Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

Những ‘kẻ giấu mặt’ gây ra khủng hoảng kinh tế 2020 đằng sau đại dịch vi...




Những ‘kẻ giấu mặt’ gây ra khủng hoảng kinh tế 2020 đằng sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán


Tâm An

Dịch viêm phổi Vũ Hán dự kiến sẽ có thể “tạm” kết thúc vào đầu tháng 5/2020, nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của các nước có thể được tái thiết lập. Tuy nhiên, chính phủ và ngân hàng trung ương (NHTW) các nước đang tung ra những gói kích thích và hỗ trợ kinh tế lớn chưa từng có trong lịch sử, thậm chí lớn hơn cả lượng tiền được bơm vào Đại khủng hoảng kinh tế năm 2008. Liệu còn có “kẻ giấu mặt” nào gây ra suy thoái kinh tế năm 2020 này, đằng sau “kẻ ló mặt” là dịch viêm phổi Vũ Hán?

Dịch viêm phổi Vũ Hán đã “đánh gục” nền kinh tế toàn cầu từ cả hai phía cung-cầu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu từ tổng cung, và gây suy giảm tiêu dùng từ tổng cầu trong hơn 3 tháng qua. Hiện tại, những phiên giao dịch chứng khoán đang tăng điểm tích cực đã khiến không ít nhà đầu tư cho rằng “thị trường đã tạo đáy” xong và đang đi lên. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng đây chỉ là hiện tượng nhất thời trên bề mặt, và nền kinh tế thế giới không dễ dàng thoát khỏi suy thoái và khủng hoảng kinh tế - tài chính sau đại dịch. Ngoài ra, còn có một thực tế ít ai ngờ rằng, trước cả khi đại dịch xuất hiện, nền kinh tế toàn cầu đã bị lũng đoạn ở mức đáng báo động bởi những “kẻ giấu mặt”.
Vay nợ - Nguồn gốc của sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế
Những người mới tìm hiểu về nền kinh tế có thể sẽ đặt ra câu hỏi: Liệu có cách nào giúp kinh tế chỉ có tăng trưởng và không khi nào suy thoái? Câu trả lời có lẽ là chỉ khi nào loài người quay trở về thời kỳ mà không ai cần... vay nợ. Các nhà kinh tế học đều cho rằng bản chất nền kinh tế luôn có tính chu kỳ, bản thân các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng có tính chu kỳ. Nguyên nhân sâu xa nhất bởi mọi thành phần trong nền kinh tế đều “VAY NỢ” và tăng trưởng dựa trên vay nợ. 
Tuy nhiên, điều đáng nói là một phần lớn nguồn tiền cho vay ra lại là tiền không có thực, được tạo ra bởi hệ thống ngân hàng, công cụ tài chính mang tính đầu cơ. Các thành phần kinh tế vay nợ càng nhiều, ngân hàng và các định chế tài chính càng quay vòng tiền nhanh, kiếm lợi lớn, thì lượng tiền ảo mà hệ thống này tạo ra càng lớn. Dù vậy, khả năng trả nợ lại phụ thuộc vào giá trị gia tăng thực từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đến một lúc, việc vay nợ quá dễ dàng từ dòng tiền ảo sẽ khiến dòng tiền tràn ra khỏi “mảnh đất kinh tế thực”, tràn sang các thị trường tài sản có thể đầu cơ như bất động sản, thị trường chứng khoán... tạo bong bóng cho các thị trường tài sản này cho tới khi chúng phát nổ…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét