Tuấn Khanh - Trong thời dịch bệnh, Facebook siết chặt
ngôn luận ở Việt Nam như công an
2020-03-28
Từ
đầu tháng 2 đến cuối tháng 3/2020, Facebook nhiều lần được nhắc tên trên báo
chí về những việc ngăn cản ngôn luận đầy khó hiểu, đặc biệt liên quan đến vấn
đề dịch bệnh Coronavirus.
Tờ
The Verge, giữa tháng 3, có nhắc đến chuyện này. Tờ báo nói Facebook liên tục
đánh dấu một số bài đăng, dẫn đường liên kết (link) đến thông tin và bài viết
về coronavirus và COVID-19 là thư rác, hoặc coi là tin giả hoặc vi phạm tiêu
chuẩn cộng đồng, theo quan sát của một phóng viên Verge và nhiều người dùng
trên Twitter.
Lê
Học Lãnh Vân
- Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đất và
nước hòa nhau
Văn Việt
29/3/2020
Đuôi
sông Cửu Long khi đổ ra biển tạo nên một vùng đất phì nhiêu bậc nhất thế giới.
Nơi đó, đất và nước hòa vào nhau tạo nên môi trường cực kỳ giàu có về dinh
dưỡng, dưới sông tôm cá vẫy vùng, trên bờ hạt thóc rơi xuống là thành cây lúa
trĩu bông, dọc sông ven biển rừng tràm, rừng đước mênh mông… Hàng trăm năm nay,
nói tới xứ sở này người ta nói tới những cánh đồng cò bay thẳng cánh, chó chạy
cong đuôi do lưu dân người Việt, người Hoa Minh Hương, người Khmer… cùng nhau
mở cõi để lại sự trù phú cho cháu con… Môi trường giàu có và dễ sống đó khiến
tánh tình con người rộng rãi, nghĩa khí, bao dung, độ lượng. Miền Nam tiếp xúc
với phương Tây rất sớm, cho nên tầng lớp trí thức nơi này hấp thu nét đẹp của
văn hóa phương Tây như tính kỷ luật xã hội, tinh thần khoa học khách quan, lòng
tôn trọng con người tạo nền móng cho xã hội dân chủ thực sự…
Trần Phương - Phật giáo Hòa Hảo sau
30/4/1975: Chiến tranh chưa bao giờ kết thúc
29/03/2020
Khi lính quốc gia đã đầu hàng
quân giải phóng, người Hòa Hảo vẫn tiếp tục cuộc chiến từ phía sau các dãy núi.
Vào
tháng 3/1977, ông N.H.M đã chứng kiến một trung đoàn khoảng 3.000 bộ đội
kéo theo những khẩu pháo cao xạ, trực thăng, hai máy bay chiến đấu gấp gáp hàng
quân vào tỉnh Châu Đốc, nơi những chiến sĩ Hòa Hảo đang lánh mình đằng sau
những dãy núi.
Ba ngày sau cuộc hành quân đó, một bệnh viện gần Long Xuyên
đầy bộ đội bị thương nhưng người ta chỉ thấy có vài xác của lính du kích Hòa Hảo,
ông N.H.M nói với nhà báo Robert J. Caldwell của hãng tin Copley Press vào năm
1979.
Virus corona: Những gì chúng ta vẫn
chưa biết về Covid-19
James Gallagher Phóng viên Y tế và Khoa học
BBC News
29/3/2020
Nó
cảm thấy dài như một sự vĩnh cửu trước đây, nhưng thế giới chỉ biết đến virus
corona vào tháng 12.
Bất
chấp nỗ lực đáng kinh ngạc của các nhà khoa học trên khắp thế giới, vẫn còn
nhiều điều chúng ta không hiểu về virus corona, và tất cả chúng ta giờ đây là
một phần của một thí nghiệm trên khắp hành tinh đang cố gắng tìm câu trả lời.
Dưới
đây là một số thắc mắc vẫn chưa được trả lời.
Nguyễn Tường Bách -
Corona : Biến cố của thế kỷ
28/3/2020
Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp
diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong
tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc. Tại các nước Tây Âu khác như Tây Ban Nha,
Pháp, Đức, Anh... số ca lây nhiễm vẫn đang tăng theo cấp số nhân. Tại Mỹ, người
ta tiên liệu dịch còn bùng phát mạnh mẽ lên đến hàng chục triệu người. Châu Phi
đã có trên 27 quốc gia bị nhiễm và không khó để đoán rằng, một khi dịch bệnh
lan tỏa tại châu lục này thì số người mắc bệnh và tử vong sẽ tăng nhanh hơn các
nơi khác trên thế giới.
Phạm Hồng Sơn - Covid-19: Thư từ
Paris
27/03/2020
Giống
như vụ “Áo Vàng”, lần này bạn lại lo lắng hỏi tôi về tình hình
dịch Covid-19 tại Pháp ra sao. Tôi xin trả lời bạn như sau:
Tất
cả các vùng của Pháp, gồm cả lãnh thổ hải ngoại (DOM, TOM), đều đã
bị nhiễm dịch, trong đó nặng nhất là vùng Paris và vùng phía Đông,
đặc biệt là Grand Est. Đây là những nơi có một đặc điểm khá nổi
bật: nhiệt độ thường lạnh hơn các vùng khác.
Điểm tin báo ngày Chủ nhật 29 tháng 3 năm 2020
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 29 tháng 3 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Vũ Linh – Coronavirus: hậu quả kinh
tế
28/3/2020
Dịch vi khuẩn coronavirus, hay
chính thức là COVID-19, hay nôm na ra là dịch cúm Tầu cộng, đã tấn công cả thế
giới một cách tàn bạo nhất khiến cho đến nay, sau 3 tháng, đã có 600.000
ca nhiễm và 27.000 tử vong, trong đó có hơn 1.500 người Mỹ. Cho đến nay, nếu
so sánh với các đại dịch trước đây trong lịch sử, thì cũng chưa thấm vào đâu,
nhưng chẳng ai biết sẽ kéo dài bao lâu và tàn phá tới đâu.
Nhiều người bi quan cho rằng vi
khuẩn này sẽ tai hại hơn cả dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã khiến 500 triệu
người bị nhiễm và có thể tới 50 triệu người chết trên thế giới, trong đó có hơn
600.000 dân Mỹ. Đây là chuyện tương lai vài tháng nữa mới có câu trả lời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét