Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

Nguyễn thị Cỏ May - Không nên sỉ nhục Putin hay Zelensky?

 Putin's Bodyguards Collect His Excrement On Trips Abroad To Hide Possible Health Problems: Report

Những bậc đại thức giả thế giới như Edgar Morin của Pháp, Jurgen Habermas của Đức, Henry Kissinger của Hoa Kỳ và Giáo hoàng François của thế giới cùng lần lượt lên tiếng về chiến tranh Ukraine tới hồi gay cấn về địa vị của Putin. Bốn tiếng nói lớn có hơi rung và không đồng điệu lắm. Vì xúc động hay vì lo sợ cho số phận của Poutine? Đúng ra là những vị này phát biểu về tình hình chiến tranh Ukraine bị Putin đánh chiếm nhưng với suy nghĩ của họ về thời Đệ II Thế chiến và chiến tranh lạnh.

Triết gia Edgar Morin, gốc cộng sản pháp, kêu gọi nên suy nghĩ giải quyết cuộc xung đột này (Ukraine-Nga) và đề nghị giải pháp thỏa đáng. Bên kia bờ sông Rhin, triết gia Đức, ông Jurgen Habermas yêu cầu nên giữ liên lạc với nhà độc tài Nga (Putin), đó là điều kiện chẳng đặng đừng để có hòa bình. Nhà phù thủy Mỹ Henry Kissinger kêu gọi hãy mở đàm phán gấp, không quá hai tháng nữa, để kịp tránh tình trạng tồi tệ xảy ra và lan rộng. Ông không quên nhấn mạnh «Ukraine nên chấp nhận nhượng một phần lảnh thổ của mình cho Putin để có hòa bình». Nhà lãnh đạo Công giáo thế giới, Giáo hoàng François, than phiền chiến tranh lan rộng  ở Âu châu vì những «tiếng sủa» (les aboiements) của Otan ở ngay ngưỡng cửa của Nga đã thúc đẩy vị trùm Điện Cẩm-linh phản ứng và gây ra chiến tranh ở Ukraine.

 

Ông nói thêm, tôi không biết có phải điều này đã làm cho nhà lãnh đạo nga tức giận hay không nhưng chắc chắn chính điều đó đã làm gia tăng cơn giận của ông ấy lên cao (Tuần báo Marianne, 9-15/6, Paris).

Riêng ông Macron không phải triết gia, ông là Tổng thống Pháp, vừa rồi tuyên bố không nên đối đầu với Putin và không làm tổn thương ông ấy. Dân chúng Ukraine nghe được lời tuyên bố của ông Tổng thống Macron đều cực lực phản ứng.

Trong lúc đó ông Đại sứ Vadym Omelchenko của Ukraine ở Paris biểu lộ sự kinh ngạc nhưng với thái độ ôn hòa về lời tuyên bố của Macron «không nên làm nhục Nga». Ông chỉ nói lời tuyên bố của Tổng thống Pháp đã thật sự làm cho Kiev bất mãn vô cùng. Ông mời Macron tới thăm viếng Ukraine để thấy sự dũng cảm của binh sĩ và dân chúng Ukraine đánh giặc giữ nước. Và Pháp nên ủng hộ Ukraine sớm gia nhập Otan là điều tốt hơn.

Đúng là xưa nay không có ai thương mình bằng mình thương mình. Chiến tranh Ukraine ngày càng có

xu hướng kéo dài, nên quân đội Ukraine phải chiến đấu cực kỳ hung hản để sớm giải phóng đất nước khỏi quân xâm lược Poutin. Trong lúc những người có tầm ảnh hưởng quan trọng lại lớn tiếng kêu gọi đừng làm nhục Putin bằng sự thất bại của ông ấy ở Ukraine để tìm giải pháp cho chiến tranh, nhà bình luận Luc de Barochez của báo chí Pháp (Le Point, 07/06/22) lên tiếng đặt lại vấn đề «Không nên làm nhục Ukraine». Vậy phải để Ukraine thất bại thì mới đúng?

Ông Macron chọn lầm mục tiêu

Ông Luc de Barochez cho rằng TT Macron kêu gọi tránh mọi đối đầu với Putin trong việc giải quyết hậu-chiến tranh là chọn lầm mục tiêu. Ông phải thấy không nên làm nhục Ukraine chớ không phải Nga khi có giải pháp cho cuộc chiến. Ukraine bị Nga xâm lược do Putin dẫm lên luật pháp quốc tế khi Ukraine là một quốc gia độc lập và có chủ quyền hợp pháp và hợp hiến. Khi quân đội Ukraine đánh đuổi quân xâm lược Nga là đánh không chỉ nhằm giải phóng đất nước Ukraine mà còn cho các nước Âu châu khác nữa. Trong cuộc chiến chống Putin, Ukraine là hiện thân của chế độ Dân chủ chống lại chế độ độc tài tàn bạo dã man, sự kháng cự trước sự áp bức, quốc gia võ trang chống lại thế lực xâm lược.

Ukraine trong hoàn cảnh đó phải được bênh vực để bảo vệ tương lai bằng mọi giá. Ukraine thất bại là cả sự thất bại chiến lược cho Tây phương.

Nói Ukraine là một nước dân chủ, hoàn toàn khác hẳn với Nga vì ở Nga Poutine cấm mọi cuộc bầu cử tự do, giữ tham vọng làm ông Tổng thống suốt đời trong lúc đó ông Volodymyr Zelensky được dân chúng bầu một cách thật sự dân chủ. Ông đắc cử năm 2019 được cả Âu châu đón nhận và chào mừng. Các nhà quan sát ghi nhận đúng là một cuộc bầu cử Tổng thống đầy đủ tính đa nguyên và được tổ chức trong sự tôn trọng những quyền tự do căn bản.

Đắc cử, Zelensky là Tổng thống trách nhiệm trước toàn dân Ukraine trong khi đó, Putin chỉ trách nhiệm trước nhóm người thân tín, bao quanh ông làm giàu bằng tham nhũng, tài sản của họ ngày nay lớn bằng lợi tức nước Nga.

Thử nghĩ một ngày kia Tổng thống Zelensky kêu gọi dân chúng cử tri của ông bỏ súng xuống, chấp nhận giải pháp hòa bình cho Ukraine. Âu châu phải giúp đỡ Ukraine tái thiết vì đất nước bị bom đạn của giặc xâm lược tàn phá và nạn nhân của tội ác chiến tranh. Thế mà Ukraine lại còn bị hăm dọa chia năm xẻ bảy cho kẻ xâm lược để có hòa bình. Như vậy thử hỏi Putin có cần những nhà tai to mặt lớn lên tiếng bênh vực hay không? Độc tài, Putin có thể làm bất kỳ chuyện gì mà ông ta muốn kia mà?

Ông Macron chủ trương một Âu châu mạnh đủ sức tự bảo vệ mình chống ngoại xâm. Như vậy tại sao ông không ủng hộ Ukraine hết mình vì Ukraine đã từng cho mọi người thấy sự can trường chiến đấu, tinh thần bất khuất của cấp lãnh đạo và tài ba của quân đội của Ukraine. Ngay hôm kia, Nga đã mất thêm 2 Tướng lãnh do bị quân Ukraine giết.

Từ hai tháng nay, ông Macron chạy theo nói chuyện với Putin, cố thuyết phục Putin về một giải pháp cho chiến tranh nhung đều không được Putine thèm nghe. Thế mà hôm 3/6 vừa qua, trên báo chí Pháp, ông Macron còn cương quyết thuyết phục Putin bằng lời lẽ đầy «mơn trớn»: Không nên làm nhục nước Nga để ngày kia ngưng chiến, chúng ta có thể có giải phháp bằng con đường ngoại giao».

Khi phát biểu như vậy, ông Macron ngang nhiên chống lại đại đa số quốc gia Âu châu, nhứt là những nước giáp với biên giới Nga. Những nước này nghĩ không nên  «làm nhục» Putin, có nghĩa là không nên làm nhục Nga nữa, bởi họ sẽ xâm chiếm trọn Âu châu, biến Âu châu trở thành Đế quốc Nga, phân chia lại trật tự mới thế giới».

Theo đuổi cái nhìn này, phải chăng ông Macron nghĩ Pháp có vai trò khi chiến tranh Ukraine kết thúc? Vì ở Âu châu Pháp là một cường quốc và nay là «cường quốc điều giải» xung đột địa phương? Nhưng ông quá chủ quan,  không thực tế đòi hỏi sự ủng hộ tối đa cho Ukraine. Chưa thấy ông Macron đề nghị một giải pháp hợp tình hợp lý cho cuộc chiến? Hay là ông chấp nhận sự thua thiệt về phía Ukraine, cắt đất dâng cho Putin  để có hòa bình? Nếu đúng như vậy thì đây là một điều vô lương tâm mà ai cũng thấy!

Nên nhớ những sự thật lịch sử

Ngày 24/02/22, Putin xua quân đánh chiếm Ukraine, vì chủ quan rằng chỉ cần đánh vài hôm là chiếm trọn Ukraine. Sau thời gian giàn quân ở biên giới, Ukraine mà ông không thấy động tịnh gì là dấu hiệu phản ứng của Âu châu. Hơn nữa, không ai tin là Nga sẽ đánh Ukraine vì Ukraine là nước có chủ quyền nằm trong Âu châu.

Putin health mystery leads to rare Kremlin denial

Đó có tiền lệ xấu. Năm 2008, Putin nuốt một mảnh của Géorgie, năm 2014, xơi tái Crimées. Và Âu châu vẫn giữ thái độ «kính nhi viễn chi» nhưng một cách thật «gentlemen». Mục tiêu cốt lõi của Putin là chế độ dân chủ tự do của Tây phương và tổ chức Âu châu. Hai thứ mà Putin không thể chấp nhận. Trong tình thế Ukraine ngày nay, tưởng không nên mơ màng đi tìm một giải pháp theo ngoại giao như trước đây. Mà nên thấy, với Putin, tên Staline cuối cùng, không thể có «nguyên tắc những giá trị cùng chia sẻ với nhau», mà chỉ có mục tiêu là chiếm đoạt! Nếu chiếm đoạt không được thì mới nghĩ tới hòa đàm. Theo cách giết không được nên tha làm phước!

Macron và nội bộ ở Elysée chủ quan nghĩ rằng, ngay cả thất bại và bị cô lập, Nga vẫn là một cường quốc nguyên tử. Cường quốc vì lãnh thổ của Nga rông lớn nhứt thế giới. Dĩ nhiên Nga biết rõ điều đó.

Đúng. Nhưng khi biết như vậy thì các quốc gia Âu châu, vì nằm bên cạnh anh không lồ hung dữ chực nuốt sống những ai ở gần! Do dó phải mạnh, phải thật sự dân chủ tự do và bám rễ chặt vào gốc Âu châu. Và Âu châu mạnh khi các nước như Đan mạch, Thụy điển, Phần lan,… gia nhập Otan. Nếu đứng trong Âu châu, Ukraine là nước chống giặc can cường, chết bỏ, không chịu thua.

Thử hỏi tại sao lại làm nhục Ukraine?

Nguyễn thị Cỏ May

https://baotgm.net


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét