Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

Bản tin ngày Thứ ba 05 tháng 4 năm 2022

 


Nghĩ gì về Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt ASEAN-Mỹ ngày 28 và 29 tháng 03 bị dời lại vô thời hạn?

Lê Thành Nhân (Lethanhnhan@vietquoc.org)

04/4/2022

https://docs.google.com/document/d/1Qm-FQkz5cy_vkU19u8VxwNBbAX25zfYS/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt (HNTĐĐB) ASEAN-Hoa Kỳ là hội nghị đặc biệt giữa các nhà lãnh đạo của các nước trong khối ASEAN và Tổng Thống Mỹ để thảo luận về những điều quan trọng trong khu vực Đông Nam Á về kinh tế, chính trị, an ninh của 10 quốc gia khối ASEAN với Mỹ.

1) HNTĐĐB ASEAN-Mỹ đầu tiên dưới thời TT Obama  

Lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ khối ASEAN-Mỹ, HNTĐĐB tổ chức vào ngày 15/02/2016 tại Sunnylands, miền Nam California Hoa Kỳ dưới sự chủ toạ của Tổng Thống Barack Obama. Trong đó lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á (khối ASEAN) đều có mặt. Trong nhiệm kỳ của tổng thống Obama, Mỹ bắt đầu chiến lược “xoay trục” về Đông Nam Á. Người đề xuất chiến lược xoay trục là Kurt Campbell, phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương cũng là tác giả cuốn “The Pivot”. Một cuốn sách mà Cố Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hòa và là ứng viên Tổng Thống năm 2008 John McCain đã khen ngợi rằng “Đây là cuốn sách cần phải đọc cho bất cứ ai muốn hiểu Thế Kỷ Thái Bình Dương đang nổi lên, và vai trò không thể thiếu của Mỹ đối với thế kỷ này”.

Chiến tranh  Việt Nam : Chiến thắng Phượng Hoàng 1972

Tháng 4 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1r0L75rWq4RVk_lGkoiBQe4--4n-Hg6NT/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tháng 4 năm 1972, tại căn cứ Phượng  Hoàng ( Pedro) Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa đã đối trận với xe tăng T54 của Nga và T59 của Trung Cộng, cùng với  một Trung Đoàn tùng thiết quân chính quy Bắc Việt. Và ta đã thắng.

Ngày tháng này 50 năm về trước, Miền Nam Việt Nam đã có một quân đội  hào hùng, can đảm, sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ nước Việt Nam Cộng Hòa . 

Với sự chỉ huy tài tình của các cấp Chỉ Huy QLVNCH nói chung và TQLC nói riêng, các chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, không ngại tiếc thân, để chiến thắng ngay trận đầu tiên của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, tại  căn cứ  Phượng Hoàng.

Ta  đã phải đối trận với xe tăng T-54 của Nga và T-59 của Trung cộng, cùng với  một Trung Đoàn tùng thiết quân chính quy Bắc Việt. Và ta đã thắng.

Song Chi - Con cái không phải sinh ra để thực hiện những giấc mơ của cha mẹ.

04/4/2022

https://docs.google.com/document/d/1db1o4q324AjCtdt5oc1x8ExuEc1IjMTA/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Câu chuyện một nam sinh 16 tuổi, học trường chuyên Amsterdam của Hà Nội nhảy từ lầu 28 xuống đất tự tử sau khi để lại thư tuyệt mệnh, đúng ngay vào ngày Cá Tháng Tư (1.4), khiến dư luận bàng hoàng. Đây chỉ là trường hợp mới nhất trong rất nhiều trường hợp học sinh tự tử vì áp lực học tập từ trường lớp, cha mẹ, mà báo chí đã cảnh báo trong thời gian gần đây. Hãy thử đi tìm nguyên nhân vì sao.

Lê Hồng Hiệp - Liệu Việt Nam có thể giảm phụ thuộc vào vũ khí Nga?

05/4/2022

https://docs.google.com/document/d/15gxUqKWKfBxe9y3Xo9u3mFAHLEfgiNkW/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga được cho là sẽ tạo ra những tác động sâu rộng đối với Đông Nam Á. Trong lĩnh vực an ninh, một trong những tác động chính sẽ là khả năng doanh số bán vũ khí của Nga cho khu vực sẽ giảm do các lệnh trừng phạt sâu rộng của phương Tây. Việt Nam, với tư cách là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ năm của Nga trên toàn cầu và là nhà nhập khẩu lớn nhất ở Đông Nam Á, sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, khiến Việt Nam phải đẩy nhanh việc đa dạng hóa nguồn cung vũ khí ra khỏi Nga.

Sự phụ thuộc của Việt Nam vào vũ khí Nga bắt nguồn từ mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với Liên Xô cũ. Trong Chiến tranh Việt Nam, mặc dù Hà Nội nhận được viện trợ vũ khí từ một số nước trong khối xã hội chủ nghĩa, nhưng Liên Xô và Trung Quốc vẫn là những nhà tài trợ chính. Tuy nhiên, xét về các vũ khí hạng nặng quan trọng, Moscow là nhà cung cấp quan trọng nhất của Hà Nội. Theo thống kê chính thức của Việt Nam, từ năm 1955 đến 1975, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 1.357 hệ thống phóng tên lửa, hơn 18.300 tên lửa các loại, 316 máy bay chiến đấu, 52 tàu chiến, 21 tàu vận tải, 687 xe tăng, 601 xe bọc thép, 1.332 xe kéo pháo, bên cạnh các loại vũ khí và thiết bị quân sự khác.

Thời sự  Việt Nam

Ngày Thứ ba 05 tháng 4 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1C-X8edbuapha0G6S0_OagH9Z-0Q8REh1/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mekong đối mặt với các vấn đề an ninh nước sống còn

(Opinion: Mekong Faces Existential Water Security Issues)

Christopher Chen – Bình Yên Đông lược dịch

VOD – March 21, 2022

https://docs.google.com/document/d/1sDwrpC8kkQpEWTuMJ34_S9P9ezq2Q3BC/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 

Một thuyền đánh cá đi trên khúc sông Mekong với các hố sâu và nơi cư trú rừng ngập nước được bảo vệ ở làng Kampong Cham tỉnh Kratie. [Ảnh: Andy Ball]

Đô thị hóa và suy thoái hạ tầng cơ sở đang đe dọa làm sáng tỏ triển vọng sinh thái và tài chánh của Mekong – kể cả nguồn nước sạch của nó.

Nhiều nơi ở Bangkok, người dân thức dậy để thấy nước máy quá mặn không an toàn để uống trong tháng 2 năm 2021.  Chánh phủ bất lực để pha nước mặn – theo sau trận hạn hán tồi tệ nhất ở Thái Lan trong 40 năm, dự trữ nước ngọt rất hiếm để được tiết kiệm.

Đây là một trong nhiều thí dụ của nước mặn xâm nhập ảnh hưởng các quốc gia dọc theo sông Mekong.  Lưu lượng sông và lượng mưa thấp trong mùa khô làm cho nước mặn từ biển chảy vào sông, ảnh hưởng nông nghiệp, nuôi cá và sinh kế.

Trên 70 triệu người dựa vào sông Mekong như nguồn lợi tức và sinh kế.  Cùng với nước mặn xâm nhập, họ đối mặt với mực nước giảm và gia tăng mất an ninh nước như là những ảnh hưởng cộng dồn của thay đổi khí hậu, phát triển đập và suy thoái môi trường.

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 05 tháng 4 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1RhH_9aTplD8dgtCaXewc9_jmnveGUs-m/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phải chăng Putin sẽ giết chết nền kinh tế toàn cầu?

Nguồn: Paul Krugman, “Will Putin Kill the Global Economy?”, New York Times, 31/03/2022

https://docs.google.com/document/d/11G6l3ohBqgovQou4W1sbLRjpn6Ud-tP7/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Paul Krugman là chuyên gia bình luận của New York Times từ năm 2000, đồng thời là giáo sư tại Viện Cao học Đại học Thành phố New York. Ông giành Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2008 cho công trình nghiên cứu về thương mại quốc tế và địa lý kinh tế.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà bình luận kinh tế luôn thích tìm đến với những so sánh tương đồng trong lịch sử, và họ có lý do chính đáng để làm điều đó. Chẳng hạn, những người đã nghiên cứu các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong quá khứ sẽ có khả năng nắm bắt những gì xảy ra trong năm 2008 tốt hơn so với những người chưa tìm hiểu gì. Tuy nhiên, câu hỏi luôn là nên chọn phép so sánh nào.

Nguyễn Trung - Cuộc xâm lăng Ukraina : Cuộc chiến tranh định hình liên minh Nga-Trung  

05/4/2022

https://docs.google.com/document/d/1WklY6geJvcPEB5IpIMVBi9n5SVLKN9Pv/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

I.                 SẢN PHẨM ĐẦU TIÊN CỦA BẢN ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Cuộc chiến tranh xâm lược mang tính quy mô tổng lực ngày 24-02-2022 của Nga chống Ukraina gây ra nỗi kinh hoàng ở châu Âu và trên thế giới. Cuộc chiến tranh này vấp phải sự kháng chiến anh dũng vô song của nhân dân Ukraina, thức tỉnh sự phản ứng quyết liệt đồng nhất của Mỹ và phương Tây, tạo ra sự phản đối mạnh mẽ rộng khắp thế giới. Đồng thời cuộc chiến tranh này phá vỡ toàn cầu hoá, phân mảnh thị trường thế giới, đang bắt đầu gây ra những cuộc khủng hoảng nguy hiểm về lương thực, năng lượng, lạm phát.., những rối loạn tài chính tiền tệ, và nhiều đổ vỡ, đứt gẫy khác.

Mikhail Viktorovich Zygar - Cuộc tháo chạy khỏi nước Nga của giới trí thức

Mikhail Viktorovich Zygar

Bùi Vĩnh Phúc dịch

05/4/2022

https://docs.google.com/document/d/1i-XjjDWjldH-KfwAJfWJVyXhmBVteWq8/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mấy lời dẫn của người dịch:

Mikhail Viktorovich Zygar là một nhà báo, nhà văn người Nga. Từ năm 2010 đến năm 2015, ông giữ chức vụ tổng biên tập của mạng truyền hình Nga độc lập Dozhd. Bài tiểu luận mang tính xã hội, chính trị và văn học này của ông được dịch giả chuyển từ bản Anh ngữ The Intellectual Exodus from Russia / Escaping Putin, được đăng trên tuần báo Der Spiegel ngày 15.3.2022.

Tiểu luận này đã được viết từ cuộc chiến đang xảy ra tại Ukraine, nhưng chắc hẳn nó đã được suy ngẫm từ nhiều năm trước. Nó mở rộng vấn đề thời sự hiện nay và trình bày được những khía cạnh quan yếu về các mặt xã hội, chính trị và văn học Nga trong khung cảnh cuộc sống đời thường cũng như cuộc sống chính trị và văn học của nước Nga và người Nga, đặc biệt là của giới trí thức đất nước này.

Exodus (viết hoa) là tên một quyển sách, gọi là sách Xuất Hành, trong Kinh Thánh, mô tả sự ra đi của dân Do Thái khỏi Ai Cập; vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi từ này được dùng để chỉ bất kỳ một cuộc ra đi hàng loạt nào. Nguyên ngữ của từ này, được đưa vào sử dụng trong tiếng Anh (từ tiếng Latinh), bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Exodos, với nghĩa đen là “con đường đi ra ngoài”. Từ này trong tiếng Hy Lạp được hình thành bằng cách kết hợp tiền tố ex- (nghĩa là “ra khỏi”) và hodos, “đường” hoặc “cách”. Có rất nhiều từ phái sinh của hodos trong tiếng Anh, trong đó bao gồm cả các từ episode, method, odometer, và period. Ngoài ra, cũng còn có nhiều từ ngữ khoa học dẫn thẳng đến nguồn của từ hodos. Anode và cathode được dùng để chỉ các điện cực âm và dương của một diode, và hodoscope dùng để chỉ một dụng cụ để theo dõi đường đi của các hạt ion-hóa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét