Giá xăng trên 7USD/gallon được hiển thị tại một trạm xăng Chevron ở Menlo Park, California, hôm 25/05/2022. (Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)
Ông Biden và nhiều năm chính sách chống năng lượng khiến Hoa Kỳ không có nhiều lựa chọn để giảm giá xăng
Khi giá xăng trung bình trên toàn quốc đạt 5USD/gallon, có rất ít lý do để lạc quan rằng giá xăng sẽ sớm hạ nhiệt.
Tổng thống Joe Biden, bất chấp những bình luận gần đây, không có giải pháp nào tốt để kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu.
Có nhiều thủ phạm, một số là liên quan đến kinh tế và một số khác thuộc về chính trị. Các chính sách lâu dài của Đảng Dân Chủ chống lại ngành năng lượng đã làm tê liệt các nhà sản xuất của Hoa Kỳ, trong khi các quyết định của phương Tây trừng phạt Nga đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nguồn cung nghiêm trọng. Và trừ khi Chính phủ ông Biden hủy bỏ toàn bộ chính sách năng lượng của mình, nếu không, chính phủ Hoa Kỳ sẽ có rất ít đòn bẩy trong khuôn khổ hiện tại để giảm giá xăng.
Hồi tháng Ba, Hoa Thịnh Đốn đã quyết định xuất 1 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Kho Dự trữ Dầu Chiến lược của Hoa Kỳ trong sáu tháng tới. Nhưng chiến thuật này đã không giúp ích được gì, với giá xăng tăng từ mức thấp 4USD/gallon vào tháng Ba lên 5USD/gallon vào tháng Sáu.
Điều này đã khiến chính phủ ông Biden đưa ra phương ngôn là “lá cờ trắng.” Bộ trưởng Giao thông vận tải Pete Buttigieg cũng như Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren (Dân Chủ-Massachusetts) thay vào đó đã đổ lỗi cho các công ty năng lượng vì đã “nâng giá cơ hội” đối với người tiêu dùng tại trạm bơm xăng.
Nguyên nhân khiến giá xăng dầu tăng cao là do cung và cầu. Nhưng một số ràng buộc đã được tự tạo ra. Hãy phân tích sâu hơn.
Theo Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ, 50-60% giá xăng là do giá dầu thô. Đó là nhân tố lớn nhất đẩy giá xăng.
Giá dầu do thị trường ấn định. Bất kỳ ai cũng có thể tra cứu giá dầu giao ngay đang giao dịch vào một ngày nhất định. Nếu chúng ta bỏ qua các hợp đồng dài hạn chốt giá trước, các nhà sản xuất dầu thường bán dầu của họ bằng hoặc gần tỷ giá giao ngay. Các nhà sản xuất dầu cũng có cơ sở chi phí, vì vậy giá dầu càng cao thì họ càng kiếm được nhiều tiền. Họ cũng có thể mất tiền nếu giá dầu thị trường giảm quá thấp đến mức họ không thể trang trải được chi phí của mình.
Lập luận rằng các nhà sản xuất dầu đang “nâng giá cơ hội” là quá đơn giản. Về mặt lý thuyết, họ có thể bán dầu của mình thấp hơn giá thị trường, nhưng đó là một quyết định thiếu sáng suốt, sẽ không gây ảnh hưởng gì trừ khi toàn bộ ngành — tất cả các nhà sản xuất dầu — có thể được thuyết phục làm như vậy.
Và các chuyên gia đang cảnh báo rằng giá dầu có thể sẽ tăng chứ không phải giảm. Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon cho rằng giá dầu có thể lên tới 175USD/thùng vào cuối năm nay. Giám đốc điều hành của công ty kinh doanh hàng hóa Trafigura, Jeremy Weir, cho biết tại một hội nghị rằng “chúng tôi đang gặp phải tình huống nguy cấp” liên quan đến giá dầu.
Vậy có thể làm gì để hạ giá dầu? Kinh tế học căn bản (Economics 101) cho rằng có hai cách để giảm giá một sản phẩm. Cung phải tăng hoặc cầu phải giảm.
Để tăng nguồn cung, Hoa Kỳ đã xả các thùng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược của quốc gia. Việc đó có tác động, nhưng không đủ tác động để dịch chuyển thị trường. Điều đó cũng không giải quyết vấn đề căn bản; đến một lúc nào đó, nguồn dự trữ chiến lược sẽ cạn kiệt.
OPEC+, bao gồm cả Nga, gần đây đã đồng ý tăng sản lượng dầu thô trong tháng Bảy và tháng Tám lên 648.000 thùng/ngày, hay hơn 50% so với những gì đã thảo luận trước đó.
Điều đó cũng sẽ mang lại nhiều dầu hơn cho thị trường và giá dầu tạm thời giảm khi quyết định này được công bố. Nhưng nó sẽ không đủ để bù đắp lệnh cấm đối với dầu của Nga. Nga là nhà sản xuất dầu số 3 thế giới sau Hoa Kỳ và Ả Rập Xê-út, chiếm khoảng 10% sản lượng toàn cầu.
Cuộc xâm lược Ukraine gần đây đã khiến phần lớn thế giới phương Tây áp các lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga. Theo thống kê của EIA, trong năm 2021, 3% tổng lượng dầu thô nhập cảng của Hoa Kỳ và 20% sản phẩm dầu mỏ (bao gồm dầu nhiên liệu và dầu chưa tinh chế) đến từ Nga. Việc tăng nguồn cung mà OPEC+ có kế hoạch thực hiện gần như vẫn chưa đủ để chấn chỉnh sự mất cân bằng thị trường do loại bỏ dầu mỏ của Nga.
Còn các nhà sản xuất trong nước thì sao? Chính phủ ông Biden, Liên Hiệp Quốc (LHQ) và thành kiến chống nhiên liệu hóa thạch phổ biến từ các ngân hàng và người cho vay trong vài năm qua đã hạn chế khả năng tiếp cận vốn và tài chính của ngành dầu mỏ.
Đường ống XL đã bị hủy bỏ. “Liên minh Ngân hàng Net-Zero” của LHQ đã buộc các ngân hàng toàn cầu hạn chế cho vay đối với ngành dầu khí một cách hiệu quả. Ngân hàng Thụy Sĩ UBS đã giảm 73% cho vay đối với ngành năng lượng truyền thống từ năm 2016 đến năm 2020, theo một phân tích của CNBC. Và năm ngoái (2021), tập đoàn ING cho vay của Hà Lan đã tuyên bố sẽ ngừng cho vay hoàn toàn đối với các công ty dầu khí. Theo thời gian, những nỗ lực này đã làm cho việc gia tăng sản lượng dầu của Hoa Kỳ trở nên khó khăn.
Việc dỡ bỏ các “lệnh trừng phạt” lâu nay đối với ngành dầu trong nước cuối cùng có thể giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, Chính phủ ông Biden cũng như sự thiên vị của cánh tả trong khối ngân hàng và cơ sở kinh doanh khó có thể đột ngột đảo ngược các năm phát triển chính sách. Ngay cả trong trường hợp khó xảy ra, các chính sách như vậy đột ngột được xóa bỏ, vẫn sẽ mất hàng tháng nếu không muốn nói là nhiều năm để đưa ra sản lượng mới.
Giải pháp khác là giảm nhu cầu.
Gần đây có nhiều yếu tố đã khiến nhu cầu tăng. Các nhà tuyển dụng đã buộc công nhân quay trở lại văn phòng, thúc đẩy nhu cầu về xăng sử dụng trong việc đi lại. Tại nhiều khu vực đô thị lớn, ngày càng có nhiều người đi lại tránh phương tiện công cộng do COVID và lo ngại về an toàn công cộng, làm tăng số lượng xe hơi trên đường và nhu cầu xăng. Sự trở lại của du lịch — đặc biệt là du lịch bằng nhiên liệu phi cơ phản lực — đã làm tăng nhu cầu về nhiên liệu này, vốn chiếm công suất tại các nhà máy lọc dầu mà mặt khác có thể được sử dụng để lọc xăng cho xe hơi.
Bên cạnh giá dầu thô, thành phần giá lớn nhất tiếp theo của xăng (ở mức 15–20%) là chi phí lọc dầu. Chi phí tinh chế không thay đổi nhiều, nhưng chi phí của một số đầu vào lọc dầu cũng tăng lên như tiền lương (nhân công) và chi phí ethanol (một chất phụ gia làm từ ngô, giá cũng tăng).
Tiếp theo, ở mức 10-20%, là chi phí phân phối như đường ống và vận chuyển. Chi phí vận chuyển cũng tăng do tiền lương và giá dầu diesel cao hơn (trớ trêu thay, người ta lại cần xăng để vận chuyển xăng đến các trạm địa phương).
Và cuối cùng, cũng ở mức 10–20%, là thuế liên bang, tiểu bang và địa phương. Các loại thuế khác nhau tùy thuộc vào tiểu bang và đô thị. California có thuế xăng của tiểu bang cao nhất trong khi Alaska có mức thuế thấp nhất. Một số tiểu bang (chẳng hạn như New York) đã thực hiện các ngày nghỉ thuế xăng để tạm thời giảm giá tại trạm xăng.
Điều gì thực sự sẽ thúc đẩy nhu cầu về dầu? Một cuộc suy thoái kinh tế. Suy thoái sẽ khiến các doanh nghiệp cắt giảm đầu tư và chi tiêu, người tiêu dùng cắt giảm đi du lịch và mua sắm, và hoạt động kinh tế nói chung chậm lại.
Vì vậy, chính phủ Hoa Kỳ sẽ làm gì để chống lại giá xăng cao – chọn hủy bỏ chính sách chống ngành năng lượng trong nhiều năm để tăng nguồn cung, hay chờ đợi một cuộc suy thoái để làm giảm nhu cầu?
Rõ ràng là sự lựa chọn thứ hai.
Cô Fan Yu là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và kinh tế và đã đóng góp các phân tích về nền kinh tế Trung Quốc từ năm 2015.
https://www.epochtimesviet.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét