Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Bản tin ngày Thứ năm 6 tháng 12 năm 2018


Tưởng Năng Tiến – Phố Trịnh Văn Bô


Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội!
 Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lẽ nào trời đất dung tha?
Ai bảo thần dân chịu được?


Khoảng bằng giờ này năm trước, báo Thanh Niên Online (số ra ngày 7 tháng 11) ái ngại loan tin:

Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô vừa trút hơi thở cuối cùng vào đêm 5.11 tại Hà Nội trong sự tiếc thương và ngưỡng mộ của hàng triệu người Việt Nam yêu Tổ quốc. Không nhiều người biết, lúc cụ nhắm mắt, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!

Sau đường Trịnh Văn Bô, rồi ra sẽ có đường Nguyễn Thị Năm, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo chăng? Cứ giết người, cướp của, đầy đọa, chôn sống nhân tài rồi tìm cách xí xoá mọi chuyện bằng một cái bảng tên đường (vớ vẩn) gì đó là coi như xong sao? Chuyện đời đâu có giản dị như vậy. Trúc Nam Sơn có thể không ghi hết tội nhưng mạng internet thì bảo đảm sẽ lưu giữ không thiếu thiếu tội nào. Lẽ nào trời đất dung tha? Ai bảo thần dân chịu được?

Phạm Đoan Trang: Tầng lớp trung lưu Việt Nam không có khao khát dân chủ và tự do

Thanh Hà
6.12.18


Tổ chức phi chính phủ Mạng lưới nhân quyền Việt Nam trao giải thưởng nhân quyền hàng năm cho ba người là blogger Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động môi trường Hoàng Đức Bình, và nhà đấu tranh vì quyền lao động Trần Thị Nga.
Nhân dịp này blogger Đoan Trang trao đổi với đài RFA về những vấn đề xung quanh giải thưởng này cũng như phong trào nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.

Đoan Trang: Khi nhận giải này tôi hơi bối rối, vì không nghĩ rằng mình đã làm cái gì để nhận được giải này. Nhất là tôi nhận giải này với hai người nữa là nhà hoạt động môi trường và nhân quyền Hoàng Bình, nhà hoạt động cho quyền lao động Trần Thị Nga. Cả hai người vẫn đang ngồi tù với mức án rất nặng. Tôi thấy mình chưa làm được gì cả, và cảm thấy buồn nữa, thương cho chị Nga và anh Hoàng Bình.

Một thứ tự do hoang dại

06/12/2018
Vương Trí Nhàn
Theo blog Vương Trí Nhàn


Thứ nhất, do con người sống trong xã hội nên cái đi kèm với tự do là sự kiểm soát xã hội. Tự do của người này không thể cản trở tự do của người khác. Nói “điều kiện đầu tiên để có tự do là tự do phải bị hạn chế” là với nghĩa đó.
Thứ hai, tự do ở đây phải có tính nhân văn, với nghĩa con người chỉ có quyền tự do để sống cận nhân tình hơn, tốt đẹp hơn chứ không phải để hư hỏng, xấu xa đi.
Theo một nhà triết học Trung Quốc cận đại là Lương Khải Siêu, thứ tự do bừa bãi kia nên gọi là tự do hoang dại, và đó là dấu hiệu của một xã hội phát triển thấp.
Ông và các đồng sự như Nghiêm Phục đã băn khoăn mãi khi tìm một chữ gì trong tiếng Hán để tương ứng với chữ liberty trong tiếng Anh.
Tính toán mãi các ông đành dùng chữ tự do.
Theo nghĩa đen, tự do nghĩa là từ mình mà ra đồng thời là trở về với mình…

Đỗ Ngà - Kinh tế Tri thức, chuyện xa vời ở xứ Việt
Thanh Hà
6.12.18


Ở Việt Nam, Vinfast muốn mọc lên cây đại thụ công nghệ giữa một đồi trọc tri thức ư? Khó lắm. Đình đám thế thôi chứ tôi không tin Vinfast có thể lớn mạnh.
 Năm 22 tuổi, Thomas Edison sáng tạo ra máy điện tín. Trong đầu ông ta nghĩ, bán nó với giá 3.000 đô là cao, và nếu bán được 5.000 đô là trúng đậm. Một lần Edison tiếp một khách hàng đặc biệt, tướng Efferts. Sợ ra giá 5.000 đô khách hàng từ chối. Vì thế nhà sáng chế mới khôn ngoan hỏi tướng Efferts rằng "ngài định mua nó với giá bao nhiêu?". Tướng Efferts trả lời "máy này giá 40.000 đô là hợp lí" . Thế là cuộc buôn bán diễn ra một cách chóng vánh vì bên nào cũng sợ đối phương đổi ý.

Trương Vĩnh Ký –Nhà Giáo Dục Yêu Nước Của Việt Nam.

Nguyễn Quang Duy


Trương Vĩnh Ký, người tạo nền móng cho giáo dục và cải cách ngôn ngữ Việt Nam vào thế kỷ 19, là nhà bác học nhiều năm qua vẫn chưa được hậu sinh hiểu một cách tận tường.
Bài viết này muốn nhắc lại nỗ lực giáo dục và cải cách ngôn ngữ tiếng Việt của ông nhân kỷ niệm 181 năm ngày sinh của ông, vào ngày 6/12/1837 tại ấp Cái Mơn, tỉnh Vĩnh Long.
Sau 30/4/1975, khi ngôi trường trung học Petrus Trương vĩnh Ký bị đổi tên và bức tượng bán thân giữa sân trường bị dời đi, học sinh chúng tôi thường tranh luận về “công và tội” của Petrus Ký khi mượn tay người Pháp giúp nền văn học nước nhà.
Chúng tôi thường kết thúc bằng ngạn ngữ được Pétrus Ký dùng nhiều lần khi viết thư “Sic vos non vobis”.

Đại học miền Nam trước 1975: hồi tưởng và nhận định

Giáo sư Lê Xuân Khoa


Ông là nhà giáo, bắt nghề dạy học ở Hà Nội năm 1950. Từ năm 1953, ông dạy tại trường trung học Petrus Ký, Sài Gòn. Sau khi học về Triết Học tại Ðại Học Sorbonne, ông giảng dạy Triết học Upanishad tại Ðại học Văn Khoa Sài Gòn và Văn Minh Việt Nam tại Ðại Học Ðà Lạt, Minh Ðức và Vạn Hạnh. Ở Hoa Kỳ, ông cũng từng là giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học về Nghiên cứu Quốc tế (SAIS) thuộc Ðại học Johns Hopkins ở Washington, D.C. Sau đó, ông được nhận làm học giả ngoại trú của Học viện về Chính Sách Quốc tế (FPI) cũng thuộc Ðại học Johns Hopkins. 

Thứ Ba, 20/11/2018

Khi được một thành viên trong Ban chủ biên Kỷ yếu Humboldt 200, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh, mời viết một bài về Đại học Miền Nam cho tập Kỷ yếu đánh dấu 200 năm Đại học Humboldt, tôi rất vui vì có cơ hội tham gia vào một công trình có ý nghĩa của một tập hợp trí thức trong và ngoài nước quan tâm đến sứ mệnh giáo dục Đại học ở Việt Nam.

Điểm tin báo ngày Thứ năm 6 tháng 12 năm 2018


PHƯƠNG THƠ: VỀ VIỆC BẤT ỔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở PHÁP 

Thesaigonpost
12/05/2018 


Thực tế nước Pháp đang trả giá đắt của họ là quốc gia này tiên phong phản đối đàm phán Thương mại và Đầu tư Quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ với Liên minh châu Âu - EU, quy tụ 28 thành viên, gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh,... thì vừa rồi nước Pháp là cái gai trong khối khi từ chối đàm phán vì lo sợ hàng hóa Mỹ tràn nhập quốc gia này, khiến cái TTIP to lớn nhất thế giới chiếm đến 58% sản lượng GDP kinh tế toàn cầu. Đã thế Pháp đang có xu hướng tách rời Mỹ kể cả cổ súy cho việc Pháp, Đức rút khỏi NATO, và thành lập quân đội chung của Âu châu thì hậu quả là hiện nay quan hệ ngoại thương giữa Pháp-Mỹ giảm hẳn, có nghĩa là hiện nay xuất khẩu của Pháp vào thị trường Mỹ giảm tồi tệ tới 12%. Trong khi nước Đức thì xuất khẩu vào Mỹ chiếm tới 9,2% là cao hơn cả bán buôn giữa Pháp-Đức,…có nghĩa là người Pháp đang tự làm khó mình

Nói chung khủng hoảng ở Pháp đang diễn ra nó cũng không quá nghiêm trọng, và nó cũng sẽ ổn định lại thôi, vì thực tế Pháp có nền kinh tế khá mạnh mẽ chứ không yếu. Tuy nhiên nó là lời cảnh báo cho dân Pháp tỉnh mộng là đừng có ảo giác lên thiên đàng XHCN là tiến nhanh, tiến mạnh, bay cho cao lên thiên đường thì có ngày rơi xuống địa ngục.

Chống lại Trung Quốc, Nga, Iran, Ông Trump thiết lập trật tự thế giới tự do

05/12/2018 


Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Tổng thống Donald Trump đang hình thành một trật tự dân chủ mới trên thế giới, trong đó Washington sẽ tăng cường hoặc bãi bỏ các thỏa thuận quốc tế để ngăn chặn “các diễn viên xấu” như Nga, Trung Quốc và Iran, theo Reuters.

Cả ba quốc gia trên cùng với Bắc Triều Tiên là những nước gây quan ngại hàng đầu về tình trạng vi phạm nhân quyền, theo báo cáo nhân quyền được công bố ngày 20/4/2018 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét