Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

Thời sự Việt Nam

Cựu phóng viên Nguyễn Hoài Nam bị ba năm sáu tháng tù với cáo buộc lợi dụng tự do- dân chủ

Cựu phóng viên Nguyễn Hoài Nam bị ba năm sáu tháng tù với cáo buộc lợi dụng tự do- dân chủ

Nhà báo Nguyễn Hoài Nam 

Facebook của nhà báo Nguyễn Hoài Nam 

Ông Nguyễn Hoài Nam, người từng cộng tác cho các tờ báo Nhà nước gồm Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Thanh Niên, VTV, vào ngày 5/4 bị tòa sơ thẩm TPHCM tuyên ba năm sáu tháng tù với cáo buộc tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân’.

Truyền thông Nhà nước loan tin sau phiên xử, dẫn kết luận của cơ quan chức năng rằng các bài viết của ông Nguyễn Hoài Nam đăng trên Facebook cá nhân có nội dung mà những cơ quan này cho là ‘vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức cũng như danh dự, nhân phẩm cá nhân'.

Theo bản án, vào ngày 8/10/2018, ông Nguyễn Hoài Nam cung cấp cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Bộ Công an các tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến một vụ tiêu cực tại Cục Đường thủy Nội địa Việt Nam.

Dựa trên những tài liệu và dữ liệu điện tử mà ông Nguyễn Hoài Nam cung cấp, ba người bị xử về tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ và kết luận 14 người có hành vi đưa hối lộ nhưng không xử lý hình sự.

Ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng xử lý như vậy là không thỏa đáng nên không đồng tình và đăng lên Facebook cá nhân ý kiến cho rằng Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Bộ Công an ‘bao che, bỏ lọt tội phạm’.

Vào ngày 2/4/2021 Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) bắt giam ông Nguyễn Hoài Nam để điều tra tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự 2015”.

Ngoại trưởng Úc kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Châu Văn Khảm

Ngoại trưởng Úc kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Châu Văn Khảm

Ông Châu Văn Khảm ra toà ở TPHCM hôm 11/11/2019 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAP 

Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho biết đã thảo luận việc trả tự do cho công dân Úc gốc Việt Châu Văn Khảm trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Việt Nam Bùi Thanh Sơn vào tuần qua và trong cuộc nói chuyện với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào năm ngoái.

AP loan tin vừa nêu vào ngày 5/4, dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Úc với báo giới rằng liên quan vụ việc ông Châu Văn Khảm, Chính phủ Úc tôn trọng hệ thống pháp luật Việt Nam nhưng mối quan tâm của Canberra là tuổi tác và sức khỏe không tốt hiện nay của ông Châu Văn Khảm. Phía Úc đã đề nghị cân nhắc phù hợp về những thực tế đó và cho phép ông trở về Úc.  

Ông Châu Văn Khảm (72 tuổi)  bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt hồi tháng 1 năm 2019 khi về Việt Nam qua ngả Campuchia. Sau đó ông bị đưa ra xét xử cùng với hai người khác tại Việt Nam là Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền. Cả ba bị kết tội ‘Khủng bố nhằm chống lại chính quyền nhân dân’.

Án tuyên đối với ông Châu Văn Khảm là 12 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Viễn 11 năm và ông Trần Văn Quyền 10 năm.

Dân biểu Liên bang Úc Chris Hayes nhiều lần thúc giục chính phủ Canberra yêu cầu Chính phủ Hà Nội trả tự do cho ông Châu Văn Khảm. Trong lá thư đề ngày 4/2/2022 gửi Ngoại trưởng Úc Marise Payne, ông Chirs Hayes cho biết kể từ khi bị bắt và bị án tù suốt ba năm rưỡi vừa qua, vợ và hai con của ông Châu Văn Khảm vẫn không được phép nói chuyện qua điện thoại với ông này.

Dân biểu Chris Hayes thừa nhận Chính phủ Canberra có thực hiện những chuyến thăm lãnh sự đối với tù nhân Châu Văn Khảm tại Việt Nam; tuy nhiên ông thúc giục phía Canberra cần có thêm những hành động khác nữa để chính phủ Hà Nội trả tự do cho ông này.

Ông Chris Hayes nêu trường hợp hai nhà hoạt động cho nhân quyền Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm). Hai người này bị án tù nhưng rồi nhờ sự vận động mạnh mẽ của các nước tiếp nhận nên đi lưu vong. Ngoài ra, còn có trường hợp công dân Mỹ gốc Việt Michael Phương Minh Nguyễn, bị giam cùng trại với ông Châu Văn Khảm, nhưng được trả tự do về lại Hoa Kỳ nhờ những hoạt động của Bộ Ngoại giao Chính phủ Washington.

FIDH và VCHR kêu gọi EU thúc ép Việt Nam chấm dứt đàn áp xã hội dân sự

RFA

FIDH và VCHR kêu gọi EU thúc ép Việt Nam chấm dứt đàn áp xã hội dân sự

Hình minh hoạ: người dân ở Hà Nội biểu tình phản đối Trung Quốc sau các tấm rào cản do công an dựng lên hôm 2/6/2013 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Liên đoàn Dân chủ Quốc tế (FIDH) và Ủy ban Bảo về Quyền Làm người Việt Nam (VCHR) vào ngày 5/4 ra thông cáo kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) phải yêu cầu Chính phủ Việt Nam chấm dứt tình trạng đàn áp xã hội dân sự và thực thi những cam kết theo thỏa thuận Mậu dịch Tự do (EVFTA) đã ký kết.

Thông cáo được đưa ra trước vòng đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 6/4 ở Brussels, Bỉ.

Thông cáo dẫn phát biểu của Tổng thư ký FIDH Adilur Rahman Khan rằng Chính phủ Việt Nam cam kết tôn trọng các quyền tự do dân chủ và nhân quyền như là yếu tố căn bản của thỏa thuận mậu dịch tự do với EU; tuy nhiên điều này trái ngược với thực trạng đàn áp xã hội dân sự đang diễn ra ở Việt Nam. EU không nên dung thứ thêm nữa cho những lời hứa sáo rỗng của Hà Nội và tận dụng vòng đối thoại nhân quyền và những công cụ khác để tìm kiếm những cải tiến thực sự tình hình nhân quyền tại Việt Nam. 

FIDH và VCHR nêu chi tiết việc đàn áp không ngưng nghỉ của Chính phủ Hà Nội đối với xã hội dân sự. Từ ngày 1/1 đến 31/12/2021 có ít nhất 30 người bị bắt. Họ là những nhà hoạt động, người lên tiếng nói chỉ trích chính phủ, và những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền; trong số này có ba phụ nữ.

Cũng trong thời gian này có 32 người bị kết án tù và mức án cao nhất lên đến 15 năm; trong số này có bảy phụ nữ. Đa số bị cáo buộc tội theo những điều khoản về an ninh quốc gia như Điều 117 và 331 (Bộ Luật Hình sự) ’lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước; quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân’.

Kể từ vòng đối thoại nhân quyền EU-VN gần nhất vào tháng hai năm 2020, FIDH và VCHR ghi nhận tình trạng leo thang tại Việt Nam về bắt giữ, xử án bất công, tuyên án tù nặng, hành xử bạo lực đối với những nhà bảo vệ nhân quyền, giới bloggers chỉ trích chính phủ, thủ lĩnh bảo vệ môi trường và thành viên các nhóm xã hội dân sự. 

Ngoài FIDH và VCHR lên tiếng trước vòng đối thoại nhân quyền EU-VN năm nay như vừa nêu, vào ngày 4/4 Tổ chức Giám sát Nhân quyền Human Rights Watch cũng có kêu gọi VN phải cải thiện thành tích nhân quyền tồi tệ lâu nay.

Hai em gái tỷ phú Trịnh Văn Quyết bị bắt giam

Hai em gái tỷ phú Trịnh Văn Quyết bị bắt giam

Ông Trịnh Văn Quyết tại văn phòng ở Hà Nội hôm 19/11/2018 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Bộ Công an vào ngày 5/4 ra thông báo về quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam với thời hạn ba tháng đối với hai em gái của tỷ phú Trịnh Văn Quyết là bà Trịnh Thị Thuý Nga, và Trịnh Thị Minh Huế với cáo buộc đóng vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi phạm tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Theo thông báo từ cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, bà Trịnh Thị Thuý Nga là Phó Tổng Giám đốc, thành viên Hội đồng Quản trị Công ty CP Chứng khoán BOS. Bà Nga bị cáo buộc đóng vai trò đồng phạm giúp ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC thực hiện hành vi phạm tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với bà Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban Kết toán Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC được đưa ra hôm 2/4/2022.

Trước đó, vào ngày 29/3, ông Trịnh Văn Quyết đã bị khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc có hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra vào ngày 10/1/2022.

Ông Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc đã bán chui 74,8 triệu cổ phiếu vào ngày 4/1 vừa qua cho phiên giao dịch vào ngày 10/1 thu về hơn 1.500 tỷ đồng.

Theo thông báo của Bộ Công an, các hành vi của ông Quyết đã đủ yếu tố cấu thành tội “Thao túng thị trường chứng khoán” theo Điều 211, Bộ Luật Hình sự.

Vụ Việt Á: Kỷ luật Đảng Giám đốc và Phó Giám đốc Học viện Quân y

RFA


https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/viet-a-scandal-two-high-ranking-military-offficers-disciplined-by-the-party-04052022074927.html/@@images/image

Trung tướng Đỗ Quyết (trái) và Thiếu tướng Hoàng Văn Lương 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngRFA edit 

Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 5/4 quyết định thi hành kỷ luật Đảng đối với hai người đứng đầu Học viện Quân y bằng hình thức cách toàn bộ các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025.

Hai người bị kỷ luật là Trung tướng Đỗ Quyết, Phó Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Quân y, và Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Quân y. Cả hai người bị kết luận phải chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ Học viện các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 trong việc nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 và mua sắm vật tư y tế, kit xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19.

Ngoài ra, cả hai cũng bị xác định là đã có những vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động nghiên cứu chế tạo bộ xét nghiệm COVID-19, cũng như việc mua sắm vật tư y tế, kit xét nghiệm cho công tác phòng chống dịch.

Học viện Quân y là nơi thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm RT-PCR phát hiện vi-rút corona. Việc nghiên cứu này của Học viện Quân y đã được cấp kinh phí lên đến hơn 18 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. Bộ kit xét nghiệm này sau đó do Công ty Việt Á sản xuất và kinh doanh.

Công ty Việt Á bị xác định đã thổi giá bộ kit xét nghiệm lên đến khoảng 45% và đã đút lót cho các “đối tác” khoảng 800 tỷ đồng.

Trước khi Ban Bí thư ra quyết định kỷ luật hai lãnh đạo cao nhất của Học viện Quân y, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 31/3 đã ra kết luận kỷ luật đối với 10 cá nhân là các sĩ quan thuộc Học viện Quân y vì những sai phạm có liên quan đến vụ Việt Á. Uỷ ban cũng đồng thời đề nghị kỷ luật Đảng đối với Trung tướng Đỗ Quyết và Thiếu tướng Hoàng Văn Lương.

Ngoài ra, hai sĩ quan cấp cao khác của Học viện là Thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự và Đại tá Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng Phòng Trang bị, vật tư cũng đã bị Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng khởi tố và bắt tạm giam với các cáo buộc tội ““Tham ô tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, và tội "Vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Covid-19: Trung tướng Đỗ Quyết, bị ông Nguyễn Phú Trọng kỷ luật, là ai?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư ngày 5/4 để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và Trung tướng Đỗ Quyết, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Quân y; Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Quân y. 

Thông cáo báo chí của Ban Bí thư nói: "Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Học viện và nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đề xuất, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 và mua sắm vật tư y tế, kít xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19."

"Trung tướng Đỗ Quyết, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Quân y cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Học viện Quân y. Đồng chí đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng và Quy chế làm việc; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương."

"Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện được phân công nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, đồng chí cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; đồng chí chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương."

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 bằng hình thức cảnh cáo; thi hành kỷ luật trung tướng Đỗ Quyết và thiếu tướng Hoàng Văn Lương bằng hình thức "cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng" nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025.

Trước đó hôm 31/3 Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định kỷ luật liên quan Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định:

Cảnh cáo: Trung tướng Nguyễn Viết Lượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy; Đại tá Nguyễn Tùng Linh, Đảng ủy viên Học viện, Bí thư Chi bộ, Trưởng Phòng Khoa học Quân sự; Thiếu tá Ngô Anh Tuấn, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng Phòng Tài chính; Thiếu tá Lê Trường Minh, Chi ủy viên, Trưởng Ban Hóa dược, Phòng Trang bị, Vật tư, Học viện Quân y.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét