Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Bản tin ngày Thứ tư 18 tháng 3 năm 2020


Người Buôn Gió - Nguyễn Phú Trọng là thước đo Đại dịch Vũ Hán
Từ khi có dịch cúm Vũ Hán xuất hiện, ông Nguyễn Phú Trọng biệt tích ngay từ ấy. Ở cương vị quyền lực nhất, ông Trọng có đủ thông tin về căn bệnh này. Ví dụ như nó tác động đến người quá 70 tuổi, nó tiếp xúc qua đường giao tiếp giữa người với người.
Có thể vì thế, ông Trọng biến mất. Chắc hẳn giờ ông đang ở một nơi canh phòng cẩn mật, được sát trùng. Ông tiếp nhận các bản tấu đã được sát trùng, diệt khuẩn của quần thần. Cũng như có thể ông ra lệnh qua loa từ phòng ông phát sang phòng bên cạnh.
CẬP NHẬT diễn biến dịch coronavirus trưa 18 tháng 3
Bảo Minh
Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, Việt Nam và thế giới.
Trung Quốc đại lục (*)
Người phát ngôn BNG Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 17/3 đã chỉ trích Washington “bôi nhọ” Trung Quốc sau khi ông Trump gọi virus corona mới là “virus Trung Quốc”. Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo điện đàm với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và chỉ trích Bắc Kinh sử dụng các kênh chính thức “để đổ lỗi cho Mỹ.” Tổng thống Trump cũng đã chốt lại rằng chế độ Trung Quốc đang truyền bá thông tin sai lệch về virus corona và việc ông gọi “virus Trung Quốc” là chính xác.
Danh ca Thái Thanh đã về chốn “Nghìn trùng xa cách”
Lê Viết Thọ BBC News Tiếng Việt
18/3/2020
Nữ danh ca Thái Thanh vừa giã từ cõi tạm ngày 17/3/2020 (giờ Nam California), hưởng thọ 86 tuổi.
Dẫu biết, thời gian gần đây, sức khoẻ danh ca Thái Thanh đã yếu, dẫu vẫn biết, sinh ly là chuyện thường hằng, nhưng sự ra đi của tiếng hát vượt thời gian này không khỏi để lại một ngậm ngùi…
Ngậm ngùi là bởi, tiếng hát Thái Thanh, không định khung trong những danh vị, như danh ca, tiếng hát vượt thời gian, hay "chẳng cần làm thơ cũng đã là thi sĩ", như nhận định của Thuỵ Khuê trong một tiểu luận, nay ra đi để lại một khoảng trống không thể bù đắp.
Liệu Coronavirus có chấm dứt Toàn Cầu Hóa như chúng ta biết hiện nay không?
18/03/2020


(Bản dịch bài “Will the Coronavirus End Globalization as We Know It? “ của Henry Farrel & Abraham Newman, đăng trên tạp chí Foreign Affairs, 16/03/2020).   
Tác giả: Henry Farrel & Abraham Newman
Dịch giả: Mặc Lý
 
Trận đại dịch COVID-19 đang đặt toàn cầu hóa vào một thử thách rất lớn. Khi chuỗi cung gián đoạn và các quốc gia đang thu gom các tiếp liệu y tế và hạn chế đi lại, khủng hoảng này đã làm người ta phải đánh giá lại toàn bộ nền kinh tế thế giới hiện đang gắn kết với nhau. Không những việc toàn cầu hóa làm cho bệnh tật lây lan nhanh chóng khi có bệnh truyền nhiễm, nó còn làm cho các công ty và quốc gia tùy thuộc lẫn nhau, dễ sụp đổ khi có những biến động bất thường. Nay, các công ty và quốc gia đã hiểu ra là họ dễ bị sụp đổ như thế nào.

Anh đánh lớn, tung gần 400 tỷ đô vào trận chiến chống virus corona
Nguyễn Giang
BBC News
18/3/2020
Chiều 17/03, chính phủ Anh tung ra 330 tỷ bảng (398 tỷ USD) vào trận chiến chống dịch Covid-19, đánh dấu một bước ngoặt như nhà báo Nguyễn Giang viết:
Lúc Boris Johnson nổ phát súng bằng hàng trăm tỷ bắn con virus quái ác, tôi vừa xong ca làm việc tại nhà ngày đầu, nào thử các kiểu hệ thống họp từ xa, nào xem nội dung tin bài từ xa.
Vâng, thế giới đang tự dừng lại cách làm việc cũ, đi nhiều, đốt nhiều, ăn nhiều, yêu nhiều, thải nhiều, bỗng chốc nhìn – nghe – nói đều ở dạng remote hết. Cũng cần quen dần.
Điểm tin báo ngày Thứ tư 18 tháng 3 năm 2020


Vũ Thành Tự Anh - Khi các nền kinh tế lớn viêm phổi cấp, cả thế giới lao đao

17/03/2020

FB Vũ Thành Tự Anh


Một số người so sánh tác động của COVID-19 với SARS năm 2003. Tuy nhiên, Việc so sánh này là vô cùng khập khiễng vì sức tàn phá và hệ lụy của COVID-19 ở các quốc gia chịu tác động cũng như đối với nền kinh tế thế giới là đặc biệt nghiêm trọng, đến mức không một đại dịch cận đại nào có thể so sánh được.

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 18 tháng 3 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Nguyễn Thị Cỏ May - Corona và Con Đường Tơ Lụa Mới của Tàu Cộng!
18/3/2020
Xưa nay, trong lịch sử nhân loại, bệnh dịch không phải là điều mới lạ. Từ thời Trung cổ, và gần đây hơn, vào đầu thế kỷ XX, nhiều người vẫn chưa quên cơn dịch cúm Tây Ban Nha (grippe espagnole) xảy ra khi Đại thế chiến I vừa kết thúc, sát hại hết 50 triệu người. Suốt thời gian dài, người ta cầu nguyện thánh thần phù hộ tránh khởi bệnh dịch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét