Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 24 tháng 6 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Chiến tranh Ukraina : Kiev mất Severodonetsk

24/6/222

Cảnh tan hoang ở thành phố Severodonetsk, tỉnh Louhansk, vùng Donass, Ukraina, ngày 08/06/2022. AP - Oleksandr Ratushniak 

Đúng 4 tháng sau chiến tranh, chính quyền Lugansk hôm 24/06/2022 kêu gọi lính Ukraina rời khỏi Severodonetsk, điểm chốt của Nga trong kế hoạch chiếm đoạt Donbass. Mỹ tăng viện cho Ukraina.  

Đúng ngày cuộc chiến Ukraina bước sang tháng thứ 5, thống đốc bang Lugansk tuyên bố “lực lượng Ukraina đã được lệnh rút lui khỏi Severodonetsk” bởi vì tiếp tục kháng cự tại những cứ điểm đã liên tục bị dội bom từ nhiều tháng qua “không còn có ý nghĩa gì nữa”.

Severodonetsk được coi là một mắt xích quan trọng trong chiến lược của Nga chiếm “toàn bộ” vùng Donbass ở miền đông Ukraina.

 

Đây là một vùng giàu khoáng sản, một khu công nghiệp lớn của Ukraina. Một phần Donbass từ 2014 đã rơi vào tay phe nổi dậy Ukraina thân Nga. Theo lãnh đạo Lugansk, “tất cả những cơ sở hạ tầng thiết yếu của Severodonetsk đều đã bị tàn phá, 90 % thành phố bị hư hại, 80 % các ngôi nhà bị tan hoang và sẽ phải kiến thiết lại”.

Đối diện với Severodonetsk, ở bên kia sông Donets, thành phố Lyssytchank cũng đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng : các ngôi làng chung quanh như Hirske Zolote lần lượt rơi vào tay quân Nga, như AFP ghi nhận.

Sát cạnh với tỉnh Lugansk là Donetsk, lãnh đạo tỉnh này cũng lo ngại không kém. Thống đốc Pavlo Kyrylenko được AFP trích dẫn cho rằng “không một thành phố nào được coi là an toàn đối với thường dân, do chiến sự càng lúc càng khốc liệt”. 

Xích xuống miền nam Ukraina, còi báo động kêu gọi thường dân trú ẩn vang lên liên hồi trong đêm qua ở khắp khu vực từ Odessa đến Donetsk. Tại thành phố Kherson do quân Nga chiếm đóng, sáng nay 24/06, một quan chức của Nga bị chết trong một vụ tấn công. Quân đội Ukraina nỗ lực giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Tiếng đại bác cũng đã dồn dập hơn tại thành phố Kharkiv, miền bắc Ukraina.

Mỹ tăng viện trợ quân sự cho Ukraina

Tại Washignton, hôm 23/06/2022, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng, điều phối viên thông tin của Nhà Trắng về các vấn đề chiến lược, John Kirby, cho biết Nhà Trắng tăng 450 triệu đô la viện trợ quân sự cho Ukraina. Tổng cộng, từ khi Nga đưa quân sang Ukraina, Mỹ cấp “khoảng 6,1 tỷ đô la” cho Kiev, chỉ trong lĩnh vực quân sự. Gói viện trợ mới vừa được thông báo dự trù cấp thêm 4 hệ thống phóng rocket Himars, cung cấp thêm đạn dược, súng tự động và tuần tuần tra cho Ukraina.


Ấn Độ cấp chứng nhận an toàn cho tàu chở dầu của Nga 

24/6/2022 

Reuters 

Tàu dâu Nga ngoài khơi thành phố cảng Vladivostok, vùng Viễn đông Nga.

Tàu dâu Nga ngoài khơi thành phố cảng Vladivostok, vùng Viễn đông Nga. 

Ấn Độ đang cấp chứng nhận an toàn cho hàng chục con tàu do một công ty con ở Dubai thuộc tập đoàn vận tải hàng đầu Nga Sovcomflot quản lý, theo dữ liệu chính thức, tạo điều kiện cho Nga xuất khẩu dầu sang Ấn Độ và các nơi khác sau khi các nhà chứng nhận phương Tây rút lui dịch vụ vì các chế tài toàn cầu chống lại Moscow.

Chứng nhận của Cơ quan Đăng ký Vận tải biển Ấn Độ (IRClass), một trong những công ty chứng nhận hàng đầu thế giới, là liên kết cuối cùng trong chuỗi thủ tục giấy tờ - sau khâu bảo hiểm - cần thiết để duy trì hoạt động của đội tàu chở dầu quốc doanh Sovcomflot, chuyển dầu thô của Nga ra thị trường nước ngoài.

Dữ liệu được tổng hợp từ trang mạng IRClass cho thấy họ đã chứng nhận hơn 80 con tàu do SCF Management Services (Dubai) quản lý, một tổ chức có trụ sở tại Dubai được liệt kê là công ty con trên trang mạng của Sovcomflot.

Các tổ chức chứng nhận có nhiệm vụ xác nhận rằng tàu an toàn và có khả năng đi biển, điều này rất cần thiết để mua bảo hiểm và để tiếp cận các cảng.

Lĩnh vực dầu thô của Nga, bị ảnh hưởng bởi các chế tài nghiêm ngặt do Moscow xâm lược Ukraine, buộc phải tìm kiếm khách hàng bên ngoài phương Tây và dùng các nhà vận tải và công ty bảo hiểm của Nga để xử lý hàng xuất khẩu.

Ấn Độ, quốc gia tránh lên án Nga do có quan hệ an ninh lâu đời, trong mấy tháng gần đây đã tăng mạnh mua dầu thô của Nga.

Các chế tài của phương Tây đối với Nga đã khiến nhiều nhà nhập khẩu dầu xa lánh giao thương với Moscow, đẩy giá dầu thô giao ngay của Nga giảm kỷ lục.

Điều đó tạo cơ hội cho các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ, vốn hiếm khi mua dầu Nga do chi phí vận chuyển cao, có cơ hội tậu được dầu thô giá thấp. Các loại dầu của Nga chiếm khoảng 16,5% tổng lượng dầu mà Ấn Độ nhập khẩu trong tháng 5, so với khoảng 1% trong cả năm 2021.

Giao tranh khốc liệt ở miền đông Ukraine

Tình hình đang xấu đi cho quân đội Ukraine ở Donbas. Thành phố Severodonetsk của tỉnh Luhansk, nơi một số ít tay súng và dân thường Ukraine còn sót lại đang cố thủ trong một nhà máy hóa chất, đã bị cắt đứt khỏi giao thông đường bộ và hiện chỉ có thể được tiếp tế qua sông Donets. Quân Nga cũng đang đánh lên Lysychansk, một thị trấn bên kia sông, từ phía nam. Giới chức Ukraine cũng nói Nga có thể đang chuẩn bị tấn công vào thị trấn Sloviansk ở tỉnh Donetsk lân cận.

Nhưng nỗ lực của họ còn phụ thuộc vào nhân lực của quân đội Nga. Các tân binh Nga hiện chỉ được huấn luyện từ ba đến bảy ngày trước khi ra trận, theo BBC tiếng Nga. Quân đội cũng phải dùng lính đánh thuê của Tập đoàn Wagner. Ngoài ra, lô tên lửa HIMARS của Mỹ, vừa đến vào hôm thứ Năm, có thể cho phép Ukraine phản công vào cuối mùa hè.

Tiêu dùng ở Anh đi xuống

Động lực của kinh tế Anh đến từ mức độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng. Vì vậy, hồi đầu năm nay giới kinh tế đã khá bi quan trước triển vọng khủng hoảng giá sinh hoạt làm giảm tiêu dùng ở Anh. Theo Khảo sát Niềm tin Người Tiêu dùng của GfK, mức độ lạc quan trong tháng 5 đã giảm xuống thấp nhất kể từ khi chỉ số bắt đầu vào năm 1974. Các số liệu chính thức được công bố vào thứ Sáu cũng sẽ không cho thấy nhiều cải thiện.

Tháng trước, bộ trưởng tài chính Rishi Sunak đã tiết lộ một gói hỗ trợ để bù đắp cho giá năng lượng tăng cao. Nhưng niềm tin vẫn thấp đến mức đủ tạo ra suy thoái. Liệu nền kinh tế có thoát khỏi vòng xoáy thắt chặt hay không còn phụ thuộc vào tốc độ chi tiêu của người tiêu dùng. Hiện doanh số bán lẻ không mấy khởi sắc trong những tháng gần đây. Nhưng các nhà kinh tế kỳ vọng thị trường việc làm mạnh mẽ của đất nước và các khoản tiết kiệm được tích lũy trong đại dịch sẽ giúp nâng đỡ chi tiêu, ngay cả khi lạm phát làm giảm thu nhập thực tế.

Bức tranh vĩ mô bi quan của kinh tế Brazil

Thoạt nhìn kinh tế Brazil có vẻ khá ổn định. Lạm phát đã chậm lại trong tháng 5, và các số liệu được công bố tới đây vào thứ Sáu cũng sẽ cho thấy tương tự. Brazil tăng trưởng 1% trong quý đầu năm và ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất bảy năm qua.

Nhưng nhìn toàn cảnh rất đáng lo ngại. Dù có chậm lại, lạm phát vẫn đang ở mức 12%. Do đó ngân hàng trung ương đã phải tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm phần trăm trong tuần trước, lên 13,25%. Lãi suất cao sẽ kìm hãm tăng trưởng. Và tuy thất nghiệp thấp, lương thực tế đã giảm đi vì giá cả leo thang.

Tổng thống theo chủ nghĩa dân túy của Brazil, Jair Bolsonaro, biết tình cảnh này sẽ không có lợi cho ông trước cuộc bầu cử vào tháng 10. Vì vậy, khi công ty dầu khí nhà nước Petrobras muốn tăng giá nhiên liệu vào đầu tuần, ông Bolsonaro ngay lập tức sa thải giám đốc thứ ba của họ chỉ trong vòng hai năm. Có thể ông Bolsonaro nghĩ rằng làm vậy giúp ổn định tình hình. Nhưng hỗn loạn tại Petrobras sẽ chỉ thổi thêm lo lắng vào thị trường.

Mưa lớn gây lũ lụt ở Nam Á

Dự báo thời tiết thứ Sáu ở Ấn Độ và Bangladesh sẽ cho thấy nhiều mưa hơn. Đây chẳng phải tin vui gì sau một tuần mưa như trút nước gây lũ lụt ở cả hai nước. Văn phòng khí tượng của Ấn Độ tính toán rằng Assam và Meghalaya, hai bang ở phía đông bắc, đã đón nhận lượng mưa nhiều hơn 134% so với mức trung bình dự báo của năm nay. Hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa trong khi nước uống trở nên khan hiếm.

Từ tháng 6 đến tháng 9, gió mùa mùa hè mang lại 70% lượng mưa hàng năm của Nam Á. Mùa màng sẽ thất bát nếu không có những trận mưa này, trong khi quá nhiều nước sẽ gây ra thảm họa. Và biến đổi khí hậu đang làm gia tăng rủi ro. Các nhà khoa học ước tính nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm một độ, gió mùa Nam Á sẽ mang theo nhiều hơi nước hơn 5%. Hiện thế giới đã nóng lên 1,1-1,3°C so với thời tiền công nghiệp, và sẽ còn ấm hơn nữa. Ngoài ra thời tiết thay đổi còn làm cho gió mùa trở nên thất thường và nguy hiểm hơn.

Ukraine được cấp quy chế ứng viên EU 

24/6/2022 

Reuters 

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell. 

Các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu chính thức chấp nhận Ukraine là ứng cử viên gia nhập khối 27 quốc gia EU hôm 23/6, một động thái địa chính trị táo bạo mà Ukraine và EU ca ngợi là “thời khắc lịch sử”.

Mặc dù Ukraine và nước láng giềng Moldova có thể mất hơn một thập niên mới đủ điều kiện trở thành thành viên EU, nhưng quyết định tại hội nghị thượng đỉnh EU kéo dài hai ngày lần này là một bước đi mang tính biểu tượng báo hiệu ý định của EU tiến sâu vào Liên Xô cũ.

“Ukraine sẽ thắng. Châu Âu sẽ thắng. Hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của một chặng đường dài mà chúng ta sẽ cùng nhau bước đi”, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell, tuyên bố.

Quyết định nhanh chóng bất thường của lãnh đạo EU trong việc trao cho Ukraine tư cách ứng cử viên được khơi mào bởi cuộc xâm lược của Nga. Tuy nhiên, các lãnh đạo EU nhấn mạnh rằng khối này cần có sự cải tổ quan trọng về tiến trình ra quyết định trước khi có thể bành trướng - và Ukraine và Moldova sẽ còn nhiều việc phải làm.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hoan nghênh quyết định của EU là “một khoảnh khắc lịch sử và độc nhất vô nhị.” Ông viết trên Twitter rằng “tương lai của Ukraine là ở EU.”

Động thái này, đồng thời chứng kiến Moldova cũng được cấp tư cách ứng cử viên, mở đầu cho sự mở rộng tham vọng nhất của EU kể từ khi tổ chức này chào đón các quốc gia Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, đằng sau những lời lẽ cổ vũ thắng lợi, có mối quan tâm trong EU về việc làm thế nào để khối có thể duy trì sự gắn kết một khi tiếp tục mở rộng.

Khởi sự vào năm 1951 như một tổ chức gồm sáu quốc gia nhằm điều tiết sản xuất công nghiệp, EU hiện có 27 thành viên đang đối mặt với những thách thức phức tạp từ biến đổi khí hậu, sự trỗi dậy của Trung Quốc, cho đến một cuộc chiến ngay ngưỡng cửa của họ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông được triển khai ở Ukraine vào cuối tháng 2 là một phần bắt buộc bởi sự xâm lấn của phương Tây vào nơi mà Nga coi là phạm vi ảnh hưởng địa lý hợp pháp của mình.

Việc EU bật đèn xanh cho Ukraine “là một tín hiệu cho Moscow thấy rằng Ukraine, và các nước khác từ Liên Xô cũ, không thể thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nga”, đại sứ Ukraine tại EU, Chentsov Vsevolod, nhấn mạnh ngày 23/6.

Việt Nam : Hà Nội cứ mưa là ngập, dân kêu trời 

24/6/2022 

Nguyễn Lại 

Ảnh tư liệu - Những hình ảnh úng ngập tại Hà Nội được đăng tải trên mạng xã hội sau 2 trận mưa đầu hè 2022

Ảnh tư liệu - Những hình ảnh úng ngập tại Hà Nội được đăng tải trên mạng xã hội sau 2 trận mưa đầu hè 2022 

Cứ mưa là phải “nằm nhà” bởi không bị ngập, hỏng xe thì cũng phải mất nhiều giờ đồng hồ mới về tới nhà vì đường phố Hà Nội, đặc biệt là tại nhiều khu phố cổ và các khu đô thị mới tại Cầu Giấy, Mỹ Đình, gần như biến thành những dòng kênh nhỏ mênh mông, đi lại rất khó khăn.

Đó là kinh nghiệm của anh Đặng Thành Trung, một chủ doanh nghiệp ở quận Hoàn Kiếm. Bài học nàyanh đã rút ra từ lâu rồi, trong mùa hè trước đại dịch Covid. Dù đã cẩn thận chọn mua một chiếc xe gầm cao có khả năng lội nước tốt, nhưng một lần đi về giữa cơn mưa to, xe của anh đã chết máy, hỏng hoàn toàn hệ thống điện và máy xe cũng hư trầm trọng, phải tốn trên trăm triệu để sửa chữa.

“Mưa to thì ở trong nhà…phải có việc cần thiết lắm thì mới ra ngoài,” anh nói và cho biết dù công việc khá bận rộn cần đi lại nhiều để gặp đối tác, hỗ trợ bán hàng và hỗ trợ vận chuyển hàng hoá trong thành phố, nhưng anh phải hoãn tất cả lại một khi trời mưa.

Không có điều kiện “nằm nhà mỗi khi trời mưa” như anh Trung, chị Nguyễn Thư Nhung, một chủ doanh nghiệp khác tại quận Ba Đình, cho biết dù đã tốnhàng chục tỉ đồng mua nhà ở một khu đô thị mới với mật độ dân cư tương đối thưa hơn, nhưng trong hai trận mưa đầu mùa vừa qua, chị phải mất từ chiều cho tới đêm muộn mới về đến nhà an toàn vì hầu hết các tuyến đường đều bị ngập nặng.

“Trận nào ngập trận đấy, ngập như sông luôn. Bây giờ khi quy hoạch xây dựng họ chặn hết đường thoát nước rồi, họ có tính đến chuyện đấy đâu. Vì họ chỉ làm cho xong thôi ý mà. Việt Nam giờ có chuyện gì thì chỉ có dân chịu thôi, chứ quan chức họ có chịu đâu. Họ chỉ làm cho xong rồi vứt đấy. Gần như tất cả các khu đô thị mới xây, anh có tin không, đều không có đường thoát nước. Nước chỉ có đường vào thôi chứ không có đường ra. Nên xây garage cho xe thì mưa xuống ngập cả garage. Cống rãnh, ao hồ lấp hết rồi để lấy đất xây nhà mà, thì làm sao mà nước thoát được cơ chứ?” chị Nhung bức xúc.

Đây là câu chuyện không mới tại các đô thị ở Việt Nam, đặc biệt là Tp.HCM và Hà Nội, hai thành phốlớn nhất cả nước. Tốc độ gia tăng dân số cao khiến hạ tầng đô thị không kịp đáp ứng. Nhưng điều quan trọng hơn, theo anh Nguyễn Thanh Nguyên, một phóng viên lâu năm tại Hà Nội, là do các khu đô thị mới được xây lên mà hoàn toàn không được đầu tư đầy đủ về hạ tầng.

“Họ chỉ quan tâm đến bề nổi thôi. Còn ngập thì kệ người dân. Bây giờ họ bê-tông hoá hết, trong khi hệ thống cống ngầm rất là kém, nên nước có chỗ đâu mà chảy. Ngày xưa còn có hệ thống ao hồ thoát nước giúp,” anh Nguyên chia sẻ.

Anh Nguyên tin rằng tình trạng ngập lụt mỗi khi trời mưa tại Hà Nội sẽ ngày càng tệ hơn trong hoàn cảnh hiện tại. Và để phòng bị, anh đã bán ô tô và mua một chiếc xe máy địa hình để có thể leo lên vỉa hè tránh những đoạn đường ngập sâu, nếu công việc phóng viên bắt buộc anh phải ra đường mỗi khi trời mưa.

Nước cộng sản Lào khủng hoảng, báo chí Việt tránh đưa tin

RFA
23/6/2022

Nước cộng sản Lào khủng hoảng, báo chí Việt tránh đưa tinHàng dài xe máy xếp hàng chờ đổ xăng ở một cây xăng ở Lào hôm 10/5/2022 /AFP 

Lào đang trải qua một cuộc khủng hoảng kép trầm trọng, quốc gia cộng sản này vừa phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhiên liệu, vừa không đủ dự trữ ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá. 

Tình trạng ở đất nước Triệu voi tệ đến mức đã có những cảnh báo về việc nền kinh tế ở đây đang trên bờ vực của sự sụp đổ. 

Dù báo chí khu vực và quốc tế đã theo dõi và đưa tin về những gì đang diễn ra ở Lào hàng tháng qua, tuy nhiên đến bây giờ, các tờ báo lớn ở Việt Nam vẫn im bặt về tình hình ở quốc gia vốn được gọi là anh em, đồng chí. 

Đơn cử, trên báo VnExpress, tờ báo điện tử được cho là có nhiều người đọc nhất ở Việt Nam, không một mẩu thông tin nào về cuộc khủng hoảng ở Lào được tìm thấy. 

Hoặc báo Tuổi Trẻ, một tờ báo lớn khác ở Việt Nam, chỉ vọn vẹn hai bản tin về tình trạng thiếu hụt nhiên liệu ở Lào được đăng tải. 

Báo chí ở Việt Nam bị kiểm soát nghiêm ngặt bởi bộ máy kiểm duyệt của đảng Cộng sản, nơi mà các tờ báo phải họp với cơ quan Nhà nước mỗi thứ hai hàng tuần để nhận chỉ đạo về việc đưa tin. Điều này dấy lên nghi vấn về việc chính quyền Việt Nam cố tình ém nhẹm tin tức tiêu cực ở nước Cộng sản đồng minh. 

Trao đổi với Đài Á châu Tự do, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cho biết có hai lý do để phía Việt Nam tránh đưa tin về tình trạng ở quốc gia láng giềng. 

Lý do thứ nhất mà vị giáo sư người Úc đưa ra đó là vì chính quyền Việt Nam không muốn tạo điều kiện cho một cuộc thảo luận về nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Lào, vì như vậy sẽ khó tránh khỏi việc quy trách nhiệm cho Nga:

“Họ không muốn cuộc chiến ở Ukraine được nhắc đến. Nếu cho phép báo chí mổ xẻ vấn đề ở Lào thì đương nhiên câu hỏi được đề cập sẽ là tại sao tự dưng Lào lại gặp vấn đề? Tại sao nó lại xảy ra lúc này?

Lào là một ví dụ điển hình của tình trạng các nước kém phát triển trên toàn thế giới bị tác động nặng nề qua nhiều hình thức khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, bởi sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có nhiên liệu và thực phẩm. 

Rõ ràng là phải có một động cơ đằng sau việc ngăn chặn các cuộc thảo luận về nguyên do của cuộc khủng hoảng tại Lào, bởi vì Nga là nước mà Việt Nam không muốn chọc giận lúc này.”

Ở điểm này, hôm 21 tháng 6, ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Vietnamplus đã trực tiếp thừa nhận rằng báo chí Việt Nam bị định hướng bởi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin-Truyền thông, và Hội Nhà báo Việt Nam trong việc đưa tin về cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, để theo ông này là “phản ánh đúng quan điểm của Nhà nước Việt Nam”. 

Còn nguyên do thứ hai của việc chính quyền giới hạn việc đưa tin về cuộc khủng hoảng ở Lào, theo giáo sư Thayer là vì Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn cho người dân biết về sự thất bại ở một quốc gia Cộng sản khác. 

“Khi cho phép đưa tin thì một vấn đề khác sẽ nảy sinh đó là liệu có muốn chỉ ra sự thất bại của chính phủ Lào không? Nếu vậy thì có nghĩa là một chế độ Cộng sản hoàn toàn có thể mắc sai lầm. 

Cũng giống như người Công giáo tin rằng Giáo hoàng thì không thể mắc sai lầm, người Cộng sản cũng vậy, họ cho rằng chủ nghĩa Cộng sản không thể sai. 

Cho nên tôi cho rằng lý do thứ hai chính là vì phía Việt Nam không muốn đề cập đến sự thất bại của chính quyền Lào.”

Vị giáo sư đại học về hưu cũng cho rằng Việt Nam sẽ phải hỗ trợ Lào vượt qua cuộc khủng hoảng này, và đến lúc đó, báo chí sẽ được sử dụng để ca ngợi sự tương trợ mà Đảng và Nhà nước Việt Nam trao cho đồng chí của mình. 

Nhà hàng nổi Hong Kong chìm gần quần đảo Hoàng Sa

23/6/2022

Nhà hàng nổi Hong Kong chìm gần quần đảo Hoàng SaNhà hàng nổi Jumbo Kingdom ở Hong Kong được kéo đi đến địa điểm mới /Reuters 

Nhà hàng nổi Hong Kong nổi tiếng của Trung Quốc có tên Jumbo Kingdom vừa bị chìm ở gần quần đảo Hoàng Sa hôm 18/6 vừa qua khi đang trên đường đến một địa điểm mới ở Campuchia, nhiều khả năng tàu này sẽ không thể được trục vớt vì quá khó khăn và chi phí đắt đỏ. Chủ sở hữu nhà hàng là Aberdeen Restaurant Enterprises thông báo rằng nhà hàng nổi bị lật khi gặp thời tiết xấu.

Hôm 21/6, giới chức Hong Kong đã yêu cầu chủ tàu phải báo cáo về vụ tàu chìm giữa lúc có những kêu gọi phải có điều tra cẩn thận về nguyên nhân dẫn đến vụ chìm tàu này.

Hiện chủ nhà hàng vẫn chưa đưa ra thông tin cụ thể nào về tổn thất cũng những liệu hoạt động trục vớt có được thực hiện hay không. Tuy nhiên, công ty này cho biết tàu bị chìm một km dưới biển khiến việc trục vớt hết sức khó khăn.

Stephen Li Yiu-kwong, Giáo sư tại khoa hậu cần và nghiên cứu hàng hải thuộc Đại học Bách khoa Hong Kong, cho biết vẫn có thể trục vớt đống đổ nát. Tuy nhiên, chi phí sẽ vượt quá 10 triệu HKD, tương đương khoảng 1,27 triệu đô la Mỹ.

Trường hợp được bảo hiểm khi lai dắt thì khoản bồi thường được ước tính sẽ lên đến hàng triệu đô la Mỹ, theo giá trị ước tính của nhà hàng nổi hoặc phí trục vớt, tuỳ theo mức nào thấp hơn, báo chí Hong Kong trích lời ông Chan Pui-leung - nhà lập pháp thuộc Uỷ ban Bầu cử Hong Kong.

Nhà hàng nổi Jumbo Kindom có ba tầng và có ngoại thất được thiết kế giống như cung điện ở Trung Quốc. Nhà hàng có tuổi đời gần nửa thế kỷ và có sức chứa 2.000 người, từng đón tiếp những nhân vật nổi tiếng thế giới như Nữ hoàng Anh Elizabeth II, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, diễn viên người Mỹ Tom Cruise. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét