Tưởng Năng Tiến – Sáu Mù
Đôi lúc, tôi vẫn nghe các bạn đồng hương (và đồng thời) than thở: “Bọn trẻ ở Hoa Kỳ không mấy đứa biết tôn kính người già.” Có vị còn chua chát thêm: “ Bây giờ thì đâu mà chả thế, chứ nào có riêng chi Mỹ.”
Những câu càm ràm (thượng dẫn) hay khiến tôi nhớ đến ông Sáu Mù, một ngư dân sống hồi cuối thế kỷ trước tại xóm chài Lâm Quang Ky – Rạch Giá. Ông Sáu, thực ra, cũng chưa hẳn đã đui nhưng vì đôi mắt kèm nhèm và có cái tật hay nhíu mày nên bị chết cái tên (“mù”) cũng hơi oan chút xíu.
Sau bữa trưa khề khà chừng hơn xị rượu, rồi đánh một giấc thật đẫy đà, chiều vừa nhạt nắng là Sáu Mù lần dò ra đứng hồi lâu trước nhà sàn. Đây là giây phút nghiêm trang nhất trong ngày nên cả xóm đều lặng im, chăm chú theo dõi nhất cử nhất động của ông. Sáu Mù nghiêng tai nghe ngóng, trầm ngâm hít hà gió biển (chập lâu) rồi mới cùng đám con lục tục xuống ghe, sau khi ông đã định được hướng xuất hành. Mọi người chỉ chờ có thế là cùng loạt nổ máy, hớn hở theo sau.
Thục Đoan - Dưới áp lực ngoại giao chính quyền VN phải nới lỏng quyền tự do đi lại của tín đồ Cao Đài 1926
30/6/2022
Tín đồ Cao Đài chính truyền 1926 bị chính quyền VN đàn áp khốc liệt, nhiều người bị bắt giữ, lên án tù rất nặng, có người bị tử hình.
Qua câu chuyện của Chánh Trị Sự đạo Cao Đài Nguyễn Xuân Mai, người từ Việt Nam sang dự Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đang diễn ra tại Thủ Đô Washington, Hoa Kỳ, chúng ta thấy trên một góc độ nào đó, cách đối xử của chính quyền VN về sự xuất cảnh của tín đồ đạo Cao Đài 1926 có phần phải thay đổi vì áp lực ngoại giao trên họ.
Hiếu Chân - Năng lượng sạch: Cơ hội nào cho Việt Nam?
Việt Nam được hội nghị G7 chọn làm đối tác thực hiện chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, nhưng có nắm được cơ hội hay không?
29/6/2022
Việt Nam – cùng với Ấn Độ, Indonesia và Senegal – được hội nghị thượng đỉnh G7 chọn làm những đối tác đầu tiên thực hiện chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng lớn. Nhưng Việt Nam có nắm được cơ hội quý giá này để phát triển hay không là chuyện khác.
PGII không chỉ xây dựng cầu đường
Hội nghị thượng đỉnh bảy nước dân chủ và công nghiệp lớn (G7) vừa kết thúc ở Đức đã thông qua kế hoạch huy động vốn từ các chính phủ và tư nhân để đầu tư các công trình hạ tầng ở các nước đang phát triển, có tên là Đối tác Đầu tư Hạ Tầng Toàn Cầu (PGII). Chương trình có giá trị $600 tỷ, thực hiện trong năm năm 2022-2027, theo đề nghị của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Trong số vốn khổng lồ này, Mỹ đóng góp khoảng $200 tỷ, Liên minh châu Âu (EU) góp $300 tỷ, Nhật Bản $65 tỷ và Canada đảm nhiệm phần còn lại.
Thời sự đó đây ngày Thứ năm 30 tháng 6 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Lê Thành Nhân - Trung Cộng bị Mỹ trừng phạt vì hỗ trợ cho Nga
29/6/2022
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Ngày 14/03/2022 khi nước Nga đã cảm thấy yếu thế trong cuộc chiến xâm lược Ukraine. Mỹ đã biết Nga đã bị sa lầy cuộc xâm lăng nếu không có Trung Cộng giúp đỡ.
Biết trước tình hình như vậy, nên Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan đã đã thân hành đến Rome nước Ý để gặp Dương Khiết Trì – người đứng đầu ngành ngoại giao của Trung Cộng. Sullivan và Dương họp với nhau ở Roma gần 8 tiếng, sau buổi họp ông Sullivan tiết lộ “nếu Trung Cộng giúp Nga thì họ sẽ bị cô lập nhiều hơn trên toàn cầu” – và “Washington đang theo dõi chặt chẽ để xem Bắc Kinh cung cấp hỗ trợ về kinh tế và quân sự cho Nga đến mức nào và sẽ áp đặt các hậu quả đến mức đó”.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan đã cảnh báo rằng “Trung Cộng chắc chắn sẽ phải đối diện với nhiều hậu quả nếu họ giúp Nga né tránh các trừng phạt từ Mỹ và phương Tây”
Cuộc Chiến Xâm Lược Của Putin Làm Lu Mờ Giá Trị Của Chính Sách Trung Lập
Tác giả: Frida Ghitis | World Politics Review ngày 9/6/2022
Biên dịch: Đoàn Thị Hằng Ni | Hiệu đính: Nguyễn Trịnh Đôn
Thủ tướng Đức trong chuyến thăm Iprin (Ukraina) đã phát biểu: “Giống như Bucha, Irpin từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự tàn khốc không thể tưởng tượng nổi của cuộc chiến tranh gây ra bởi Nga, của bạo lực vô nghĩa. Sự tàn phá tàn bạo ở thành phố này là một đài tưởng niệm – cuộc chiến này phải kết thúc.” Ảnh: Chính phủ Đức/Jesco Denzel
Vào ngày 03/6/2022, Hội nghị liên bang (Bundestag) tức hạ nghị viện của Đức đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu lịch sử để sửa đổi hiến pháp của đất nước nhằm cho phép mở rộng mạnh mẽ quy mô lực lượng quân sự. Kết quả kiểm phiếu với 567 phiếu thuận, 96 phiếu chống, và 20 phiếu trắng là một dấu hiệu nữa cho thấy khi Tổng thống Nga Vladimir Putin xâm lược Ukraina, ông ấy không chỉ làm thay đổi cấu trúc của an ninh toàn cầu, mà đôi khi còn cả những ý niệm căn bản, lâu đời về quốc phòng.
Dorothy Li * - G-7 nhắm vào Trung Quốc vì các hành vi thương mại không công bằng, vấn đề nhân quyền, và liên kết với Nga
30/6/2022
Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngồi vào ghế của họ để tham dự cuộc họp của năm nhà lãnh đạo G-7 tại lâu đài Elmau, miền nam nước Đức, hôm 28/06/2022.
Hôm 28/06, Nhóm Bảy quốc gia (G-7) đã chỉ trích nhà nước Trung Quốc về các chính sách thương mại không công bằng và vi phạm nhân quyền. Các nhà lãnh đạo G-7 cũng thúc giục Bắc Kinh từ bỏ “các tuyên bố chủ quyền hàng hải bành trướng” ở Biển Đông và thúc ép Moscow ngừng xâm lược Ukraine.
Phan Quang Trọng - Chiến lược mới của Hoa Kỳ tại Án Độ – Thái Bình Dương
28/6/2022
Phan Quang Trọng: – Hoa Kỳ đang chuyển tải thông điệp gì qua chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương vừa ban hành?
Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ được tòa Bạch Ốc công bố ngày 12 tháng 2 năm nay. Đây là một văn bản liên quan đến chiến lược của Mỹ tại khu vực lần đầu tiên được ban hành từ nội các của ông Biden sau hơn 1 năm nắm hành pháp Hoa Kỳ.
Nhiều nhà bình luận cho rằng thời điểm ban hành được tính toán trước khi cuộc xâm lăng Ukraine của Nga nổ ra và trước khi tổng thống Biden gặp các nhà lãnh đạo trong khối Đông Nam Á ASEAN tại Hoa Kỳ. Tuy cả hai là sự kiện lớn trong đầu năm 2022, nhưng có lẽ mục địch chính của chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ là nhằm kêu gọi và củng cố các cam kết của Hoa Kỳ tại khu vực để đối phó với cách hành xử và cạnh tranh thế lãnh đạo của Hoa Kỳ ngày càng quyết liệt từ Trung Cộng.
Piotr Arak - Hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đối với Ba Lan
Analyse: Die Folgen des russischen Angriffskrieges gegen die Ukraine für Polen Polen–Analysen Nr. 292
Nguồn: https://www.bpb.de/themen/europa/polen-analysen/508365/analyse-die-folgen-des-russischen-angriffskrieges-gegen-die-ukraine-fuer-polen/
Đỗ Kim Thêm, dịch
30/6/2022
Tóm tắt: Là một lân bang, Ba Lan đang gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nga tại Ukraine. Cuộc xung đột vũ trang đã tác động đến từng người dân Ba Lan, một phần vì sự hiện diện của người tị nạn ở Ba Lan. Do Belarus hỗ trợ, sự xâm lược của Nga tại Ukraine ngoài ra cũng có tác động đến toàn cầu và cả nền kinh tế Ba Lan. Các hậu quả của chiến tranh đã thể hiện rõ trong các chỉ số lạm phát, tâm lý xã hội, thị trường lao động, khí đốt và dầu mỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét