Bỏ tù các nhà hoạt động môi
trường, VN tự mâu thuẫn về cam kết tại COP-26?
RFA
2022.06.28
https://docs.google.com/document/d/12IJMuqOtH4zP_2HWA2bYLB3P7fzgYxPf/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Chính phủ Việt Nam đưa ra những cam kết mạnh mẽ, quyết tâm bảo vệ
môi trường tại Hội nghị COP-26, trong khi đó vẫn bắt bỏ tù các nhà hoạt động
môi trường nổi bật như bà Nguỵ Thi Khanh, ông Mai Phan Lợi anh Đặng Đình Bách.
Điều đó đặt ra nghi vấn về chuyện liệu Hà Nội có thực sự muốn thực hiện lời hứa
của họ hay không.
Trong Hội nghị Các bên tham gia Công ước của LHQ về biến đổi
khí hậu - COP26 của Liên Hiệp Quốc, được tổ chức vào tháng 11 năm ngoái, Thủ
tướng Phạm Minh Chính cam kết mạnh mẽ rằng sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng
0 vào năm 2050.
Nguyễn Lê-: Nguyễn Ánh –
Gia Long – Tây Sơn – Và thựcdân Pháp
CHUYỆN XƯA NHƯNG KHÔNG BAO GIỜ CŨ
https://docs.google.com/document/d/1HEjP3VY1-Pp0K3VqT7kw-hw0yEujZkXW/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Bạn Vĩnh
Khánh Nguyễn Phước vừa trích từ trang nghiencuulichsu.com bài của LN do trang Triviet.news đăng
tải. Công tổng hợp một bài dài gần 12 ngàn từ của một trong hai trang web trên
khiến tác giả cũng bất ngờ! Nhận thấy đây là một vấn đề lịch sử mà đến ngày nay
vẫn còn rất nhiều ý kiến, quan điểm dị biệt, xin cảm ơn bạn Vĩnh Khánh và xin
“tiếp tay” bạn, đưa trở lại trên diễn đàn này một cách có hệ thống.
Vì tính đặc biệt của đề tài, nên xin nhắc lại chủ trương của diễn
đàn này là mọi bình luận đều phải tôn trọng quan điểm của người khác và cần
được diễn đạt một cách bình tĩnh nhất.
Trân trọng
Lê Nguyễn
28.6.2022
Phạm văn Vĩnh – Thử viết về
nhà văn Hoàng Đạo
Hè Paris 2021,
https://docs.google.com/document/d/1ZadC1DoviEebE0ldwmjlAiJUanmzwlhK/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Hiện nay trên văn đàn tiếng Việt ta, đã có nhiều bài viết về
nhà văn Hoàng Đạo. Tuy nhiên vì không rõ các tác giả của những bài viết
này lấy nguồn từ đâu, nên khi tìm hiểu về cuộc đời của nhà văn, người viết xin
được căn cứ theo một số tài liệu do chính người nhà ông viết ra, là những tác
phẩm sau đây :
· « Hồi Ký Về Gia Đình
Nguyễn Tường, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam », tác giả Nguyễn Thị Thế,
em ruột của nhà văn Hoàng Đạo,
· « Việt Nam, Một Thế Kỷ
Qua », tác giả Nguyễn Tường Bách, em ruột của nhà văn Hoàng Đạo,
· « Việt-nam Những Ngày
Lịch Sử », tác giả Nguyễn Tường Bách,
· « Giải mã học vấn của
Nhất Linh », tác giả Nguyễn Tường Tâm, cháu ruột gọi Nhất Linh và Hoàng
Đạo bằng chú.
Những tác phẩm kể trên, đọc lên nghe có vẻ rất thật thà, không
khoe khoang những cái tốt mà cũng không dấu diếm những điều xấu, đôi khi có
phần chất phác, mộc mạc, không có vẻ thêu dệt, có thể tin cậy được. Bà Nguyễn
Thị Thế và ông Nguyễn Tường Bách trong những tác phẩm kể trên cũng viết rằng họ
cũng không biết chính xác tên tuổi của họ đã đươc đặt vào lúc nào, vì đã có hai
ba lần thay đổi.
Ngoài ra bài viết này còn dựa trên tác phẩm « Một
Cơn Gió Bụi » của học giả Trần Trọng Kim.
Căn bản của chính trị so
sánh: các khó khăn trong nghiên cứu chính trị so sánh
Nguyên tác: The Essential of Comparative Politics, Patrick O’Neil
Khánh An phỏng dịch
29/6/2022
https://docs.google.com/document/d/1bam6j6Lg2Y5pwW3eeQVCyPicg6XdkjsQ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Thật không may, lập luận quy nạp và diễn dịch, hay tìm ra mối
tương quan hay một quan hệ nhân quả không phải là dễ. Có bảy thách thức chờ đợi
các nhà nghiên cứu theo kiểu so sánh trong việc nghiên cứu các đặc điểm chính
trị giữa các quốc gia. Hãy lược qua từng khó khăn một để xem chúng phức tạp như
thế nào trong phương pháp nghiên cứu so sánh và chính trị so sánh nói chung.
Thứ nhất, các khoa học gia khó mà kiểm soát các biến số trong các trường hợp
cần nghiên cứu. Nói một cách khác, trong quá trình tìm kiếm các mối tương quan
và quan hệ nhân quả, chúng ta không thể tạo được các so sánh đích thực, một so
sánh mà trong đó hai đối tượng chỉ khác nhau ở một điểm và điểm đó chính là
nguyên nhân tạo ra sự khác biệt. Để minh họa, giả sử một nhà nghiên cứu muốn xác
định xem liệu việc giao thêm bài tập cho sinh viên có giúp làm tăng điểm thi
cuối kỳ của họ không.
Thời sự đó đây ngày Thứ tư
29 tháng 6 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
https://docs.google.com/document/d/1JhCczIucMJRHlYpfWcFkowXx80MDZkkf/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Kiểm chứng 7 tin tức về
phá thai phổ biến từ xưa đến nay
Dịch từ NPR’s article: https://www.npr.org/2022/05/06/1096676197/7-persistent-claims-about-abortion-fact-checked
Khoa học Net
29/6/2022
https://docs.google.com/document/d/1kc5Tlp_90Zcq82UUCpg4N4TY2E1PkBda/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
JACLYN DIAZ, KOKO NAKAJIMA, NICK UNDERWOOD
Sau phán quyết Roe v. Wade năm 1973 của Tòa án Tối cao cho phụ nữ
có quyền chấm dứt việc mang thai, những người ủng hộ và phản đối quyền phá thai
đã cố gắng làm chủ cuộc thảo luận về vấn đề này.
Năm 2019, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh báo cáo
629,898 ca phá thai hợp pháp được báo cáo trên khắp nước Mỹ.
Luôn có những cáo buộc về việc phá thai bao gồm về sự an toàn
của nó, về những người đi phá thai và thậm chí về những người ủng hộ hoặc
phản đối việc tiếp cận phá thai.
Dưới đây là 7 cáo buộc phổ biến liên quan về phá thai đã được
kiểm chứng
Phá thai: Quyền của phụ nữ,
đạo đức, luân lý và dữ kiện
Bs Nh. Doan
28/6/2022
https://docs.google.com/document/d/1PxwVTeygYZoY4WPyBnldl1ZVziZSlpKG/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Ngày Thứ Sáu 24/6/2022, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ với số phiếu 6 –
3 đã đưa ra phán quyết nhằm lật ngược vụ Roe kiện Wade năm 1973 ấn định phá
thai là quyền của phụ nữ theo luật liên bang Hoa Kỳ đã từ gần 50 năm qua. Phán
quyết này cho biết việc ấn định phá thai được trao cho các tiểu bang, mà không
phải là của liên bang và hiến pháp Hoa kỳ không đề cập phá thai là quyền của
phụ nữ.
Phán quyết trên gây ra một chấn động lớn lao cho dư luận Hoa Kỳ
cũng như trên thế giới.
Nhiều cuộc biểu tình chống hoặc ủng hộ phán quyết này của TCPV đã
và sẽ được tổ chức tại khắp nơi tại Hoa kỳ. Thế giới cũng đang có khuynh hướng
phản ứng tương tự.
Anne Zhang* - Lệnh trừng
phạt dầu Nga thúc đẩy tái cấu trúc chuỗi cung ứng, Ấn Độ và Trung Quốc đắc lợi
29/6/2022
https://docs.google.com/document/d/1i6yfgiyf6d5yiUaLk85b5T0KqCFRR5pJ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Liên minh Âu Châu đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với việc
nhập cảng dầu Nga nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga như một nguồn cung cấp năng lượng.
Các biện pháp trừng phạt của EU kết hợp với những biện pháp mà Hoa Kỳ áp dụng
đã khiến Nga phải giảm mạnh giá dầu của mình xuống. Việc giảm giá này đã tạo cơ
hội cho Trung Quốc và Ấn Độ tăng lượng dầu nhập cảng từ Nga.
Trung Quốc bình luận việc
Nga chiếm thành phố Severodonetsk
Tác giả: Trương Nhất Phàm, Liễu Ngọc Bằng, Tạ Nhung Bân .
Nguyễn Hải Hoành biên dịch từ nguồn tiếng Trung trên Hoàn cầu Thời
báo 俄军拿下北顿涅茨克不只是攻占了一座城
2022-06-27.
https://docs.google.com/document/d/1zfK5pwKPosnJT5__mmVWR82Ve7U48QJl/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Sau gần một tháng gian khổ chiến đấu, cuối cùng đô thị quan trọng
Severodonetsk [Bắc Donetsk] của Ukraine đã bị quân đội Nga chiếm được. Ngày
24/6/2022, Chính phủ Ukraine ra lệnh cho quân đội Ukraine cố thủ trong nhà máy
hóa chất Azot tại Severodonetsk rút lui. Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố họ đã
kiểm soát toàn bộ thành phố Severodonetsk. Sau khi chiếm Mariupol, đây là một
thắng lợi nữa quân đội Nga giành được trong tấn công thành phố tại vùng Donbas.
Giải quyết xong Severodonetsk, quân đội Nga đã tiến gần đến kiểm soát toàn bộ
vùng Lugansk.