Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Bản tin ngày Thứ sáu 6 tháng 3 năm 2020


Á châu và đại dịch kinh tế

Nguyễn Xuân Nghĩa

2020-03-05


Hôm Thứ Ba mùng ba, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bất ngờ hạ lãi suất căn bản xuống 50 điểm bách phân để kích thích kinh tế ra khỏi sự trì trệ vì dịch bệnh mà các thị trường tài chính Mỹ lại sụt giá nặng trong con hốt hoảng. Thật ra, các nước Á Châu mới bị thiệt hại nặng về dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc, và lại hội nhập vào chuỗi cung ứng của nền kinh tế này, nên có thể theo nhau hạ lãi suất để tránh cơn hoạn nạn kinh tế. Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao…

... - Người ta nói về “đại dịch toàn cầu”, nhưng kinh tế Á Châu đang bị một đại dịch lớn hơn, chưa nói tới các nước Âu Châu còn bị nặng hơn gấp bội. Chúng ta đang gặp nguy cơ suy trầm toàn cầu, bị nhẹ nhất là Hoa Kỳ mà nặng nhất là các nước Á Châu quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Biện pháp tiền tệ như hạ lãi suất và bơm thêm thanh khoản là cần thiết trong ngắn hạn. Về dài thì vẫn là hội nhập với nhau và thoát dần ra khỏi chuỗi cung ứng với kinh tế Trung Quốc.

Jackhammer Nguyễn - Mỹ và Việt Nam cùng im lặng ở Đà Nẵng

6-3-2020


Vậy là sau bao nhiêu đồn đoán, cuối cùng chiếc USS Theodore Roosevelt cặp cảng Đà Nẵng ngày 5/3/2020, đúng hai năm sau ngày chiếc USS Carl Vinson cặp Đà Nẵng, và cũng đúng 55 năm toán thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ bãi biển Đà Nẵng (8/3/1965).

Không rõ có ai trong số những người lính thủy trên chiếc USS Theodore Roosevelt là con cháu của những người lính thủy quân lục chiến năm xưa? Hay có ai trong nhóm bộ đội biên phòng Đà Nẵng đón tàu hôm nay là con cháu những Việt Cộng đụng độ với thủy quân lục chiến Mỹ ở Vạn Tường sau cuộc đổ bộ?

Châu Tiểu Lan  -  6 điều cần hiểu rõ về virus COVID-19: tổng hợp từ WHO và các chuyên gia
06/03/2020
Tác giả Châu Tiểu Lan là tiến sĩ ngành y sinh học, đồng dịch giả cuốn “Tế bào gốc – Khám phá cùng nhà khoa học” (cùng với TS. Dương Thị Thư, TS. Nguyễn Ngọc Kim Vy). Hiện tác giả đang làm việc tại Đại học Bilkent (Thổ Nhĩ Kỳ).

Trong thời kỳ dịch bệnh, thật dễ hiểu khi mọi người sợ hãi và bất an. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 3/3/2020 toàn thế giới hiện có tổng cộng 90.893 ca báo nhiễm, và đã có 3.110 trường hợp tử vong. Trong khi số ca nhiễm ở Trung Quốc giảm đi, thì số ca các nước khác lại trên đà tăng lên: 1.848 trường hợp ở 48 quốc gia, trong đó chủ yếu (80%) là từ Hàn Quốc, Iran và Ý. Có 21 nước có một ca nhiễm. 122 nước chưa báo ca nào. 

Điểm tin báo ngày Thứ sáu 6 tháng 3 năm 2020


Bầu cử TT 2020:  Sau Kết quả ngày “Siêu Thứ Ba” 3/3/2020 – Ai Ở, Ai Đi?

Lão Gà Tre
5/3/2020


Như chúng tôi đã trình bày tình hình tranh cử sơ bộ của đảng Dân Chủ vào trưa Thứ Ba, 3/3/2020 qua bài viết với chủ đề “Siêu Thứ Ba thách thức các UCV Dân Chủ còn đeo đuổi…” Qua đó, nhà báo Thái Hóa Lộc và chúng tôi đã “lạm bàn và tiên đoán” chút chút cho vui cả làng trên đài Viet Radio 1480 AM, nhất là  xem thử “ai ở ai đi” khi các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân Chủ của 14 tiểu bang chưa mở màn.

Cho đến hôm nay 5/3/2020, chúng tôi xin được tiếp tục báo cáo các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng DC đến quý độc giả và thính giả 2 miền Houston & DFW, Texas:

Thượng viện Hoa Kỳ thông qua ngân sách 8.3 tỷ Mỹ kim để đối phó dịch coronavirus
5/3/2020


Hôm thứ Năm 5/3 (giờ Washington DC) Thượng viên Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách 8,3 tỷ USD của Hạ viện nhằm đối đối phó với coronavirus. Dự luật này sẽ được chuyển tới Tòa Bạch Ốc để Tổng thống Donald Trump ký thành luật.

Dự luật ngân sách khẩn cấp 8.3 tỷ USD đối phó với COVID-19 được Thượng viện thông qua với 96 phiếu thuận, chỉ có 1 phiếu chống của Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul.

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 6 tháng 3 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Năm ngày hấp hối của Stalin (1)

Thierry Lentz

Thụy My dịch

4/3/2020


LND: Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin (05/03/1953), xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thierry Lentz, giám đốc Quỹ Napoléon trong tập sách “Những ngày cuối cùng của các nhà độc tài” do nhà sử học tên tuổi Diane Ducret và nhà báo Emmanuel Hecht của tuần báo L’Express chủ biên, xuất bản tại Paris tháng 10/2012. Bài viết mang tựa đề “Chiếc trường kỷ của quỷ sứ - Năm ngày hấp hối của Joseph Stalin”.

Độc đoán, tàn bạo và xảo quyệt, nhà độc tài của đất nước xô-viết chết đi trong cô độc, như ông ta đã sống. Đây là sự trả thù của số phận cho những tội ác khủng khiếp mà ông ta đã gây ra.

Năm ngày hấp hối của Stalin ( phần 2)

Thierry Lentz

Thụy My dịch

6/3/2020


Đến ba giờ sáng, tức hơn 20 tiếng đồng hồ sau khi Stalin bị tai biến, Beria và Malenkov mới đến nơi. Ông ta có vẻ như đang ngủ, những tiếng thở dốc của ông có thể bị lầm tưởng là tiếng ngáy. Đến nỗi Beria ngỡ (hay làm ra vẻ như thế) là người ta đã quấy nhiễu ông ta vô ích. Beria quát mắng các cận vệ đang nài nỉ gọi bác sĩ… và bỏ đi, với Malenkov vạm vỡ luôn theo chân.

Có thể Beria đã hiểu rằng chúa tể của Liên bang Xô Viết sẽ không qua khỏi nếu không được chạy chữa. Nhưng nếu không cố gắng cứu chữa cho Stalin thì vẫn hơn. Quyền lực đang bỏ trống, và tốt nhất nên nắm lấy.
Chánh Án Roberts Lên Án Schumer Vì Lời Tuyên Bố “Đe Dọa” Và “Nguy Hiểm”
4/3/2020
Chánh án Tối cao Pháp viện John Roberts cho biết Lãnh đạo thiểu số Quốc hội Chuck Schumer, phát biểu hôm thứ tư là những “tuyên bố đe dọa” và “nguy hiểm”(.NGUỒN DAILY CALLER)
Schumer cho biết trong một cuộc biểu tình trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ rằng Thẩmphán Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh đã “phóng ra cơn lốc”, rồi “sẽ trả giá”. Ông đảng viên Dân chủ New York này cũng nói cặp đôi “không biết điều gì sẽ đánh các ông”, nếu họ đứng về phía xúc phạm việc tiếp cận phá thai trong một vụ kiện trước tòa án hôm thứ Tư.(4 tháng 3, 2020)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét