Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Bản tin ngày Thứ năm 26 tháng 3 năm 2020


Hà Phan - Phan Bình : Dừng hay không dừng xuất khẩu gạo?
26/03/2020
Mấy ngày qua xuất hiện một số ý kiến ủng quyết định ngày 23/3/2020 của Thủ tướng về việc dừng xuất khẩu gạo, và phản đối kiến nghị ngày 24/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo.
Hôm nay, bên cạnh mấy ý kiến phân tích rằng dừng xuất khẩu gạo là không hợp lý hoặc không cần thiết, còn có cả ý kiến phê phán về việc tư vấn bất nhất của Bộ Công thương.
Phạm Minh Vũ – Gạo và tầm nhìn lãnh đạo Việt Nam

25/3/2020


Cuộc họp chính phủ ngày 23-03 vừa qua bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đề xuất chính phủ tạm dừng xuất khẩu gạo, sau đó Thủ tướng Phúc ra công văn hoả tốc dừng xuất, sau đó một ngày là ngày 24-03 tức ngày hôm qua Trần Tuấn Anh lại gửi đề nghị thủ tướng dừng lại cái lệnh ngừng xuất ấy. Hôm nay, sau khi họp nội các Nguyễn Xuân Phúc lại ra văn bản chỉ đạo là cử các đoàn kiểm tra liên ngành để xem trong kho của các doanh nghiệp ở các địa phương còn bao nhiêu gạo, về địa phương xem vụ mùa trồng trọt ra sao để đánh giá nguồn cung, lập báo cáo thủ tướng trước ngày 28 để ra quyết định nên dừng hay không. Trong thời gian còn 3 ngày nữa, các hợp đồng mới sẽ dừng ký, hợp đồng cũ sẽ xem xét mà bán hay không.

Mai Bá Kiếm - Hệ thống tồn trữ lúa gạo
FB Mai Bá Kiếm
26-3-2020
Tôi có ông anh họ bên ngoại (sinh 1947) được học bổng Hoa Kỳ, đậu master toán thống kê và xác suất, về nước làm ở bộ Kinh tế.
Anh kể, năm 1974, TS Nguyễn Văn Hảo – Phó Thủ tướng VNCH đặc trách phát triển kinh tế, kiêm Bộ trưởng Bộ Canh nông và Kỹ nghệ, gọi anh lên xem “Đồ án xây dựng Hệ thống kho tồn trữ lúa gạo” (rice preservation system) theo Chương trình tài trợ kế hoạch hậu chiến của Hoa Kỳ.
... Sau này, tôi hỏi về tồn trữ gạo, GS Võ Tòng Xuân nói không có nước nào trữ gạo như VN.
Theo GS Võ Tòng Xuân, hệ thống tồn trữ ở Thái Lan không chỉ bảo quản lúa sau thu hoạch đúng công nghệ, mà còn tạo ưu thế về thanh toán, thanh khoản.
Thí dụ, mỗi nông dân (sở hữu hàng chục mẫu) gửi lúa vào kho tồn trữ được chứa từng lô riêng, đánh dấu mã giống lúa. Rồi, anh nông dân ra ngân hàng thế chấp “biên nhận lúa nhập kho” (mà là kho tư nhân và không cần công chứng) vay tiền mua vật tư nông nghiệp để làm vụ sau.
“Biên nhận nhập kho” trở thành “hối phiếu” hoán đổi thành tiền trong vòng một nốt nhạc! Đúng là “tư bản chó chết”!
Startup tạo giống lúa chịu mặn, trồng trên biển không cần đất
You May Find Salt-Tolerant Rice Growing In The Ocean By 2021
Ariella Simke. Forbes
07/03/2020
Song ngữ Việt Anh
Trồng lúa trên biển không cần đất có thể cách mạng hóa ngành nông nghiệp, tạo ra khối lượng thực phẩm khổng lồ giải quyết tình trạng thiếu ăn trên thế giới.
Khoảng 1% nước trên Trái Đất là nước ngọt, nhưng đến 70% nước ngọt dùng cho nông nghiệp. Trong số các loại cây trồng, lúa tốn nhiều nước nhất để sinh trưởng. Có hơn 100 quốc gia trồng lúa để tạo ra 700 triệu tấn gạo thành phẩm mỗi năm, Châu Á sản xuất 90% gạo thế giới. Mỗi ngày, có 3,5 tỷ người ăn thực phẩm làm ra từ lúa gạo.
Sài Gòn những ngày dịch COVID-19
Huỳnh Lê Dương Vũ
2020-03-25
Sài Gòn, 6h tối 24/3/2020
Khoảng gần 4h chiều 24/3/2020, báo chí đưa tin TP HCM đóng cửa tất cả các khu vui chơi giải trí, nhà hàng, beer club, quán ăn có công suất phục vụ 30 người trở lên, quán bida, phòng tập thể hình, cơ sở làm đẹp, cắt tóc, uốn tóc ngay từ 6h chiều nay, cho đến hết tháng 3. Tức chỉ còn có 2 tiếng nữa.
Bảo Minh  - CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 26/3)
26/3/2020
Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, Việt Nam và thế giới.
(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Trung Quốc Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố. 
Điểm tin báo ngày Thứ năm 26 tháng 3 năm 2020


Vũ Quí Hạo Nhiên : Bao giờ hết dịch? Nobel Hoá học dùng Toán tính ra
24/3/2020
Hôm 22 tháng 3, trong lúc dịch Covid-19 còn đang tăng ở Mỹ và nhiều nước khác, một nhà khoa học tiên đoán nạn dịch sẽ chấm dứt sớm hơn mọi người tưởng.
Ông đó là Mike Levitt, giáo sư đại học Stanford, một nhà vật lý sinh học (biophysicist), giải Nobel Hoá học năm 2013, và ông đưa ra tiên đoán này trong bài phỏng vấn với báo Los Angeles Times.
Trước đây, ông đã tiên đoán chính xác đường cong tiến triển bệnh Covid-19 ở Trung Quốc và tiên đoán đúng là dịch sẽ vào hồi kết ở Trung Quốc sớm hơn mọi người nghĩ. Con sốông tiên đoán là 80,000 người nhiễm và 3250 người thiệt mạng. Tính tới 16 tháng 3, Trung Quốc có 80298 người nhiễm và 3245 người tử vong.
“Số liệu bị nhiễu ồn ào,” noisy, ông nói, ý nói có nhiều sai số do báo cáo không được chính xác. “Nhưng có dấu hiệu rõ ràng tốc độ tăng đang chậm lại.”
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 26 tháng 3 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Võ Văn Quản - Dân chủ đang thất thủ trước đại dịch?
“Vấn đề không phải là ý thức hệ chính trị. Vấn đề là năng lực” – Michael Dukakis
26/03/2020
Các nền dân chủ đang lâm nguy vì đại dịch COVID-19?
Tại thời điểm viết bài này, những con số liên quan đến dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành có lẽ đang khiến bạn phải hoài nghi tính hiệu quả của dân chủ trong việc đối phó với dịch bệnh nói riêng và tình trạng khủng hoảng nói chung.
Ở Hoa Kỳ, số lượng người xét nghiệm dương tính với virus đã lên đến gần 70.000, trong đó có hơn 1.000 người đã chết.
Sẽ quá dễ dàng để lựa chọn những chính quyền dân chủ đã quá chủ quan dẫn đến tình hình dịch bệnh nặng nề, rồi qua loa nói rằng cứ dân chủ là nó như thế. Như bài viết đã chứng minh, còn rất nhiều nền dân chủ khác đang làm hết sức, bằng các công cụ thông minh và tôn trọng người dân, với hiệu quả rất cao và đáng nể. Khác với những chế độ độc tài vốn chỉ có vài chiêu trò nhai đi nhai lại để lý giải cho sự thống trị của mình, các nền dân chủ đa dạng và có rất nhiều cách tiếp cận. Và khi học tập các nền dân chủ, bạn hiển nhiên cũng có thể lựa chọn những hình mẫu tốt để học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét