TRUNG HOA LÀM MEKONG NGHẸT THỞ NHƯ THẾ NÀO
How China is choking the Mekong
Shibani Mahtani và Ore Huiying
Bình Yên Đông lược dịch
Washington Post – January 28,
2020
TRÊN SÔNG NAMOU, Lào – Nguyên xả
trưởng của Pak Chim, một làng nhỏ trên phụ lưu của sông Mekong, nhớ rõ giây
phút ông biết làng của mình sẽ không còn nữa.
Đó là một thập niên trước. Vài trăm cư dân của Pak Chim và các làng lân
cận dọc theo con sông Nam Ou uốn khúc họp lại.
Họ được triệu tập bởi các viên chức của chánh phủ Lào và công ty quốc
doanh Sinohydro của Trung Hoa.
Nguyễn Ngọc Chu - Bao giờ Bộ chính
trị họp về Đồng bằng sông Cửu Long?
FB Nguyễn Ngọc Chu
23-3-2020
I. BỊ BỎ RƠI
Vào
thập niên những năm 60 của thế kỷ 20, có cậu học trò miền Bắc đi chăn bò, khi
cầm những củ khoai nướng trong gió Bấc rét căm căm, lại thả hồn về một Đồng
Tháp Mười ngập tràn lúa gạo chưa bao giờ đặt chân đến.
Những
câu chuyện như trong cổ tích. Lúa không cần gieo mà mọc lên. Cá không cần quăng
lưới mà đầy thuyền. Chim ríu rít trong vườn nhà. Dừa, bưởi, mãng cầu trĩu nặng
dọc theo kênh mương. Những cô giái quàng khăn rằn trong tà áo bà ba cất lên
giọng ca ngọt ngào chèo thuyền ghe chở đầy hoa trái. Những câu chuyện về Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hấp dẫn vì gần gũi hơn, so với sự xa vời của lâu đài
ngọc ngà cùng những nàng công chúa mắt biếc trong “Nghìn lẻ một đêm” không bao
giờ vươn tay tới.
Hoài Phương - Văn hoá những dòng sông
21/03/2020
Đến với Đồng bằng sông Cửu Long
là đến với những dòng sông. Tự ngàn xưa, những dòng sông bao giờ cũng hiền dịu,
êm ái, cần mẫn và chở che. Mỗi con kinh con rạch, mỗi ngọn xẻo dòng sông đều có
sự quyến rũ diệu kỳ, nhất là đối với những người đi xa, dòng sông luôn là nơi để
nhớ, để thương và để hoài niệm.
Nói đến văn hóa một dòng sông,
không phải chỉ có sông Hồng, sông Bạch Đằng “ngàn năm vang vọng mãi lời nước
non” hay Cửu Long Giang cuộn khúc mà ngay cả con kinh, con rạch ở mỗi miền
như kinh xáng Xà No, Hàm Luông, Cổ Chiên, Mang Thít, Vàm Nao… cũng đã làm nên lịch
sử hào hùng và gắn liền với nền văn hóa mang sắc thái của một vùng sông nước.
Vũ
Kim Hạnh – Suy đi nghĩ lại về lời cảnh báo Trung Quốc thu gom gạo?
23/3/2020
FB Vũ Kim Hạnh
(Tôi đã suy nghĩ lại và đổi tựa bài. Mong các
bạn nghĩ sâu và xa hơn về tương lai ngành lúa gạo, nông nghiệp VN).
Râm ran dư luận này tuần qua.
Lên tiếng cảnh báo để bảo vệ an ninh lương thực Việt Nam là hợp lòng dư luận
nhất. Nhưng xem xét kỹ số liệu, rồi trao đổi với các nhà xuất nhập khẩu gạo,
tôi thử đặt vần đề trái chiều, mong mọi người cùng bàn...Thực lòng, lúc này,
tình hình quá bất định, TQ đang mưu tính gì, rồi sau đại dịch, lại càng khó
đoán, chỉ có trời biết...
Điểm tin báo ngày Thứ hai 23 tháng 3 năm 2020
Phan Ba - Đại dịch cúm Tàu 23/03/2020 tại Đức và Châu Âu
23/3/2020
Trung quốc bắt đầu gia đoạn I
thử nghiệm lâm sàng cho một loại vắc-xin. Có 108 người tham gia, tuổi từ 18 tới
60. Giai đoạn thử nghiệm được cho là sẽ kéo dài tới cuối năm.
Châu Âu cũng thử nghiệm lâm
sàng nhiều loại thuốc khác nhau. 3200 bệnh nhân ở Pháp, Đức, Bỉ, Luxembourg, Hà
Lan, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh hiện đang nằm trong bệnh viện sẽ được cho
dùng Remdesivir, Lopinavir, Ritonavi và Hydroxychloroquin. Cho tới nay chưa có
loại thuốc nào được cấp giấy phép để điều trị bệnh.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 23 tháng 3 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Mạnh Kim - Trung Quốc lại đóng vai "người hùng"?
22/03/2020
Theo FB Mạnh Kim
Khó có thể biết chính xác Trung
Quốc khống chế được dịch bệnh chưa vì những con số của họ đưa ra không thể kiểm
chứng độc lập nhưng Bắc Kinh đang khai thác tối đa điều này để thực hiện một
chiến dịch mới nhằm biến hình ảnh họ từ một kẻ gieo rắc thảm họa cho nhân loại
trở thành nạn nhân rồi bây giờ là người hùng cứu thế giới!
... Bởi sự bưng bít thông tin
nước ngoài nên người Trung Quốc có thể chỉ thấy được sự hào phóng của Trung Quốc
đối với thế giới mà không biết rằng sự “tử tế” trong việc gửi tặng khẩu trang
cho nhiều nước đã đến sau một sự láu cá khác: chỉ trong tuần đầu tiên sau khi
Vũ Hán bị phong tỏa vào tháng 1-2020, Trung Quốc đã nhập 56 triệu mặt nạ và khẩu
trang để tích trữ. Ngày 30-1-2020, chỉ trong vòng 24 tiếng, Trung Quốc nhập 20
triệu mặt nạ và khẩu trang y tế. Không phải tự nhiên mà thế giới bỗng khan hiếm
khẩu trang đến mức bây giờ thế giới lại cần Trung Quốc giúp viện trợ khẩu
trang.
Đại Dương - Tập Cận Bình: gậy ông đập lưng ông
22/3/2020
Vi khuẩn Covid-19 xuất phát tại
Thành phố Vũ Hán từ ngày 17/11/2019, nhưng, Bắc Kinh chỉ báo cáo lên Tổ chức Y
tế Thế giới (WTO) vào giữa tháng 2 năm 2020, tạo ra một cuộc khủng hoảng
y tế toàn cầu.
Tính đến ngày 22/03/2020 đã có
317,298 ca nghi nhiễm làm chết 13,642 người mà tại Ý Đại Lợi 4,825 so với 3,261
của Trung Cộng, Iran 1,685 và Hoa Kỳ 348. Hồi phục 95,953 bệnh nhân (toàn thế
giới).
Nhân loại đang lao vào cuộc chạy
đua với “tử thần vô hình” trên các lãnh vực y tế, kinh tế, chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét