Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Bản tin ngày Thứ năm 13 tháng 12 năm 2018


Phạm Trần- Bỗng dưng ca hát cái mình có đâu

13-12-2018


Dàn loa tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam bỗng dưng lên đồng hát bài Việt Nam không có về “Quyền con người”, vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (10-12-1948 / 10-12-2018).
Tiêu biểu của loạt bài “tự biên, tự diễn” là bài viết được phổ biến rộng rãi ngày 10/12/2018 của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ông Minh khoe: “Những nỗ lực đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trong nhiều thập kỷ của Việt Nam không nằm ngoài mục đích bảo đảm cho mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ nhất QCN, trong đó có quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do và quyền được quyết định vận mệnh, con đường phát triển của mình”.

Nguyễn Đình Ấm - Chế độ độc tài phong kiến và cộng sản: giống và khác

Thanh Hà
13.12.18


Hiện nay trên thế giới vẫn còn một số chế độ độc tài ở mức độ khác nhau trong đó có loại chế độ độc tài toàn trị cộng sản. Chế độ này có nhiều sự giống và khác chế độ độc tài phong kiến là chế độ phổ biến trên thế giới cho đến thế kỷ 20. Nay thử so sánh giữa hai chế độ này.

Nhân vụ GS Chu Hảo, nghĩ về việc xây dựng một tầng lớp học giả pháp lý và chính trị đẳng cấp, liêm chính và nhân bản (1)

Nguyễn Kiều Dung
 “Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm"
- Nguyễn Trãi, 1428 –


Nhiều năm rồi, tôi ít quan tâm đến chính trị. Nhưng vụ GS Chu Hảo khiến tôi chợt nhớ ra, chủ nghĩa Marx-Lenin và việc chính trị hóa hệ thống nghiên cứu và giảng dạy ở Việt nam cũng là một vấn đề rất nghiêm trọng, kìm hãm sự phát triển của quốc gia, tạo sự giả dối tràn lan trong xã hội, và là sự xúc phạm đối với giới trí thức. Tôi viết bài này nhằm trao đổi với các nhà khoa học/nhà khuyến học, và những người quan tâm đến tình hình chính trị nước nhà về những tác hại của chủ nghĩa Marx-Lenin và tầm quan trọng của việc xây dựng một Tầng lớp Học giả Pháp lý và Chính trị đẳng cấp, liêm chính và nhân bản. Tầng lớp học giả ấy sẽ là những người góp phần: (i) Nâng cấp các ngành khoa học Pháp lý và Chính trị nói riêng, và toàn bộ nền khoa học Việt nam nói chung; (ii) Cải tạo hiệu quả hệ thống luật pháp, cơ chế, và chính sách; (iii) Tăng cường các quyền dân sự cho người dân thông qua thiết kế các thể chế/chính sách Dân chủ song song với việc thiết kế các thể chế/chính sách Hòa giải và Khoan dung; (iv) Lan tỏa tinh thần Dân chủ - Hòa giải – Khoan dung trong toàn xã hội. Quá trình Dân chủ hóa phải được tiến hành song song với quá trình Hòa giải và Khoan dung để tránh hỗn loạn, đấu tố, và trả thù và đảm bảo ổn định chính trị. Ngoài ra còn có một số đề nghị khác nhằm loại trừ những ảnh hưởng xấu của Chủ nghĩa Marx-Lenin đối với xã hội. Những việc này lẽ ra phải được Nhà nước quan tâm thúc đẩy song song với việc nâng cấp nền hành chính công từ cách đây gần 30 năm. Dựa vào các phê bình, góp ý của độc giả, tôi đã soạn thảo một thư riêng gửi cho Đảng, Quốc hội, và Chính phủ và đăng ở trang http://danchuhoagiaikhoandung.blogspot.com.

Nhân vụ GS Chu Hảo, nghĩ về việc xây dựng một tầng lớp học giả pháp lý và chính trị đẳng cấp, liêm chính và nhân bản (2)

Nguyễn Kiều Dung

I. SỰ THIẾU VẮNG TƯ DUY KHÁCH QUAN VÀ NHÂN BẢN VỀ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM
Đại đa số các tổ chức chính trị đối lập liên quan đến Việt nam hiện nay khuyến khích công dân thực hành hoạt động chính trị, trong khi việc khuyến học để trở thành các nhà nghiên cứu chưa được chú trọng. Đôi khi các tổ chức này cũng có những học giả đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu để viết các đề án/bài phân tích Chính trị. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi quan điểm của tổ chức mà họ tham gia, chưa kể bản thân họ có thể là những người thực hành hoạt động chính trị tích cực, nhiều người trong số đó thường cho ý kiến không khách quan. (Các đảng phái/tổ chức lớn hàng triệu thành viên, có sức sống mạnh mẽ, thường có khả năng chấp nhận những thành viên có tư duy mâu thuẫn với lập trường chính trị của tổ chức, để phê và tự phê, hơn các tổ chức/nhóm chính trị nhỏ). Trên thực tế, nhiều ý kiến của các tổ chức chính trị đối lập chỉ phản ánh quan điểm của các nhóm lợi ích.

Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Thế giới Tháng 12/2018

Chuyên đề đặc biệt Tạo thuận lợi thương mại bằng cách hợp lý hóa và cải thiện tính minh bạch của các biện pháp phi thuế quan 


Mối nguy từ các dự án đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam

Thanh Hà
13.12.18


Trong thời gian qua báo chí đã nói về bẫy nợ của Trung Quốc đối với một số quốc gia. Nay phải chăng sắp đến lượt Việt Nam cũng sẽ sập chiếc bẫy nợ này ? Hiện giờ, Việt Nam chưa đi đến tình trạng đó, nhưng trước mắt rõ ràng là Việt Nam đang đối diện với nhiều nguy cơ từ các dự án đầu tư của Trung Quốc.

Điểm tin báo ngày Thứ năm 13 tháng 12 năm 2018

Người muốn dẫn độ CFO Huawei về Mỹ: "Lạnh lùng" với tội phạm, từng "trảm" trùm ma túy, băng đảng khét tiếng

Tất Đạt

13/12/2018

Nếu bị dẫn độ sang Mỹ, bà Mạnh Vãn Chu sẽ phải "đương đầu" với một công tố viên dày dạn kinh nghiệm với tội phạm quốc tế.

Công tố viên Mỹ có khả năng yêu cầu dẫn độ Giám đốc Tài chính (CFO) Huawei Mạnh Vãn Chu về Mỹ cũng chính là người đã theo đuổi các vụ án hình sự nhằm vào Jho Low - đối tượng bị truy nã gắt gao nhất của Malaysia trong bê bối quỹ đầu tư 1MDB - và Joaquín Guzmán Loera, một trùm ma túy khét tiếng của Mexico được biết đến với biệt danh "El Chapo".

Theo SCMP, vị công tố viên nói trên là Richard P. Donoghue. Ông được bổ nhiệm làm Chưởng lý Eastern District, New York từ tháng 1/2018. Tại đây, ông đã đưa các thành viên của băng đảng MS-13, tội phạm "cổ cồn trắng" và các chính trị gia tham nhũng ra xét xử.
Từ khi trở lại New York, ông đã tiếp nhận các vụ án hình sự và dân sự có yếu tố quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét