TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN
(1948)
LỜI MỞ ĐẦU
Xét rằng việc thừa nhận phẩm
giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần
tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế
giới,
Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, đượïc giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người,
Xét rằng điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền,
Xét rằng, trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, các dân tộc đã tái xác nhận niềm tin vào những nhân quyền căn bản, vào phẩm cách và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng nam nữ, cùng quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội và nâng cao mức sống trong một môi trường tự do hơn,
Xét rằng các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do căn bản,
Xét rằng một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy.
Các Điều khoản của
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Công ước Quốc tế về
các Quyền Dân sự và Chính trị
Công ước Quốc tế về
các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa
Sách ‘Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền’ thời Việt Nam Cộng hòa
By Trần Long Vi
Posted on 14/01/2017
Luật Khoa xin giới thiệu đến quý bạn đọc tập sách Tuyên ngôn
Quốc tế Nhân quyền do Bộ Giáo dục – Việt Nam Cộng hòa dịch và ấn hành năm 1965
tại Sài Gòn.
Tập sách này có kích thước 12×15 cm, dày 40 trang, được in
nhân kỷ niệm 17 năm ngày Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền năm 1948 tại Paris, đánh dấu một bước ngoặt lớn của nhân loại trong
lĩnh vực nhân quyền.
Những thảm hoạ nhân quyền trong Chiến tranh Thế giới thứ hai
đã thúc đẩy các quốc gia cần thừa nhận một chuẩn mực chung về nhân quyền, đảm bảo
không ai bị phân biệt đối xử, ai cũng như ai, đều có quyền sống trong an bình
và no ấm.
Liên Hiệp Quốc khởi động
chiến dịch kỷ niệm 70 năm Ngày Quốc tế Nhân Quyền
Ngày 10 tháng 12 vừa
qua, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Quốc tế Nhân
quyền và khởi động chiến dịch UDHR70 kéo dài 1 năm hướng tới kỷ niệm 70 năm bản
Tuyên ngôn này năm 2018.
Buổi lễ năm nay được tổ chức tại Palais de Chaillot ở Paris
– khu di tích lịch sử này là nơi diễn ra sự kiện thông qua Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền của Đại hội đồng vào ngày 10 tháng 12 năm 1948.
Trần Gia Phụng - Nhân
quyền không tự nhiên mà có
https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzRkhBdXpRZE9RdjJzWUJGSkdfdm56ZVpTY1dj
https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzRkhBdXpRZE9RdjJzWUJGSkdfdm56ZVpTY1dj
Phần mở đầu Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ngày 4-7-1776 “khẳng
định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa
đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống,
quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.”
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp ngày 26-8-1789, văn
kiện căn bản của Cách mạng Pháp (14-7-1789), xác định ngắn gọn: “Con người sinh
ra tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc (LHQ) thông qua tại Palais de Chaillot ở Paris (Pháp) ngày 10-12-1948 mở đầu
bằng câu: “Sự công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân
loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do,
công lý và hòa bình trên thế giới.”
Sách hỏi đáp về quyền
con người 2013
Tài liệu bản quyền © 2012 thuộc Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Muốn nhân quyền, hãy
bắt đầu với quyền kinh tế
If You Want Human
Rights, Start with Economic Rights
by Tirzah Duren
Phạm Nguyên Trường dịch
Song ngữ Việt Anh
Bằng chứng cho thấy một cách chắc chắn rằng những nước có
các quyền kinh tế mạnh mẽ cũng có thành tích tốt về nhân quyền.
10 tháng 12 năm nay sẽ là ngày kỉ niệm 69 năm ngày ban hành
Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát (The Universal Declaration of Human Rights -
UDHR) của Liên Hiệp Quốc. Sau Thế chiến II, tác giả của nó, bà Eleanor
Roosevelt, muốn coi Tuyên ngôn này là “Đại hiến chương tự do cho toàn thể nhân
loại”, nhằm ngăn chặn việc lặp lại những vi phạm nhân quyền tàn bạo - như nạn
diệt chủng người Do Thái vừa xảy ra trước đó không lâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét