Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Bản tin ngày Thứ sáu 1 tháng 5 năm 2020


Văn học miền Nam 54-75 trong cách nhìn của Vương Trí Nhàn hôm nay (Vương Trí Nhàn trả lời phỏng vấn của Thụy Khuê (RFI)

Phỏng vấn của Thụy Khuê

Chương trình Văn học nghệ thuật RFI, ngày 14 và 21/6/2008

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020


Thụy Khuê: Thưa anh Vương Trí Nhàn, xin cảm ơn anh lại một lần nữa vui lòng đóng góp tiếng nói trên đài RFI. Trước hết xin hỏi anh là hiện nay có dấu hiệu nào cho chúng ta thấy là văn học miền Nam đã bắt đầu hiện diện lại trên địa bàn văn học ở trong nước hay chưa?

Vương Trí Nhàn: Lâu nay, Văn học miền Nam như cứ tồn tại một cách lấp lửng ở Hà Nội, lúc thì xuất hiện, lúc có vấn đề nổi lên, tuy không thành vấn đề lớn, vấn đề liên tục. Thời gian gần đây vì có chuyện một số sách của Dương Nghiễm Mậu được in lại, sau đó lại bị phê phán, thành ra có người nghĩ rằng nó đang bị đẩy lùi đi. Tôi thấy không phải, mà thực chất khoảng mùa thu năm ngoái, năm 2007, báo Văn Nghệ mở ra mục giới thiệu một số tác phẩm của văn học Sàigòn trước 75 và đã in một số truyện ngắn. Và đúng kỳ 30 tháng tư năm 2008 này, báo Văn Nghệ có ra số đặc biệt, lần đầu tiên đưa vào sưu tập mười truyện ngắn in ở Sàigòn trước năm 75, đấy là một điều đáng chú ý. Theo tôi, trong xã hội đang có nhu cầu muốn nhìn lại, tiếp cận lại bộ phận văn học này, tôi thấy đây là điều cần thiết và cũng muốn góp sức vào đó.

Báo cáo Tự do Tôn giáo 2020: quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng ở Việt Nam vẫn chưa được thực sự tôn trọng
RFA
2020-04-28
Vào ngày 28 tháng 4, Ủy hội Hoa Kỳ Tự do Tôn giáo Quốc tế có buổi họp báo trực tuyến công bố Báo cáo Tự do Tôn Giáo Quốc tế Thường niên năm 2020 phản ánh những diễn tiến tôn giáo tín ngưỡng trong năm qua ở các nước trên thế giới. Buổi họp báo được chủ trì bởi ông Tony Perkins, Chủ tịch Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế cùng các chuyên gia và các ủy viên. Ông Perkins cho biết sẽ ban hành báo cáo này vào ngày 1 tháng 5 cùng với các khuyến nghị đến Tổng thống, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Quốc hội Hoa kỳ.
BS Nguyễn Đan Quế - Khai triển Lộ trình 9 điểm dân chủ hóa Việt Nam
30/04/2020
Nếu ai thắc mắc hỏi Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam: “Liệu đảng có thể tiếp tục độc quyền lãnh đạo đất nước được không? Câu trả lời của họ sẽ là: “Chắc chắn và hiện chúng tôi đang nắm quyền.”
Có đúng là hoà hợp, hoà giải dân tộc đã thành công như lời ông Nguyễn Chí Vịnh?
Diễm Thi, RFA
2020-04-30
Thực tế
Vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc từng được đặt ra ngay sau hiệp định Paris năm 1973 với việc ra đời của Hội đồng Hòa giải Hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần để lo tổ chức tổng tuyển cử, tái lập hòa bình.
45 năm sau sự kiện 30 tháng 4, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh có cuộc trò chuyện với truyền thông trong nước và ông cho rằng tiến trình hoà hợp dân tộc đã hoàn thành. Ông nói:
Mai Lan - Nhân ngày “Quốc tế lao động”, lại nói quyền tự do công đoàn
01/05/2020
Mai Lan
Dường như thời gian dịch bệnh corona kéo dài đang khiến người ta lãng quên luôn cho đòi hỏi của quyền tự do công đoàn mà Việt Nam đã cam kết trong những thỏa thuận FTA – Free Trade Agreement, Hiệp định thương mại tự do.
Ở Sài Gòn trước tháng tư 1975, chỉ riêng làng báo có ít nhất 4 tổ chức hội đoàn dân sự để bảo vệ quyền lợi của các ký giả: Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt, Hội ái hữu ký giả Việt Nam, Nghiệp đoàn ký giả Việt Nam, Biệt đoàn ký giả nhân dân tự vệ. Dĩ nhiên là trong cả 4 hội đoàn này, có rất nhiều thành viên từ tổ chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nghĩa là có yếu tố chính trị.
Phú Lộc  - Khi ghét người Việt là yêu nước
01/05/2020
Nhiều người Việt ở Campuchia không có quốc tịch. Họ là nạn nhân phải chịu đựng sự oán ghét người Việt và sự thù hận lịch sử trong xã hội Campuchia. Nhưng bất kể những khó khăn mà nhiều người phải đối mặt, thậm chí phải sống một cuộc đời “ngoài vòng pháp luật”, ít người sẽ chọn ra đi.
***
Năm 2015, chính phủ Campuchia đã xuống làng Areyksat ở tỉnh Kandal để cưỡng chế 55 ngôi nhà thuyền và 10 ngôi nhà cạnh trên bờ sông. Không giống như các vụ cưỡng chế khác, nguyên nhân cưỡng chế không phải là để lấy mặt bằng phát triển cơ sở hạ tầng, mà là vì lý do môi trường.
Điểm tin báo ngày Thứ sáu 1 tháng 5 năm 2020


Nguyễn Phương Châu  - Air America
Tháng Mười 20, 2014 by Blog của 5xu
Đăng lại ngày 1/5/2020
Bức ảnh này được chụp khoảng 2h30 chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975. Tòa nhà trong ảnh không phải là tòa nhà đại sứ Mỹ  (nay đã bị phá và xây tòa lãnh sự mới) mà là tòa nhà Pittman Apartments ở 22 Gia Long (nay là 22 Lý Tự Trọng, nằm cạnh trường Trần Đại Nghĩa, đi xuôi Đồng Khởi, rẽ trái độ vài chục mét là tới). Hubert Van Es chụp bức ảnh này từ ban công office của mình trên tòa nhà khách sạn Peninsula Hotel.
Cái máy bay Huey nhỏ trong tấm hình nổi tiếng này cũng không phải là trực thăng của hải quân Mỹ, mà là của Air America, một hãng hàng không tư nhân do CIA bí mật sở hữu.
Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 1 tháng 5 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Dương Danh Huy - Về Công hàm Phạm Văn Đồng: Trong chiến tranh 54-75, có một hay hai Quốc gia trên hai miền Bắc, Nam?
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
01/05/2020
Các tuyên bố và ấn phẩm của VNDCCH [tán thành Tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc 1958] không có hiệu quả pháp lý có tính quyết định.
Không có chứng cớ rằng những hành động của Trung Quốc như đánh chiếm Hoàng Sa, hay viện trợ cho VNDCCH là vì dựa vào các tuyên bố của VNDCCH. Không những thế, vì VNDCCH không phải là Quốc gia thừa kế Hoàng Sa, Trường Sa, những tuyên bố của VNDCCH không có thẩm quyền để Trung Quốc có thể dựa vào.
Nếu VNDCCH có tuyên bố tự giới hạn quyền tự do hành động của mình, thí dụ như tuyên bố “tán thành” và “tôn trọng” về những gì trong tuyên bố 1958 của Trung Quốc về đường cơ sở và lãnh hải, thì cần phải giải thích những tuyên bố đó một cách có giới hạn. Có thể dùng nguyên tắc “giải thích những tuyên bố đó một cách có giới hạn” để ủng hộ lập luận cho rằng chủ ý của Công hàm Phạm Văn Đồng không phải là để công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét