Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 24 tháng 3 năm 2020


Tưởng Năng Tiến - Đồ Mắc Dịch

Dịch bệnh làm Trung Quốc rớt đài.
Sébastien Falletti – Le Figaro
https://drive.google.com/open?id=1w4ohSNoNXEKrB7iLbLDdL3blgpOMCAnx

Với tuổi đời, mỗi lúc tôi một thêm nghễnh ngãng. Thiên hạ xôn xao về bệnh (Cúm Vũ Hán) thế mà tôi chả nghe lọt tai được một câu nào. Điếc không sợ súng nên thay vì ở yên một chỗ cho nó an toàn thì tôi cứ vẫn thản nhiên đeo ba lô đi ta bà, tứ xứ.
Chiều qua, khi chiếc phi cơ cánh quạt của Myanmar National Airlines đáp xuống Tachilek (một thành phố nhỏ ở phía Đông Miến Điện, ráp gianh với tỉnh Mae Sai của Thái Lan) tôi mới biết là trên đời này có một cái phi bé tí (ngó) như nhà ga tỉnh lẻ vậy đó. Toilet không có xà phòng, cũng không có giấy lau tay, chỉ treo tòng teng một cái khăn lông nhầu nhĩ thôi hà. Vốn quen thói ẩu tả và cẩu thả nên khi thấy ai cũng dùng nó lau tay thì tôi cũng làm theo, thay vì chùi vào quần áo.
Về nguồn gốc chủ nghĩa Cộng Hòa Việt Nam.
Lưu thông toàn cầu và các mối quan hệ thuộc địa
Christopher Goscha

Minh Toàn dịch văn bản chính
Nguyên Ngọc biên tập, dịch và bổ sung các chú thích
24/03/2020
Lời giới thiệu:

Hôm nay, 24 tháng 3 năm 2020, là vừa đúng kỷ niệm 94 năm ngày mất của Phan Châu Trinh, một nhân vật đặc sắc và rất độc đáo của lịch sử Việt Nam cận đại. Huỳnh Thúc Kháng, một trong những người đồng chí gần gũi và thân thiết nhất của Phan Châu Trinh đã gọi ông là “nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”. Còn Christopher Goscha, học giả uyên bác ở Đại học Québec, Canada, chuyên gia về Đông Nam Á, Đông Dương và Việt Nam, trong công trình công phu và sâu sắc “Về nguồn gốc chủ nghĩa cộng hòa Việt Nam” mà hôm nay Viện Phan Châu Trinh mong muốn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc, thì đặt câu hỏi: “Có phải Phan Châu Trinh là nhà Cộng hòa đầu tiên của Việt Nam?”. Hỏi như thế, tức cũng là đã trả lời. Như vậy, cách nay hơn một thế kỷ, Phan Châu Trinh là người Việt Nam đầu tiên, sớm một cách khác thường, đã vươn đến những tư tưởng tiến bộ nhất của nhân loại, và tha thiết, kiên định coi đó là con đường duy nhất đúng để thật sự giải phóng cho dân tộc, giải phóng căn bản và triệt để nhất cho con người Việt Nam.

Giải bài toán nước ngọt trong mùa hạn mặn: Ít hồ lớn hay nhiều hồ nhỏ?
Trung Chánh
22/3/2020
Trong bối cảnh xâm nhập mặn đe dọa nghiêm trọng đến nước sinh hoạt của người dân các địa phương ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một số ý kiến đề xuất nên xây dựng các hồ chứa nước ngọt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có những yếu tố cần được xem xét, cân nhắc.
Nguyễn Đình Cống - Cần thay đổi cách làm
24/3/2020
Để cứu Đồng bằng Sông Cửu long (ĐBSCL), những người có tâm huyết đã đề xuất những phân tích và ý tưởng hay. Nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở ý tưởng. Còn cách làm? Vẫn theo cách cổ lỗ, đề xuất, hội thảo, lập ban nghiên cứu. Cao nhất là họp Bộ Chính trị, thảo luận và ra Nghị quyết. Ngày 23 tháng 3 Báo Tiếng Dân đăng bài của Nguyễn Ngọc Chu “Bao giờ Bộ Chính trị họp về Đồng bằng Sông  Cửu long”, có ý thúc dục, trông chờ. Ông Chu còn mong vấn đề ĐBSCL cần một cuộc họp của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
 Xin tham khảo câu chuyện của Tề Tiểu Bạch với Quản Di Ngô. Trả lới câu hỏi của Tiểu Bạch về cách làm hưng thịnh đất nước, Di Ngô thưa: Phải tìm được người thật sự hiền tài, và khi đã giao việc thì phải tin họ, không được để cho kẻ khác chen vào ngăn trở.
Nguyễn Ngọc Chu, trong bài đã dẫn viết: Chỉ khi có một cuộc tranh cử sòng phẳng, khi người tranh cử phải đến 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ để trả lời cho cử tri – phải làm gì với hạn hán ngập mặn? và trả lời nhiều câu hỏi khác nữa về ĐBSCL, thì lúc đó bài toán ĐBSCL tất có lời giải trọn vẹn.
Trân Văn - ‘Đánh tráo khái niệm’ thời Covid-19

Blog VOA

23-3-2020


Đã có hàng chục ngàn người Việt từ khắp nơi trên thế giới quay về Việt Nam (1) và sắp tới sẽ có vài chục ngàn người Việt nữa trở về từ các ổ dịch ở châu Âu, châu Á (2). Lối thông tin của các viên chức hữu trách và phương thức tuyên truyền của hệ thống truyền thông chính thức đang biến những công dân Việt Nam quay về với gia đình, quê hương trở thành một loại… ký sinh trùng, vừa… đáng khinh, vừa… đáng giận. Bên dưới tấm áo khoác “nhân đạo” và “ưu việt” là tội ác: Kích động người Việt cắn xé lẫn nhau…

Ky Mai cho biết đang ở Hà Lan và khẳng định, chẳng có ai trong số những Việt kiều thật sự mà anh quen biết có ý định về Việt Nam tránh dịch. Ky Mai nhận định, qua hệ thống truyền thông chính thức, Việt Nam thể hiện chuyện đang phòng, chống dịch rất tốt, rất nhân đạo trong việc chăm sóc những người bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Tuy tôn trọng điều đó nhưng Ky Mai lưu ý: Không nên vì thế mà vẽ ra chuyện hệ thống y tế của các nước tư bản đang giãy chết yếu kém.

Tràn Phương - Miền Nam sau 30/4/1975: Cuộc đại nạn thật sự của Phật giáo
22/03/2020
Vào buổi trưa ngày 28/5/1994, Đại đức Thích Huệ Thâu, 43 tuổi, đi từng bước chậm rãi ra đằng sau tịnh xá của mình tại một miền quê thuộc xã Ba Càng, tỉnh Vĩnh Long. Ra đến bờ sông, ông ngồi xuống, gập chân lại trong tư thế thiền của đạo Phật rồi châm lửa tự thiêu.
Sở dĩ Đại đức Huệ Thâu phải chọn cách tự sát đau đớn như vậy là vì ông đã cùng đường, anh trai của Đại đức Huệ Thâu kể với nhà báo Cameron W. Barr của tờ The Christian Science Monitor.
Vào những năm 1990, đạo Phật miền Nam đã ráng hết sức để sống sót dưới bàn tay toàn trị của chính quyền.
Điểm tin báo ngày Thứ ba 24 tháng 3 năm 2020


Phương Tôn – Vắc-Xin Chủng Ngừa Virus Sars-CoV-2: Giờ Này Em Ở Đâu?
22/3/2020
Chúng ta, tất cả những người không phải là các chuyên gia đã đánh giá thấp con virus – Ursula von Leyer, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu
... Trong giai đoạn rối răm này, muốn giúp nhau, chuyển tải cho nhau những thông tin chính xác thật ra không phải là những điều quá khó khăn. Hãy vào những trang của các cơ quan y tế chính thức như của Tổ chức Y tế thế giới WHO, Robert – Koch – Institut, vào các trang thông tin của Bộ Y Tế Liên bang, so sánh thông tin qua một vài tờ báo đã được đánh giá đứng đắn từ xưa đến nay… chúng ta có thể dễ dàng lấy được những thông tin chính xác nhất để truyền tải giúp nhau. Mỗi một người trong thời gian này, nên là cái loa truyền tải thông tin chống căn bệnh thế kỷ này. Phải làm sao để thông tin phát tải nhanh hơn sức lan truyền của con virus nhưng đừng quên: Phải là những thông tin chính xác, loại trừ ngay những “fake news” xấu cũng như “fake news” mang tính “tích cực”. 
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 24 tháng 3 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Nhật Bản ở đâu trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán?
Trọng Đức (theo JapanTimes)
24/3/2020
Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên có người nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán (Sars-CoV-2) bên ngoài Trung Quốc đại lục, nhưng nay lại là một trong những nước ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhất. Điều này đang làm đau đầu các chuyên gia y tế.
Trong lúc này, khoảng 1/3 người Mỹ được yêu cầu ở nhà để tránh dịch, Thủ tướng Anh yêu cầu không tụ tập quá 2 người, còn nhiều nước giàu có ở Châu Âu thì đang trong tình trạng phong tỏa toàn quốc. Tại Nhật Bản, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường đối với phần lớn dân số: trường học không bị đóng cửa, các chuyến tàu cao tốc vẫn chật ních người và hàng quán vẫn ung dung mở cửa đón khách.
Câu hỏi làm các chuyên gia quốc tế đau đầu là liệu Nhật Bản đã may mắn “né đạn” thành công, hay quá lạc quan trong khi quả bom đại dịch sắp nổ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét