Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

Bản tin ngày Thứ bảy 2 tháng 5 năm 2020


Tưởng Năng Tiến – Thời Hậu Chiến


Người đàn ông trở về sau cuộc chiến không biết đến giận hờn
Nhưng đến tận bốn mươi năm sau
Vẫn ngác ngơ câu hỏi
Tại sao?

Nguyễn Thị Thanh Yến

- Tên chị là gì? 
- Thưa em tên Mơ. 
- Mơ gì? Mộng mơ hay quả mơ? 
- Tùy, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu... 
- Quê quán ở đâu vậy? 
- Em ở Thạch Thất, Hà Tây. 
- Chị công tác ở cơ quan nào? 
- Thưa, ở ty Văn Hóa Thông Tin Hà Sơn Bình. 
- Chắc chưa vào Ðảng...? 

Nguyễn Hưng Quốc: Văn Học Miền Nam Trong Tiến Trình Hiện Đại Hoá Của Văn Học Dân Tộc

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020


Ở thời điểm hiện nay, 45 năm sau ngày miền Nam sụp đổ, nhìn lại nền văn học ở miền Nam giai đoạn 1954-1975, chúng ta thấy gì? 

Theo tôi, có ba điều dễ thấy và dễ được công nhận nhất:

Thứ nhất, chưa bao giờ, trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, có một nền văn học nào đối diện với nhiều bất hạnh đến như vậy. Nói theo nhà văn Võ Phiến, đó là nền văn học bắt đầu bằng một cuộc di cư (từ miền Bắc vào miền Nam) và kết thúc bằng một cuộc di tản (từ Việt Nam ra hải ngoại).[1] Đó cũng là hai mươi năm đầy chiến tranh và loạn lạc. Tuy nhiên, tính chất bất hạnh ấy được thể hiện rõ nhất ở thời điểm sau năm 1975. Bất hạnh ấy đến từ cả một hệ thống chính quyền đầy quyền lực và cũng đầy thù nghịch. 

Tuấn Khanh - Ghi lại một câu hỏi đã cũ
02/05/2020
Người đánh giày xuất hiện mỗi buổi sáng, qua lại trước mắt tôi đến quen thuộc. Hình ảnh đó tạo thành một thói quen, là cứ mỗi khi bước vào quán cafe cóc, tôi lại nhìn xem ông ở đâu.
Người đánh giày, có một gương mặt thật điềm đạm và nhẫn nại. Ông luôn xuất hiện với chiếc áo bộ đội màu xanh lá mạ cũ mềm, quần tây sẫm màu đã sờn và đôi dép tổ ong, tay xách theo chiếc hộp đồ nghề.
Ông ít khi mời tôi đánh giày. Cái lối ăn mặc xuềnh xoàng của tôi, có lẽ khiến ông tin rằng đánh giầy đánh dép là chuyện miễn cưỡng của tay đầu trọc kính cận ấy, vốn chỉ luôn chăm chú nhìn vào máy điện thoại.
Điểm tin báo ngày Thứ bảy 2 tháng 5 năm 2020


Dịch Covid-19, cơ hội để Trung Quốc đuổi kịp Hoa Kỳ
Minh Anh
RFI
02/05/2020
Tháng Tư này thời sự nóng bỏng nhất vẫn là diễn tiến tình hình dịch bệnh virus corona trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, điều thu hút sự chú ý của các nhà quan sát là cuộc khẩu chiến gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Sau thương mại, công nghệ, và quân sự, Washington và Bắc Kinh nay tiếp tục đối đầu trên cả mặt trận y tế.
Hai đích ngắm
Bản tin đặc biệt cập nhật thống kê dịch Corona ngày 2 tháng 5 năm 2020
Vũ Linh tóm lược
 Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 2 tháng 5 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Chính quyền Bắc Kinh lâm vào khủng hoảng lớn nhất kể từ khi thành lập
Minh Thanh
 02/05/20
Theo nhiều thông tin, Hoa Kỳ - quốc gia bị tổn hại nặng nề nhất bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán, sẽ yêu cầu chính quyền Bắc Kinh bồi thường vì đã gây ra thảm họa toàn cầu này. Một số kế hoạch khả thi tiến hành để đạt được mục tiêu đòi bồi thường đang được triển khai. Bắc Kinh đang chịu áp lực lớn chưa từng có từ trước tới nay.
Trịnh-Khải Nguyên Chương - Tương lai Đảng Cộng sản Trung Quốc đi về đâu?
02/05/2020
(Tổng hợp nguồn tài liệu và thông tin của Foreign Affairs, CNN, Fox News, Newsweek, New York Times, Wikipedia.)
1.
Vài năm vừa qua, giới quan sát quốc tế và quốc nội Hoa Kỳ đều nhận ra một điều là chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ngày nay có xu hướng thiên về mặt cứng rắn hơn. Hầu hết các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đều có một ý nghĩ chung là phải áp dụng một chính sách mới hầu giảm thiểu hoặc chí ít hạn chế tính cách hung hăng càng ngày càng trở nên rõ rệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới quyền lãnh đạo của lãnh tụ tối cao, Chủ tịch nhà nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Tình trạng căng thẳng giữa hai siêu cường, cộng thêm áp lực do trận đại dịch Covid-19 và kinh tế suy thoái, rất có thể sẽ khiến cái bề mặt tưởng chắc chắn như tường đồng vách sắt của Tập và Bắc Kinh có cơ rạn nứt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét