Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

Bản tin ngày Thứ hai 27 tháng 6 năm 2022

 


Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Vấn đề nhân tánh trong ‘vụ án Thiền Am’

26.6/2022

https://docs.google.com/document/d/1eAXbQROOlXYDzJEtKt1KFXHf9qi0XbGc/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhìn tổng quan, vụ án Thiền Am chỉ là một biểu hiện của một xã hội bị đột biến về đạo đức, mà trong đó có những con người điên cuồng nhục mạ người khác để kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội thiếu nhân tánh. Vụ án Thiền Am còn cho thấy những người lương thiện rất dễ trở thành ‘tội phạm’ trong con mắt của những người có vai trò bảo vệ luật pháp nhưng lại là những con người bị khuyết tật tâm thần, không có khả năng thấu cảm nỗi đau của người khác. Chính vì sự mất liên hệ với thực tế nhân loại, nên những người bị khuyết tật tâm thần này là cội nguồn của nhiều oan khiên.

Nguyễn Mạnh Hùng  - Phỏng vấn Nguyễn Ngọc Huy. Phần 2

24/6.2022

Bài phỏng vấn gồm 3 phần.

https://docs.google.com/document/d/1BhOEIKNcYSd7wa6A6dfKtCSel3SjG8yV/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

NMH: Thưa anh, có cái một giai đoạn nào đó, anh nói là miền Trung có một cái giai đoạn nào có khuynh hướng, mà cả ba miền định hợp nhất lại cái đảng Đại Việt, khi ông Hoàn về đó?

NNH: Không, thì khi anh Hoàn về đó, tại anh Hoàn mới ra liên lạc với ngoài Bắc thì ông Đặng Vũ Lạc đã chết rồi. Thì lúc đó ông Lê Khang là người chính thức. Nhưng mà lúc đó thì như tôi nói, ông Lê Khang cầm quyền thì không, không có sự đoàn kết được. Thành ra anh em mới rời rã ra. Thì lúc đó anh Hoàn mới ra ngoài đó, mới đặt vấn đề là phải ráng tổ chức lại. Thành ra lúc đó từ năm 48 cho tới năm 52, năm nào chúng tôi cũng ăn Tết ngoài Bắc hết. Là bởi vì lúc đó ra để mà ráng để mà xây dựng lại xứ bộ miền Bắc. Thì ở miền Trung là anh Ký, luôn luôn anh Ký đi. Miền Nam là chúng tôi: bốn, năm anh em, ba, bốn anh em đi.

Biển Đông ngày Thứ hai 27 tháng 6 năm 2022

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://docs.google.com/document/d/1c47LgoeVIhPAh9CGG25Xx5tscERzc-Mt/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Theo thông tin mới nhận được, Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ  dự kiến sẽ ghé Việt Nam vào nửa cuối tháng 7 có thể không phải là tàu USS Abraham Lincoln như đã đưa tin. Thay vào đó, có thể là một HKMH khác.

Hiện Mỹ có tàu USS Ronald Reagan ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Trong khi đó, tàu USS Abraham Lincoln đã di chuyển sang Đông Thái Bình Dương, thuộc khu vực phụ trách của Hạm đội 3.

Nguyễn Lê – Việt Nam, những biến chuyển đầu thế kỷ XX. Kỳ 8, Hết

26/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1oRmHNFrLoq3DK_3dWZ6Kt7gogwNXtFXZ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

VII) LƯƠNG NGỌC QUYẾN VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA THÁI NGUYÊN

(tiếp theo và hết)

Sau lần gặp lại cụ Phan Bội Châu ở Hoành Tân, Lương Ngọc Quyến đến Đông Kinh học Nhật ngữ và gửi thư về nước kêu gọi thanh niên hưởng ứng phong trào Đông Du. Nhờ đó mà có nhiều đợt thanh niên xuất dương du học, trong đó có Phan Đình Cừ là con trai nhà cách mạng Phan Đình Phùng ở miền Bắc và hai người con của Gilbert Trần Chánh Chiếu, một nhân sĩ nổi tiếng trong Nam.

Đầu năm 1906, Lương Ngọc Quyến cùng Trần Hữu Công (Nguyễn Thức Canh) và Nguyễn Điển vào học Chấn Võ Lục quân Học hiệu tại Ushigome (Ngưu nhập) do Đại tướng Fukudima (Phúc Đảo) thành lập. Một năm sau (1907), người lãnh đạo phong trào Đông Du là Kỳ Ngoại hầu Cường Để cũng đã đến trường Chấn Võ, gặp Lương Ngọc Quyến cùng hai người kia và cũng ghi danh học tại trường này (Tùng Lâm – Phỏng vấn ký [Cuộc đời cách mạng Cường Để] - Nhà in Tôn Thất Lễ - Sài Gòn 1957 – tr. 24).

Năm 1911, Lương Ngọc Quyến đỗ thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp trường Chấn Võ, được nhà trường khen ngợi. Khi cuộc cách mạng Tân Hợi nổ ra tại Trung Quốc, ông sang Tàu, được Đại Đô đốc Quảng Đông là Hồ Hán Dân tiếp đãi nồng hậu và cử ông giữ chức Đại úy, chỉ huy hơn một ngàn binh sĩ chuyên tiễu trừ thổ phỉ. Sau gần một năm xông pha trận mạc, họ Lương có cơ hội học hỏi được nhiều điều nên dủ được đề nghị thăng chức, ông cũng không màng. Khi Hồ Hán Dân từ chức Đại Đô đốc Quảng Đông, ông rời bỏ tỉnh này, song đi đến đâu cũng tự xưng là người Trung Quốc. Không lâu sau, ông lại có dịp cộng tác với Lê Nguyên Hồng, đang giữ chức vụ Phó Tổng thống Trung Hoa dân quốc, và được bổ nhiệm Thiếu tá (Đào Trinh Nhất – Lương Ngọc Quyến và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917 – NXB Tân Việt – Sài Gòn 1957, tr. 30-31).

Giới thiệu một kế hoạch khu vực mới cho đồng bằng sông Cửu Long

(Introducing a new regional plan for the Mekong Delta)

Royal HaskoningDHV – Bình Yên Đông lược dịch

NextBlue – June 21, 2022

https://docs.google.com/document/d/1QL4p4AJx18DHy9M6tYrovMRBQqvzYj7F/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vùng cực nam của Việt Nam – Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – là một vùng chiến lược cao.  Nó là nơi cư trú của 17 triệu người, chứa một phần lớn cửa sông Mekong, với bờ biển dài trên 700 km từ biên giới Cambodia đến khu đô thị lớn nhất nước, thành phố Hồ Chí Minh.  ĐBSCL, được biết như ‘vựa lúa’ của Việt Nam, là một trong những vùng được canh tác rộng rãi và trù phú nhất ở Á Châu.

Từ năm 2019, Royal HaskoningDHV cầm đầu việc phát triển Kế hoạch Kết hợp Khu vực ĐBSCL (Mekong Delta Integrated Regional Plan (MDIRP)) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở Việt Nam.  Được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, MDRIP là kế hoạch đầu tiên như thế được soạn thảo dưới Luật Quy hoạch 2017 bao gồm một cơ chế để cải thiện việc phối hợp quy hoạch tỉnh và thành phần ở cấp khu vực.

Trần Bạch Thu  - Buổi chiều ở Dak Pek

26/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1h11YEtfYcFzOTTT8bacCP3nv3Oxt0SHp/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chiếc trực thăng khổng lồ Chinook chuẩn bị rời phi trường Kontum vào sáng ngày 29 Tết trong tiết lạnh cuối năm. Trời còn sương mù lãng đãng vây quanh nhà ga thưa thớt người. Những kiện hàng hóa được chuyển vội vã vào trong khoang máy bay. Gió thổi thốc nghe phần phật y như là đang trong mùa bão rớt. Lạnh tím môi. Một đoàn chừng hơn mười người bước chệch choạng lên sàn máy bay đứng ở hai bên thành, tay nắm chặt dây thòng phía trên cho khỏi ngã. Chúng tôi đang lên đường đi tiền đồn Dak Pek trong chương trình ủy lạo “Cây mùa Xuân chiến sĩ.”

Thông thường hằng năm gần giáp Tết âm lịch phòng Tâm lý chiến tiểu khu đều lo chuẩn bị người và tặng vật để đi ủy lạo một vài tiền đồn xa xôi tại địa phương, đặc biệt năm nay có sự phối hợp với Tòa hành chánh tỉnh và nhất là có sự tham gia đông đảo của các ca sĩ trong Ban văn nghệ Yaly vừa mới được thành lập trực thuộc cơ sở dân vận chiêu hồi tỉnh. 

Thời sự đó đây ngày Thứ hai 27 tháng 6 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1_L9CLyMq_vcsxklKR8HjaM70vYaTdCxt/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Katsuji Nakazawa * -Tại sao Tập giáng chức thứ trưởng ngoại giao thứ nhất Lạc Ngọc Thành?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Russia hand’s demotion signals shift in Xi’s strategy,” Nikkei Asia, 23/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/12qF6jKo-YQUoY5X7xo_Lm7RxwU513Lns/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lạc Ngọc Thành là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí ngoại trưởng tiếp theo của Trung Quốc.

Việc Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng), Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Trung Quốc, bị giáng chức đã gây ra làn sóng chấn động trong giới chính trị nước này.

Ngày 14/06 vừa qua, người ta thông báo rằng Lạc đã được bổ nhiệm làm cục phó Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia, đồng thời “không còn giữ chức vụ thứ trưởng ngoại giao.”

Điều đó có nghĩa là nhà ngoại giao thân Nga cũng không còn là người dẫn đầu trong cuộc đua trở thành ngoại trưởng tiếp theo của Trung Quốc.

Ronald Brownstein* - Nước Mỹ đang rã làm hai mảng, có lẽ lần này là vĩnh viễn

Cuộc “trùng phùng” vĩ đại giữa Thế kỷ 20 có lẽ là một điều bất thường.

By Ronald Brownstein

Trần Ngọc Cư dịch

Nguồn: https://apple.news/AREtPZXaBQtmfLzEnHhx0qg

https://docs.google.com/document/d/1AwHxYIiX5rNSuSKK6cLqPyT3lJBD6dCF/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Có lẽ đã đến lúc người ta phải ngưng nói về nước Mỹ “đỏ” và “xanh”. Đó là kết luận đầy khiêu khích của Michael Podhorzer, một chiến lược gia chính trị lâu năm của các liên đoàn lao động và là chủ tịch của Viện Phân tích, một tổ chức hợp tác của các nhóm tiến bộ, thường nghiên cứu các cuộc bầu cử. Trong một bản tin riêng mà ông viết cho một nhóm nhỏ các nhà hoạt động, Podhorzer gần đây đã đưa ra một trường hợp chi tiết khi cho rằng hai khối xanh, đỏ là các quốc gia khác nhau về cơ bản, không dễ dàng chia sẻ cùng một không gian địa lý.

Podhorzer viết: “Khi chúng ta nghĩ về Hoa Kỳ, chúng ta đã mắc phải sai lầm cơ bản khi hình dung nước này như một quốc gia duy nhất, một hỗn hợp cẩm thạch gồm người dân Đỏ và người dân Xanh. “Nhưng thật ra, chúng ta chưa bao giờ là một quốc gia. Chúng ta giống một nước cộng hòa liên bang gồm hai quốc gia: Quốc gia Xanh và Quốc gia Đỏ. Đây không phải là một phép ẩn dụ; nó là một thực tế địa lý và lịch sử. ”

Trung Quốc bình luận về vai trò của lãnh thổ Kaliningrad

Tác giả: Trương Hiểu Đông, Thanh Mộc, Liễu Ngọc Bằng |Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nguyễn Hải Hoành biên dịch, ghi chú từ nguồn tiếng Trung [环时深度] 罗斯飞地加里宁格勒,是匕首还是盾牌? 2022-06-24.

26/6/2022

https://docs.google.com/document/d/18Q9zOx0sIJ8KbmVsf3664bs-Gf69rUQj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vào lúc cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang leo thang, chiến tranh Nga-Ukraine đã kéo dài 4 tháng, hôm vừa rồi Chính phủ Litva cấm hàng hóa Nga được chuyên chở quá cảnh đến Kaliningrad – hành động này chắc chắn là đổ dầu vào lửa.

Là “vùng đất nội phận”[1] của Nga, Kaliningrad vốn dĩ đã được dán một loạt nhãn mác sặc mùi thuốc súng và sức sát thương – nó là “con dao găm của Nga chẹn vào cổ họng châu Âu” hoặc “con dao găm thọc vào trái tim châu Âu, là “tàu sân bay không thể đánh chìm” của Nga, và “chiếc lá chắn chống lại NATO”, cũng là “Gót chân Achilles của NATO”. Là “thùng thuốc súng đặt dưới háng của NATO”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét