Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

Bản tin ngày Thứ ba 21 tháng 6 năm 2022

 


Ngày báo chí Việt Nam

Tin tổng hợp

21/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1mgxdhaTaDXHr_zusXhOd8uBft4gHjrpC/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Chẳng hiểu tại sao phải có "Ngày Báo chí Cách mạng" mà không có "Ngày Báo chí Việt Nam"?

Hiền Minh  - Từ trước khi “báo chí cách mạng” khởi sinh, Sài Gòn đã có một làng báo chính trị sôi động

Nguyễn Lương Hải Khôi - Một trăm năm ghét Mỹ

Viện Hàn Lâm Khoa Học xã hội Việt Nam

Lịch sử ghi rành rành rằng tờ "Gia Định Báo" ra mắt công chúng Sài Gòn ngày 15/4/1865 là tờ báo đầu đầu tiên của Việt Nam. Tờ Gia Định Báo ra hàng tuần, và tồn tại đến 44 năm, đình bản vào ngày 1/1/1910. Gia Định Báo dùng chữ Quốc Ngữ và do Trương Vĩnh Ký làm tổng biên tập. Tờ báo này có nhiều nhân vật lừng danh cộng tác như Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần Chánh Chiếu, Tôn Thọ Tường, v.v. toàn những cây bút cừ khôi. Có thể nói rằng Trương Vĩnh Ký là kí giả đầu tiên của Việt Nam. Như vậy, tính từ ngày Gia Định Báo ra đời đến nay, báo chí Việt Nam có một quá trình lịch sử 157 năm.

Còn "Báo chí Cách mạng" thật ra chỉ mới 97 năm, tính từ ngày 21/6/1925 khi tờ báo gọi là "Thanh Niên" được ra mắt bí mật. Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc làm tổng biên tập, nhưng ông cũng đóng luôn vai trò kí giả. Theo Gs Trần Văn Giàu, đa số những người viết cho Thanh Niên đều nặc danh hoặc dùng bí danh.

Lê Mạnh Hùng  - Phỏng vấn ký giả Nguyễn Đình Tú (Phần 2) 

Tháng Sáu, 2022

https://docs.google.com/document/d/13gh6hzCLoQAqgigOM1IVz11b8_YcVjAd/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nguyễn Đình Tú, bút danh là Nguyễn Tú, một nhà báo nổi tiếng của tờ Chính Luận ở Miền Nam Việt Nam trước 1975.

Người phỏng vấn: TS. Lê Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu lịch sử, tác giả “Vietnamese History In Retrospect”.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện ngày 05/07/2003 tại Alexandria, Virginia, Hoa Kỳ.

Gỡ băng phỏng vấn và biên tập: Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ, Đại học Oregon. 

Bản dịch tiếng Anh trên US-Vietnam Review, “Nguyen Đinh Tu’s interview” (Part 1, Part 2, Part 3, Part 4, Part 5). Người dịch: Phan Lê Dũng 

***

LMH: Cuối tháng 8 năm 45?

NĐT: Cuối tháng 8 năm 45 thì tôi bị bắt ngay hôm 19 mà. Thế thì-à con cái này nữa thì tôi phải nói ngay. Là lúc mà ở Liêm Phóng đó thì cũng được tin tức là quân Tàu qua rồi, và cụ Nguyễn Hải Thần, rồi là ông Vũ Hồng Khanh, cũng qua rồi và ông Trương Bội Hoàng hay là-à không không phải Trương Bội Hoàng-cái ông Trương gì dưới ấy, à Nghiêm Thế Tổ này, rồi Nguyễn Kim Thành hay Trần Kim Thành tôi quên mất rồi, Nguyễn Kim Thanh thì phải. Thì tất cả những nhà mấy lãnh đạo về hết cả-về Việt Nam.

LMH: Như vậy cháu chắc là nó phải muộn hơn chứ tại vì theo đúng như là các cái tài liệu thì tức là vào khoảng đến tháng, tháng 10, tháng 11, 45 thì quân Tàu mới sang, còn cái lúc trước đó thì chưa có sang mà?

Nguyễn Lê – Việt Nam, những biến chuyển đầu thế kỷ XX. Kỳ 7

CUỘC KHỞI NGHĨA BẤT THÀNH CỦA VUA DUY TÂN

21/6/2022

https://docs.google.com/document/d/16TNB5wZ2l0VauI7BCF_wSlGEcBmj-TH0/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vua Duy Tân lên ngôi lúc mới 7 tuổi, song với tư chất thông minh và cương vị người đứng đầu triều đình, ông trưởng thành rất sớm.

Điều đáng tiếc là bên cạnh nhà vua là một Hội đồng Phụ chánh và những vị thượng thư mà sự già nua và an phận đã cản trở nhiều ý tưởng tiến bộ của ông. Năm 1914, nước Pháp lâm vào Thế chiến 1 (1914 - 1918), phải huy động mọi nhân, vật lực, vua Duy Tân coi đây là cơ hội tốt…

Vị vua trẻ yêu nước

Năm 1916, vua Duy Tân triệu tập các thượng thư, ra lệnh cho họ thảo một văn thư gửi Khâm sứ Pháp tại Huế, thông báo việc cử lễ bộ thượng thư cùng một thượng thư trong hoàng tộc sang Pháp yêu cầu Chính phủ Pháp xét lại các hòa ước đã ký. Các ông thượng thư chẳng những tìm cách thoái thác trách nhiệm được giao, mà còn đem chuyện đó tâu lên bà thái hậu khiến nhà vua bị mẹ rầy la thậm tệ. Lễ bộ Thượng thư Huỳnh Côn còn bày tỏ một quan điểm khá đặc biệt trong hồi ký của mình: “Tôi không giấu các bạn đồng liêu ý kiến nên đề nghị nhà vua thoái vị nếu ngài vẫn tiếp tục nuôi dưỡng những ý định như thế” (Jean Jacnal - Mémoires de son Excellence Huynh Con - Revue Indochinoise - 1-6/1924, trang 246).

Các bên liên hệ sông Mekong thảo luận cân bằng phát triển và thay đổi khí hậu

 (Mekong River stakeholders to discuss balancing development and climate change)

Mekong River Commission – Bình Yên Đông lược dịch

MRC – 7 June 2022

https://docs.google.com/document/d/172HUB-YksbK2oLNgFjOMhCiwyNasRq1o/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vientiane, Lào PDR, 7 June 2020 - Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) sẽ tổ chức Diễn đàn Bên Liên hệ Khu vực lần thứ 12th, với chủ đề trọng tâm là làm thế nào để cải thiện việc chia sẻ tin tức và phối hợp các hoạt động của đập – để cung cấp thêm lợi ích và tối thiểu hóa bất cứ ảnh hưởng đối với các cộng đồng ở hạ lưu.

Giữa việc phát triển nhanh chóng và thay đổi khí hậu, diễn đàn ngày 29 tháng 6 cũng sẽ phát động một nghiên cứu hỗn hợp bước ngoặc với Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong về cách để thích ứng với những điều kiện thủy học thay đổi trong lưu vực Lancang-Mekong.  Ngoài ra, các tham dự viên sẽ được khuyến khích để cung cấp phản hồi và đề nghị về những bước của MRC để nâng cao quản lý thủy sản xuyên biên giới, cũng như những nỗ lực cung cấp cảnh báo sớm lũ lụt và hạn hán.

Việt Nam : Quốc hội VN, kỳ 4: Khó tìm tiếng nói thẳng thắn, nghị trường nay trầm lắng?

Bùi Thư - Hoài Minh

BBC News Tiếng Việt

21/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1Yd2Gu2cXxVBknRr3oGpArCc7H7-e6DuZ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: "Về lý thuyết, chống tham nhũng ở Việt Nam là dễ nhất".

Những đại biểu ở Việt Nam dám lên tiếng ở nghị trường cũng đơn độc không kém các ứng cử viên độc lập giữa "vòng vây" của tổ chức Đảng, hiệp thương, sức ép.

PGS. TS. Phạm Quý Thọ trước đó phân tích với BBC rằng, về nguyên lý, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam được Hiến pháp công nhận là cơ quan lập pháp, quyền lực cao nhất, nhưng nó vẫn nằm trong khuôn khổ hệ thống chính trị 'đảng lãnh đạo toàn diện'.

Các ĐBQH là một phần của hệ thống, buộc phải tuân theo 'nguyên tắc vận hành' của hệ thống này. Họ phải đặt lợi ích của tổ chức lên trên bản thân. Ngược lại, họ có thể gặp rắc rối.

Thời sự đó đây ngày Thứ ba 21 tháng 6 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1tUlzp_Gm6gDM955nXZGLBEM5WcryYoy2/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lê Thành Nhân - Nga-Tàu liên minh đưa thế giới vào chiến tranh thứ ba

20/6/2022

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

https://docs.google.com/document/d/1RQdRcxV75t5sDtbr8G750GXdGk8LpKFm/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga thất bại

Cuộc chiến xâm lăng của Nga, với kế hoạch ban đầu là Putin muốn chiếm toàn lãnh thổ Ukraine với mục đích đẩy biên giới khối NATO ra xa nước Nga ngàn dặm, đã bị thất bại. Kế hoạch thứ 2 của Putin là thu hẹp chiến trường chủ yếu là chiếm vùng biên giới miền Đông và vùng miền Nam để kiểm soát toàn bộ lối ra Biển Đen của Ukraine. Khi Soái Hạm Moscow, cùng nhiều khu trục hạm và tàu tiếp tế của Nga liên tục bị Ukraine bắn chìm xuống Biển Đen, báo hiệu Nga thất bại kế hoạch 2 tại chiến trường miền Nam. Nga xoay qua kế hoạch thứ 3 là tập trung lực lượng chiếm vùng Donbass để chiếm hai tỉnh gọi là “nhà nước cộng hòa độc lập tự trị” Donetsk và Luhansk, Putin dùng sự chiếm đoạt này giữ thể diện để nói chuyện với dân Nga – không lẽ Putin đi không lại về không?

Jessica Mao - Chuyên gia: Tại sao Nhật Bản lại coi tình trạng khẩn cấp của Đài Loan là của mình?

21/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1Gw7npEQOBlqhE_YbSUlZR_HyKHweFmMv/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các binh sĩ đứng trên tàu một tàu đặt mìn của Hải quân Đài Loan ở Cơ Long, Đài Loan, hôm 07/01/2022. Đài Loan đang chuẩn bị cho nhiều cuộc tuần tra của quân đội Trung Quốc hơn trong năm nay, sau khi Quân đội Giải phóng Nhân dân xâm nhập nhiều hơn gấp đôi số vụ của năm 2021, làm dấy lên lo ngại về một cuộc đụng độ giữa các cường quốc trong khu vực.  

Các chế độ độc tài chỉ làm cho phe dân chủ trở nên đoàn kết hơn

Theo một cuộc thăm dò gần đây, hơn 90% người Nhật trưởng thành tin rằng Nhật Bản nên chuẩn bị cho một phản ứng khẩn cấp trong trường hợp Bắc Kinh quyết định xâm lược Đài Loan. 

Katsuji Nakazawa * - Trung Quốc có chút ngần ngại khi cùng Nga đe dọa Nhật Bản

Katsuji Nakazawa, “China feels slight unease in intimidating Japan with Russia,” Nikkei Asia, 16/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1q77Ek1J5bQpzeUPmFAvwTLT1_qPbLbkC/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tình cảnh chật vật của Nga ở Ukraine khiến Bắc Kinh phải suy nghĩ lại về việc hùa theo Moscow.

Kể từ năm ngoái, Trung Quốc và Nga đã tiến hành các hoạt động quân sự chung trên các vùng biển và vùng trời gần Nhật Bản. Hôm Chủ nhật, tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã trực tiếp bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về các hoạt động này với người đồng cấp Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa.

Tuy nhiên, trong lúc Bắc Kinh tiếp tục thị uy với Tokyo, bao gồm cả việc cùng Nga bay máy bay ném bom chiến lược đến gần Nhật Bản, thì tình cảnh khó khăn của Moscow ở Ukraine đang đẩy Trung Quốc vào thế tiến thoái lưỡng nan. Bắc Kinh không muốn cộng đồng quốc tế kết luận rằng họ đoàn kết về mặt quân sự với Nga.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét