó có đóng vai trò như một “lời kêu gọi” các nhóm cực hữu và bạo lực, chẳng hạn như Oath Keepers và Proud Boys, những người muốn Trump tiếp tục nắm quyền hay không.
Nhiều trong số những người xông vào Điện Capitol thuộc một liên minh chống chính phủ được gọi là phong trào “ái quốc”. Liên minh này có tính phân mảnh, nhưng các nhóm liên kết của nó có chung sở thích về các thuyết âm mưu và sự không tin tưởng vào chính phủ liên bang. Tình trạng bạo lực chính trị đã giảm xuống kể từ năm 2020. Nhưng khi cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào tháng 11 sắp tới, cơ quan giám sát lo lắng rằng kết quả gây tranh cãi có thể khiến những kẻ cực đoan nổi giận một lần nữa.
Cộng hòa ly khai ở Donetsk mở đại sứ quán ở Moscow
“Cộng hòa Nhân dân Donetsk” chính là lý do mà Nga cần để xâm lược Ukraine vào tháng 2. Tỉnh miền đông Ukraine này đã tuyên bố độc lập từ năm 2014 khi xung đột bùng nổ, bắt nguồn từ việc Nga sáp nhập Crimea. Nhưng Nga chỉ chính thức ủng hộ nó ngày 21/02 năm nay, khi nước này công nhận Donetsk và tỉnh Luhansk lân cận là hai quốc gia độc lập và gửi quân đến các vùng lãnh thổ này, ba ngày trước khi đưa quân vào phần còn lại của Ukraine.
Thứ Ba này, Cộng hòa Nhân dân Donetsk sẽ nhận được thêm một dấu hiệu công nhận khác từ người bảo trợ của mình, khi họ lần đầu mở đại sứ quán ở Moscow. Lễ khai mạc sẽ có sự tham dự của Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov. Văn phòng của ông cho biết động thái này thể hiện tình đoàn kết của Nga với “nước cộng hòa trẻ tuổi.” Nó cũng gửi đi một tín hiệu. Cộng hòa Nhân dân Donetsk nằm trong khu vực Donbas của Ukraine, tâm điểm hiện tại trong làn sóng tấn công của Nga, nơi giao tranh dữ dội sẽ quyết định diễn biến của cuộc chiến.
Cập nhật chiến tranh Ukraine-Nga: Chống lại Putin trong cuộc chiến bắt đầu khi các tân binh đến Anh
11/7/2022
Hàng trăm tân binh từ Ukraine đã bắt đầu Chương trình đào tạo ở Anh – sẵn sàng đối đầu với người Nga.
Anh đã cam kết đào tạo 10.000 tình nguyện viên không cần kinh nghiệm quân sự trong 4 tháng.
Nhóm đầu tiên đã đến vào tuần trước và đang nổ các loạt đạn Kalashnikov tại các phạm vi địa điểm làm đẹp bí mật.
Họ thoát khỏi một cuộc không kích vài ngày trước khi rời đi.
Một huấn luyện viên quân đội Ukraine, người đề nghị giấu tên, cho biết: “Chúng tôi nghĩ quân đội Nga biết chúng tôi đang chuẩn bị đến đây.”
Các binh sĩ từ Lữ đoàn hỗ trợ lực lượng an ninh số 11 của Vương quốc Anh đang tham gia đào tạo khóa học bộ binh cơ bản kéo dài 6 tháng chỉ trong vài tuần.
Bản án tù đầu tiên theo luật kiểm duyệt chiến tranh mới
Alexei Gorinov, một cố vấn ở Moscow, người đã gọi Nga là “quốc gia phát xít” giết người Ukraine đã bị tuyên án 7 năm tù.
Đây là bản án tù đầu tiên theo luật kiểm duyệt chiến tranh mới.
Nga đã thông qua luật trong tuần đầu tiên của cuộc xâm lược Ukraine.
Luật pháp coi bất kỳ tuyên bố chống chiến tranh nào đều là tội hình sự.
Cố vấn tại cuộc họp địa phương vào tháng 3 đã gọi Nga là một “quốc gia phát xít” gây ra một “cuộc chiến tranh chinh phục” ở Ukraine, giết chết phụ nữ và trẻ em
Zelensky nói Ukraine sẽ không bị phá vỡ
Một bức ảnh gần đây đã được công bố về một lá cờ Ukraine được vẫy trên Đảo Rắn.
Zelensky đã nói rằng chiến dịch kéo dài hai tháng để chiếm lại Đảo Rắn là một lời cảnh báo đối với tất cả các lực lượng Nga.
Ông nói trong thông điệp video hàng đêm của mình: “Hãy để mọi chỉ huy Nga, trên tàu hay máy bay, nhìn thấy lá cờ Ukraine trên Đảo Rắn và họ nên biết rằng đất nước của chúng ta sẽ không bị phá vỡ.”
10.631 thường dân Ukraine thiệt mạng cho đến nay
Theo Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR), khoảng 10.631 thường dân Ukraine đã thiệt mạng tính đến ngày 26/6.
Nhưng con số thực tế được hiểu là cao hơn đáng kể, Al-Jazeera tuyên bố.
Vũ Quang – Thoibao.de (Tổng hợp)
Sri Lanka: Tổng thống muốn chạy ra nước ngoài nhưng bị ngăn cản tại phi trường
12/7/2022
Ảnh minh họa : tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa. AFP - ISHARA S. KODIKARA
Theo nguồn tin chính thức hôm nay 12/07/2022, tổng thống Gotabaya Rajapaksa bị mắc kẹt tại phi trường Colombo, vì các nhân viên xuất nhập cảnh dường như muốn ngăn cản ông ra nước ngoài lưu vong.
AFP trích dẫn nguồn tin chính thức cho biết, các quan chức sở di trú đã không chấp nhận để ông Gotabaya Rajapaksa vào phòng VIP tại sân bay làm thủ tục xuất cảnh, trong khi tổng thống Sri Lanka muốn tránh qua cửa chung do sợ phản ứng của dân chúng.
Sau khi dân chúng nổi dậy chiếm dinh tổng thống, ông Rajapaksa chưa từ chức, nhưng hứa chuyển giao quyền lực vào ngày mai (13/07). Như vậy là từ đây cho đến đó, ông Rajapaksa vẫn là tổng thống được hưởng một số đặc quyền miễn trừ.
Tối hôm qua, 11/07, tổng thống Sri Lanka và vợ đã di chuyển đến một căn cứ quân sự gần phi trường quốc tế, sau khi có thể đã bị lỡ 4 chuyến bay đến Ả Rập Xê Út. Hôm nay, ông Basil, người em út của tổng thống, từng là bộ trưởng Tài Chính đã từ chức hồi tháng 4, cũng đã bị lỡ chuyến bay đi Dubai sau khi gặp vấn đề với bộ phận xuất nhập cảnh.
Một nhân viên quản lý ở sân bay cho biết, một số hành khách đã phản đối không muốn ông Basil đi trên chuyến bay với họ. Tình hình rất căng thẳng, và tổng thống Rajapaksa vội vàng rời khỏi phi trường.
Văn phòng tổng thống Sri Lanka không có thông báo nào về tình hình của ông Rajapaksa. Do chưa từ chức, hiện tại ông vẫn là tổng tư lệnh quân đội và vẫn nắm trong tay các phương tiện quân sự. Ông vẫn có thể điều tàu chiến để qua Ấn Độ hay Maldive, theo một nguồn tin quốc phòng. Nếu tổng thống từ chức, như đã hứa, thủ tướng Ranil Wickremesinghe đương nhiên được chỉ định làm quyền tổng thống cho tới khi có tổng thống mới do Nghị Viện bầu. Tuy nhiên, ông thủ tướng Wickremesinghe cũng bị phong trào biểu tình hiện này chống đối dữ dội.
Theo dự kiến, sau khi tổng thống từ chức, ngày 20/07, Nghị Viện Sri Lanka sẽ tiến hành bầu tổng thống mới, nắm quyền cho đến hết nhiệm kỳ hiện tại, tức là vào tháng 11/2024. Trong khi đó, theo AFP, người biểu tình cảnh báo sẽ không từ bỏ cuộc đấu tranh chừng nào toàn thể ''bộ máy chính trị'' hiện nay vẫn tồn tại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét