Châu Tiểu Lan - Hiểu về tự cách ly: Ai cần thực hiện
và thực hiện như thế nào?
16/03/2020
Tác giả Châu Tiểu Lan
là tiến sĩ ngành y sinh học, đồng dịch giả cuốn “Tế bào gốc – Khám phá cùng nhà
khoa học” (cùng với TS. Dương Thị Thư, TS. Nguyễn Ngọc Kim Vy). Hiện tác giả
đang làm việc tại Đại học Bilkent (Thổ Nhĩ Kỳ).
Hiện
tại trong các nguồn thông tin bằng tiếng Việt, chúng ta thường thấy từ “cách
ly”, hoặc “kiểm dịch”, vốn được dịch từ chữ “quarantine”.
Cô lập, áp dụng cho người đã
bị nhiễm bệnh hoặc có đủ cơ sở để nghi là bị nhiễm bệnh. Việc cô lập có thể là
tự giác hoặc cưỡng bức bởi cơ quan chức năng y tế. Hình thức có thể là cô lập ở
khu riêng biệt trong bệnh viện, mà ở ta thường gọi là “khu cách ly”, “cơ sở
cách ly”.
Cách ly, áp dụng cho người
khỏe mạnh, chưa có triệu chứng nhưng đã tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Cách ly
tại gia áp dụng cho các đối tượng này để giảm thiểu gánh nặng xã hội, y tế.
Bs Võ Xuân Sơn - Những quan niệm sai
lầm về viêm phổi Vũ Hán
16-3-2020
Hiện
nay, cả nước ta lao vào chống dịch. Cả hệ thống chính trị được huy động, và mọi
người dân đều quan tâm đến vụ này. Chính điều này làm cho phần lớn người dân có
quan niệm, rằng bệnh Viêm phổi Wuhan, do Wuhan coronavirus gây ra, nguy hiểm
lắm lắm.
Có
bạn kể câu chuyện cười, rằng ông kia bị ho, lo lắng quá đi khám. Khám xong về
nói với bạn mình, rằng may quá, ông không bị viêm phổi Wuhan, mà chỉ bị ung thư
phổi thôi. Mặc dù đó là câu chuyện cười, và hơi tàn nhẫn một chút, nhưng nó
phản ánh rất đúng suy nghĩ lệch lạc của số đông người dân về bệnh viêm phổi
Wuhan.
Nguyễn Minh Quang –
Ngày nước thế giới: Vinh danh tiến bộ kỹ thuật giúp nhân loại giải quyết tình
trạng thiếu nước
16 tháng 3 năm 2020
Phần dẫn nhập
Ngày Nước Thế giới (World Water Day) được tổ chức hàng năm
vào ngày 22 tháng 3 để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước đối với đời
sống của và sự an nguy của nhân loại và duy trì sự lành mạnh của hệ sinh
thái. Chủ đề của Ngày Nước Thế giới năm
nay, “Nước và Thay đổi Khí hậu”, nhấn mạnh đến tính cấp bách trong việc tăng cường
an toàn nước và tạo dựng các nguồn cung cấp nước lâu dài để đối phó với tình trạng
thay đổi khí hậu trên toàn cầu. [1]
Phạm Khánh Nam - Đồng
bằng sông Cửu Long: Sẽ tìm cơm và cá ở đâu?
15/03/2020
Phạm Khánh Nam : TS, Trung
tâm Môi trường cho Phát triển (EfD-Vietnam) – Đại học Kinh tế TP. HCM
“Còn mẹ ăn cơm với cá”. Từ ngàn đời, mẹ thiên
nhiên nuôi dưỡng người Việt bằng nguồn cơm và cá ngon lành của mình. Đồng bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL) mang lại gần 60% lúa và 40% thủy sản cho cả nước. Một
mảnh đất chỉ chiếm khoảng 1/8 diện tích cả nước đang là lao động chính cung cấp
bữa cơm cho gia đình đất nước Việt Nam. Và theo các dự báo khoa học thì trong
vòng từ 50 đến 100 năm nữa, mảnh đất đó có nguy cơ nằm dưới mực nước biển 1
mét, do tác động của biến đổi khí hậu. Diễn đạt điều này theo góc nhìn bi quan
nhất thì hơn 17 triệu dân ĐBSCL sẽ không còn đất sống, người Việt sẽ phải lăn
lộn tìm nguồn cơm và cá khác.
Phạm Hoàng Quân - Lược
khảo về dịch bệnh ở Việt Nam hồi thế kỷ
19 qua ghi chép trong Đại Nam thực lục1
15/3/2020
Dịch
bệnh được ghi nhận trong lịch sử Việt Nam cho đến cuối thế kỷ thứ 18 rất sơ
lược. Suốt trong Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên và Khâm
định Việt sử thông giám cương mục (từ khởi thuỷ đến 1789) chỉ đề cập chừng
10 lần xảy ra dịch bệnh, lần đầu thấy chép vào năm 1100 (Lý Nhân Tông, năm Canh
Thìn)2. Trong số 10 lần ấy, với những ghi nhận tối giản của sử quan,
người sau chỉ có thể biết được có 5 trận dịch với phạm vi lan rộng toàn quốc
(toàn miền Bắc) ; 4 trận thuộc phạm vi địa phương như Lạng Sơn, Quốc Oai,
Tam Đái [Yên Lạc, Vĩnh Phúc], Sơn Tây, Nghệ An ; và 1 trận chủ yếu trong
doanh trại quân Trịnh đóng ở Châu Ổ (Quảng Ngãi) hồi năm 1775 đã làm chết rất
nhiều quân lính đến nỗi Hoàng Ngũ Phúc phải bí mật rút quân3. Trận
dịch trầm trọng nhất được biết là tại các huyện thuộc Sơn Tây hồi tháng 10 năm
1757, dân chết do bệnh dịch và đói lên đến 8,9 phần.
Điểm
tin báo ngày Thứ hai 16 tháng 3 năm 2020
Vũ
Ngọc Yên - Thị trường chứng khoán sụp đổ trong cơn khủng
hoảng virus corona và giá dầu
15-3-2020
Với
diễn biến khó lường của dịch Covid-19, cùng với việc giá dầu thế giới giảm kỷ
lục hơn 30% vì cuộc tranh chấp giá giữa Ả Rập Saudi và Nga, đã khiến
thị trường chứng khoán nhiều nước trên toàn cầu trong phiên giao dịch đầu
tuần (9/3 – 13/3) sụt giảm kỷ lục.
Trong
ngày 9.3.2020, còn gọi là ngày thứ hai đen, chỉ số chứng khoán Mỹ
Dow Jones đã mất trên 2.014 điểm (tương đương 7,8%). Con số tệ hại nhất kể
từ cuộc khủng hoảng tài chánh 2008. Chỉ số DAX của Đức giảm 916 điểm
(7,95%), số điểm giảm nhiều nhất trong một ngày giao dịch kể từ vụ
khủng bố 11.9.2001. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 431 điểm (8,40%). Anh
với FTSE 100 giảm 496 điểm (7,69 %), chỉ số EURO STOXX 50 tiêu biểu của
khối đồng tiền EURO giảm 273 điểm (8,45%). Tại Á châu, Thị trường
chứng khoán Nhật với chỉ số NIKKEI 225 mất trên 5%, chỉ số chứng
khoán của Nam Hàn mất trên 4%. Tại Trung Cộng, Shanghai Composite Index
giảm 3% và chỉ số chứng khoán Thâm Quyến mất 4%.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai
16 tháng 3 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Virus corona: Hoa Kỳ giảm lãi suất xuống gần bằng không và tung gói
kích thích kinh tế khổng lồ
BBC News
16/3/2020
Hoa Kỳ đã cắt giảm lãi suất xuống
gần như bằng không và tung ra gói kích thích trị giá 700 tỷ đô la nhằm bảo vệ nền
kinh tế khỏi ảnh hưởng của virus corona.
Động thái này là một phần trong
các hành động nhằm phối hợp với những nỗ lực của Anh, Nhật Bản, khu vực đồng tiền
chung châu Âu, Canada và Thụy Sĩ.
Trong một cuộc họp báo công bố
động thái trên diễn ra hôm Chủ nhật, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED)
Jerome Powell nói rằng, đại dịch đang tác động "rất lớn" đến nền kinh
tế.
Bầu cử 2020: Biden nói muốn có nữ
phó tổng thống trong tranh luận sôi nổi với Sanders
Anthony Zurcher Phóng viên Bắc Mỹ
16/3/2020
Chín
tháng sau khi 20 ứng cử viên đảng Dân chủ tập trung cho cuộc tranh luận đầu
tiên của mùa bầu cử sơ bộ năm 2020, cuộc đua giờ chỉ còn là giữa hai ứng cử
viên - Bernie Sanders và Joe Biden.
Trong
hoàn cảnh này, người ta có thể dự đoán cuộc tranh luận sẽ ảm đạm với những bất
đồng ý kiến được phát biểu trong tinh thần tôn trọng nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét