Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Bản tin ngày Thứ hai 24 tháng 12 năm 2018


Mừng Giáng sinh, bàn chuyện niềm tin

24/12/2018 


Hàng năm cứ đến dịp Lễ Giáng sinh, hàng triệu triệu người trên khắp thế giới lại cùng nhau ăn mừng chúc tụng, không phân biệt màu da, tôn giáo, hay thể chế chính trị. 
Tại sao một lễ hội của người Kitô giáo, nay lại được cả thế giới ăn mừng?
Lễ hội của niềm tin
Câu trả lời có lẽ sẽ rất nhiều, tùy theo tôn giáo, quốc gia, truyền thống, văn hóa và tính cách, đời sống của mỗi người. Tuy nhiên, có một lý do chung: Đó là tất cả chúng ta đều tin rằng sự giáng sinh của Chúa Giê-su là điều tốt đẹp xuất hiện trên thế gian.
Vâng, chính là niềm tin. Niềm tin đã kết nối mọi người trong dịp Lễ Giáng sinh, cho dù người đó theo tôn giáo nào, có tin vào Thiên Chúa hay không.

Những Giáng Sinh trong trại tù Cộng sản 

Hồi ức của Trần Việt Yên 


1- Giáng Sinh năm 1976 ở trại Long Giao
Năm 1976 tôi bị giam trong trại 11 Liên trại 3 Long Giao, Long Khánh. Vì mấy tháng trước xảy ra chuyện trốn trại bất thành, bị bắn đổ ruột mà không chết của anh Hà Văn Hùng và một vài anh em khác, đang bị cùm trong conex, nên không khí trong trại ngột ngạt, nặng nề, khó thở. Anh em chúng tôi ngoài giờ đi lao động vác gỗ, vác tre về làm hội trường nhà ở cho đám cán bộ và cuỉ cho nhà bếp còn phải khiêng phân trồng rau trồng sắn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Linh mục Cao Văn Luận nói chuyện về công giáo

FB Dương Quốc Chính
24-12-2018


Nhân dịp giáng sinh, mình copy cho các bạn xem 2 đoạn trao đổi giữa ông HCM và linh mục Cao Văn Luận, nhân dịp ông Hồ sang Pháp khi hội nghị Fontainebleau diễn ra.
Trong đợt này, Hồ CT có vận động 1 số kiều bào Pháp về VN xây đựng đất nước. Một số trí thức đã về theo ông Hồ, xây dựng nước VN DCCH, như Phan Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa)… Một số khác sau đó lại về theo ông Diệm xây dựng nước VNCH, trong đó có LM Cao Văn Luận. Ông này là trí thức có tiếng của VNCH, là người sáng lập Viện đại học Huế.
Hai đoạn hội thoại dưới đây là dịp ông Hồ gặp ông Luận để vận động ông LM về nước theo mình. Câu chuyện cho thấy quan điểm của ông HCM về đạo Công giáo và ý tưởng muốn Công giáo VN ly khai khỏi Vatican đã hình thành từ năm 46, nhưng không thành công như ở TQ.
Trích hồi ký Bên giòng lịch sử của LM Cao Văn Luận.

Vì sao Giáng sinh phổ biến khắp thế giới?

24/12/2018
By Nguyễn Quốc Tấn Trung


Điều gì khiến cho một lễ hội thuần tôn giáo và “Tây” như Giáng sinh lại rất được hưởng ứng ở một nước như Việt Nam?
Sẽ có người cho rằng dân Việt Nam sính ngoại, ăn theo phong trào, thiếu bản sắc. Lập luận này thật sự chưa thuyết phục lắm, vì người ưa thích ngày lễ Giáng sinh có mặt đông đảo trên khắp thế giới – với mọi thành phần dân tộc, màu da, giới tính, v.v. Hiện tượng này không chỉ có ở Việt Nam. Chẳng lẽ chúng ta cho rằng cả thế giới mất bản sắc?

Chính trị Việt Nam: nhìn lại 2018 và nhìn tới 2019

Thanh Hà
24.12.18


Carlyle A Thayer - giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc, Canberra đã có một bài bình luận mới về sự phát triển chính trị tại Việt Nam trên AEF.

Theo ông, năm nay đánh dấu điểm giữa của ĐH 5 năm ĐCSVN. Trước đó, Hội nghị lần thứ tám của Ủy ban Trung ương ĐCSVN đã họp vào tháng 10 để khởi xướng lập kế hoạch cho Đại hội 13 vào năm 2021, bổ nhiệm năm tiểu ban chịu trách nhiệm soạn thảo kế hoạch kinh tế xã hội tiếp theo của Việt Nam, sửa đổi luật lệ (quy định) dành cho các ủy ban trung ương tiếp theo và Bộ Chính trị. Và một số điểm phát triển chính trị và kinh tế lớn trong nước năm 2018 sẽ cân nhắc rất nhiều về sự chuẩn bị này.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 24 tháng 12 năm 2018


Viễn cảnh chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Đảng Dân chủ
A Foreign Policy for All

Strengthening Democracy—at Home and Abroad
Posted on 24/12/2018
by The Observer


Tác giả: Ngô Di Lân

Giữa một loạt các sự kiện lớn xảy ra trong thời gian vừa qua, từ việc cựu Tổng thống George H. W. Bush qua đời cho tới Brexit và biểu tình bạo loạn ở Pháp, bài viết Một chính sách đối ngoại dành cho tất cả (A Foreign Policy for All) trên tạp chí Foreign Affairs của Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren – một trong những ứng viên hàng đầu của đảng Dân Chủ cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020, dường như đã hoàn toàn bị “ngó lơ”.
Đây là một điều đáng tiếc bởi bài viết của TNS Warren có lẽ là một trong những “bản vẽ” rõ nét nhất về một chính sách đối ngoại Mỹ mà đảng Dân Chủ có thể theo đuổi trong tương lai. Nếu ứng viên của đảng Dân Chủ thắng cử vào năm 2020, nhiều khả năng yếu tố ý thức hệ sẽ trở lại với vai trò lớn hơn trong chính sách đối ngoại Mỹ. Mặt khác, Mỹ sẽ chú ý hơn tới tác động của chính sách đối ngoại lên các mục tiêu đối nội, đặc biệt trên phương diện kinh tế. Một chính sách đối ngoại dân chủ sẽ có tác động đáng kể đến sự can dự quốc tế của Mỹ nói chung và tình hình an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói riêng.
Tầm nhìn của Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét